Văn bản là gì ? Văn bản pháp luật là gì ? Các hình thức văn bản pháp luật

Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc thêm kiến thức về những vấn đề liên quan đến văn bản pháp luật, cụ thể là các khái niệm như: Văn bản; văn bản pháp luật; Hình thức văn bản pháp luật; Vai trò của văn bản pháp luật…

Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hợp tác và hội nhập quốc tế, các văn bản pháp luật ngày càng đóng vai trò quan trọng. Với sự hỗ trợ của các văn bản pháp luật, các chức năng của nhà nước nói chung, của các cơ quan nhà nước nói riêng được thực hiện, chính sách pháp luật nước ta được hiện thực hóa.

Các văn bản pháp luật trong sự đa dạng của mình bao gồm: các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản giải thích pháp luật, các văn bản hợp đồng…

=> Các loại văn bản pháp luật vừa kể ở trên là loại công cụ pháp luật phổ biến nhất. Loại công cụ pháp luật này xác lập các chế độ pháp luật cho hoạt động của các chủ thể khác nhau. Các văn bản như vậy có nhiệm vụ hình thành nên hoạt động pháp lý cấu thành, làm rõ các giai đoạn của hoạt động đó, đưa ra thông tin về các quyết định pháp lý tương ứng.

 

1. Khái niệm văn bản

Văn bản có thể hiểu theo hai nghĩa:

– Văn bản là một phương thức để truyền đạt thông tin từ cá nhân này đến cá nhân khác hoặc từ tổ chức này đến cá nhân, tổ chức khác thông qua hình thức ngôn ngữ viết trên chất liệu giấy hoặc điện tử. Theo khái niệm này thì các loại giấy tờ như Thông báo, báo cáo, giấy phép, câu hỏi, tài liệu chuyên môn, khẩu hiệu, bản vẽ, bản ghi âm,… đều được coi là văn bản. Vậy văn bản theo khái niệm trên mang một nghĩa rất rộng mà chỉ mang tính chất chung chung và không thể hiện được nội dung hay thậm chí là chủ đề mà văn bản đó muốn đề cập đến vấn đề gì.

– Văn bản là những giấy tờ, tài liệu được sử dụng trong các cơ quan, đoàn thể và các tổ chức xã hội. Theo đó, những giấy tờ này được sử dụng để điều hành và quản lý các hoạt động của cơ quan, đoàn thể hay để truyền đạt thông tin đến các cá nhân, tổ chức trong xã hội như Quyết định, chỉ thị, báo cáo, công văn,… Hiện nay, văn bản được hiểu theo nghĩa này là phổ biến nhất.

Các từ điển nước ngoài định nghĩa “văn bản” như sau:

Thứ nhất, Văn bản là hoạt động đơn giản nhất, cũng như hành vi cụ thể (hoạt động nhận thức, hành động khủng bố, hành động xâm lược);

Thứ hai văn bản là những hoạt động (bi kịch trong năm văn bản);

Thứ ba, văn bản là tài liệu có ý nghĩa pháp lý.

Ví dụ: đạo luật, pháp lệnh, nghị quyết, văn bản thẩm định, văn bản hội nghị;

Thứ tư, văn bản là văn bản xác thực một cái gì đó (văn bản xác thực việc chuyển giao tài sản, văn bản về việc sử dụng đất không có thời hạn, văn bản buộc tội ở tòa án);

Thứ năm, văn bản là tuyển tập những ngày lễ hội trong các cơ sở giáo dục và đào tạo (ra trường, tặng thưởng…) (theo S.I. Ozdgov: Từ điển tiêng Nga, Mátxcơva, 1991, tr.28 (bản tiếng Nga); Từ điển tiếng nước ngoài, Mátxcơva, 1988, tr.23 (bản tiếng Nga).

Từ điển tiếng Việt định nghĩa: văn bản là: “bản viết hoặc in, mang nội dung là những gì cần được ghi lại để lưu lại làm bằng. Nghiên cứu văn bản cổ. Viết thành văn bản. Văn bản tiếng Việt của hiệp định ký kết giữa hai nước; Hoặc Văn bản là chuỗi ký hiệu ngôn ngữ hay nói chung những ký hiệu thuộc một hệ thống nào đó, làm thành một chỉnh thể mang một nội dung ý nghĩa trọn vẹn. Ngôn ngữ học văn bản” (theo Hoàng Phê (Chủ biên): Từ điển tiêng Việt, Sđd).

Từ điển bách khoa Việt Nam định nghĩa: văn bản là văn bản một chỉnh thể trên câu, gồm một chuỗi các câu, đoạn văn được cấu tạo theo quy tắc của một ngôn ngữ, tạo nên thông báo có tính hệ thống (theo Từ điển bách khoa Việt Nam, Nxb. Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2005).

 

2. Cách thức phân loại văn bản

Việc phân loại văn bản là rất quan trọng, khi phan loại, nó sẽ giúp người đọc có thể chọn được những loại văn bản đúng chủ để và phù hợp. Tuy nhiên, cụm từ “văn bản” là một khái niệm mang tính chung chung và rất đa dạng về thể loại. Vì vậy, dưới đây chúng tôi xin kể ra một số loại văn bản sau:

 

2.1 Văn bản hành chính

Văn bản hành chính là một trong những loại văn bản được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, đây là văn bản mang tính thông tin quy phạm nhà nước, giải quyết những vụ việc trong quá trình quản lý nhà nước. Văn bản hành chính được chia thành hai loại chính là văn bản hành chính cá biệt và văn bản hành chính thông thường.

Trong đó văn bản hành chính cá biệt là những văn bản thể hiện quyết định, chỉ thị của cơ quan nhà nước (Quyết định nâng lương, quyết định khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức,…). Còn văn bản thông thường là những văn bản mang tính chất thông tin, nhằm điều hành, thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật hoặc dung để giải quyết những công việc cụ thể, phản ánh tình hình, trao đổi công việc,… (Thông báo, cồn văn, báo cáo, phiếu gửi, phiếu trình,…)

 

2.2 Văn bản quy phạm pháp luật

Văn bản quy phạm pháp luật là loại văn bản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dựa theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định nhằm quản lý, điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong xã hội dưới nhiều lĩnh vực khác nhau. Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản được ban hành dựa trên ý chí của nhà nước, buộc tất cả mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội phải tuân thủ và chấp hành và được đảm bảo bằng quyền lực nhà nước.

Văn bản quy phạm pháp luật được chia thành hai loại là Văn bản luật và văn bản dưới luật. Trong đó, văn bản luật là loại văn bản mang tính quyền lực cao nhất bởi nó là loại văn bản mang tính quy định chung, phạm vi áp dụng lớn và tất cả những văn bản dưới luật ban hành không được phép trái với quy định của những văn bản này.

Văn bản Luật bao gồm Hiến pháp, Các luật, bộ luật, nghị quyết có chứa các quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành. Trong những văn bản này thì Hiến pháp được coi là “Luật mẹ”, có hiệu lực pháp lý tối cao. Vì vậy, bất kỳ văn bản nào ban hành trái với quy định của Hiến pháp đều không có hiệu lực. Thứ hai là văn bản dưới luật, là những văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm cụ thể hóa hoặc quy định bổ sung, chi tiết các văn bản luật, bao gồm các văn bản như Pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; Quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; Nghị quyết, thông tư liên tịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyển, giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với tổ chức chính trị – xã hội;…

 

2.3 Hợp đồng

Hợp đồng là một loại văn bản thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên về một công việc xác lập, tháy đổi hay chấm dứt một công việc, nghĩa nào đó liên quan đến hoạt động kinh doanh, mua bán,…

 

2.4 Hóa đơn

Hóa đơn là một loại văn bản được sử dụng hàng ngày trong hoạt động kinh doanh, mua bán hàng hóa, dịch vụ. Hóa đơn được người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ theo quy định của pháp luật.

 

2.5 Chứng chỉ, văn bằng

Văn bằng, chứng chỉ là một loại văn bản chứng nhận của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học sau khi tốt nghiệp một cấp học hoặc một trình độ đào tạo; chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học sau khi được hoàn thành một khóa hoặc một chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao học vấn, nghề nghiệp.

 

3. Khái niệm văn bản pháp luật

Thuật ngữ “văn bản pháp luật” cũng có một sắc thái ý nghĩa.

Thứ nhất, nó có nghĩa là hoạt động (hành vi). Chẳng hạn như: hoạt động hợp pháp, hoạt động không hợp pháp (ví dụ: văn bản thực hiện pháp luật được thể hiện ở việc không tuân theo điều cấm, ở việc không thực hiện hoặc việc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ, ở việc lạm quyền). Khái quát lại, những hoạt động như vậy được gọi là các sự kiện pháp lý kéo theo những hậu quả pháp lý tương ứng. Do đó, tốt nhất nên gọi các văn bản pháp lý thê’ hiện hành vi hợp pháp được thực hiện với dự định tạo ra (thay đổi, chấm dứt) các quan hệ pháp luật một cách cụ thể là “các văn bản hợp pháp”.

Thứ hai, các văn bản pháp luật bao gồm cả các kết quả của các hoạt động hợp pháp, lẫn các kết quả của các hoạt động trái pháp luật. Đối vói các kết quả của các hoạt động hợp pháp được thể hiện trong những yếu tố nội dung có ý nghĩa về mặt pháp lý của hệ thống pháp luật, đó là về các quy phạm pháp luật được thể hiện trong các đạo luật và các văn bản dưới luật; về các quy định cá biệt được thể hiện trong các văn bản áp dụng pháp luật; về các bản hợp đồng, các bản thỏa thuận và các văn bản điều chỉnh khác do các chủ thể kinh doanh khác nhau và công dân ký kết, v.v. (hợp đồng mua bán, văn bản tặng, cho, v.v..). Tuy vậy, trong đời sống pháp luật có không ít kết quả của các hoạt động vi phạm pháp luật một cách công khai, đó là các quy định vi phạm hiến pháp trong các luật của Quốc hội, pháp lệnh của ủy ban thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ, thông tư của các bộ, ngành, V.V.; nhiều quy định cá biệt trái luật của những người có chức vụ, quyền hạn (ví dụ: quyết định bổ nhiệm trái pháp luật, quyết định buộc thôi việc trái pháp luật); các hợp đồng vi phạm pháp luật. Các kết quả của cả các hoạt động hợp pháp, lẫn của các hoạt động trái pháp luật “được đưa” vào hiện thực pháp luật do có hoạt động xây dựng pháp luật, hoạt động áp dụng pháp luật cá biệt khác nhau của các chủ thể.

Thứ ba, có thể hiểu văn bản pháp luật là cả các tài liệu pháp lý, tức là sự thể hiện bên ngoài của ý chí được diễn đạt bằng từ ngữ và bằng tài liệu, sự thể hiện việc ghi nhận hành vi hợp pháp hoặc hành vi vi phạm pháp luật và kết quả tương ứng. Văn bản – tài liệu hợp pháp – là sự thê’ hiện bên ngoài bằng văn bản ý chí của nhà nước, của các cơ quan nhà nước, của những người có thẩm quyền cụ thể, sự thê’ hiện với tư cách là người thê’ hiện các yếu tố nội dung của hệ thống pháp luật – các quy phạm pháp luật, các luận điểm pháp luật, các quy định cá biệt, các quyết định khác của những người có thẩm quyền.

 

4. Hình thức văn bản pháp luật

Văn bản pháp luật không chỉ được thể hiện dưới dạng tài liệu mà còn dưới hình thức bằng lời nói. Chẳng hạn, các loại hợp đồng cụ thể khác nhau, các mệnh lệnh và các chỉ thị bằng lời nói của những người có chức vụ, quyền hạn là những ví dụ cho hình thức văn bản bằng lời nói. Những hoạt động như vậy cũng có thể bắt nguồn từ cử chỉ đơn giản hoặc dấu hiệu nào đó, đôi khi dựa trên sự biểu hiện im lặng hoặc sự biểu hiện không rõ ràng ý chí của các bên.

Có những hợp đồng được ký kết bằng lời nói hoặc bằng điện thoại; các quyết định một bên bằng lời nói đôi khi do các cán bộ, công chức hành chính đưa ra; cái gật đầu khẳng định một cách đơn giản trong phòng đấu thầu có ý nghĩa đồng ý vói giá cả đã được đưa ra; tín hiệu màu xanh hoặc màu đỏ của bảng đèn hiệu là quyết định hành chính cho phép tiếp tục chuyển động hoặc tín hiệu bắt buộc tạm dừng, V.V.. Trong nhiều trường hợp, thực tiễn xét xử, trật tự đặc biệt thừa nhận sự im lặng thông thường có ý nghĩa pháp lý nhất định.

 

5. Vai trò các văn bản pháp luật

Các văn bản pháp luật là yếu tố cấu thành hệ thống rất quan trọng của tất cả các hiện tượng pháp luật.

Công việc liên quan với các văn bản pháp luật là công việc không được tiến hành một cách tự phát, bị động. Công việc đó có tính trật tự và tính nhịp nhàng nhờ có tính định hướng chặt chẽ, rõ ràng đến việc đạt được các mục tiêu sau đây: Văn bản được xây dựng như thế nào? Tìm kiếm được văn bản bằng cách nào? Hiểu văn bản như thế nào? Áp dụng văn bản như thế nào? Bảo vệ văn bản như thế nào?.

Văn bản pháp luật nói riêng và pháp luật nói chung, nó có vai trò sau:

– Là phương tiện để nhà nước quản lý xã hội:

Không có pháp luật, xã hội sẽ không có trật tự, ổn định, không thể tồn tại và phát triển được.

Nhờ có pháp luật, nhà nước phát huy được quyền lực của mình và kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động cá nhân, tổ chức.

Pháp luật sẽ bảo đảm dân chủ, công bằng, phù hợp lợi ích chung của các giai cấp và tầng lớp xã hội khác nhau.

Pháp luật do Nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hê xã hội một cách thống nhất trong toàn quốc và được đảm bảo bằng sức mạnh quyền lực của nhà nước nên hiêu lực thi hành cao.

– Là phương tiện để công dân thưc hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cùa mình:

Hiến pháp quy định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong từng lĩnh vực cụ thể.

Công dân thực hiên quyền của mình theo quy định của pháp luật.

Pháp luật là phương tiên để công dân bảo vê quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Trên đây là nội dung Luật Minh Khuê sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay số: 1900.6162 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!