Văn Học Thiếu Nhi và Quá Trình Phục Hồi Ngôn Ngữ
Người trình bày: Kelli Mcleod
Người tóm tắt và minh họa thêm: Linh Phung
Tôi vừa xem lại video một sự kiện trên mạng tên là Developing Literacy Materials for Language Revitalization phát ngày 13/5/2021 và xin tóm tắt lại bài trình bày của Kelli Mcleod từ University of Hawai’I at Manoa) tên là Children’s Literature and Language Revitalization (Văn học Thiếu nhi và Quá trình Phục hồi Ngôn ngữ). Hi vọng có ích cho dự án Stories of Vietnam và những bạn đang suy nghĩ về vai trò của sách song ngữ và sách tiếng Việt tới sự phát triển ngôn ngữ của con.
Truyện thiếu nhi là truyện dành cho trẻ sơ sinh đến tuổi bắt đầu trưởng thành. Nó có đủ thể loại (truyện ngắn, thơ, tiểu sử …) về mọi chủ đề. Bài phát biểu của cô Mcleod tập trung vào truyện tranh trong bối cảnh của các nước nói tiếng Anh như Mỹ, Canada, New Zealand. Đây là những truyện được đọc để cảm thụ và giải trí chứ không phải sách học ở trường. Trong những truyện tranh này thì hình ảnh và ngôn từ được kết hợp với nhau và hình ảnh giúp người đọc tiếp thu được từ vựng và khái niệm. Ngoài ra nó giúp người đọc trao đổi với nhau về các khái niệm và chủ đề trong truyện cũng như đóng vai trò xây dựng cộng đồng.
Về vấn đề đa dạng hóa trong sách cho trẻ em, cô ấy chỉ ra rằng ở Mỹ và Canada, các sách này đều quá trắng (overwhelming white). Trong một số liệu (nguồn theo ảnh dưới), năm 2015, ¾ số truyện tranh có nhân vật chính là người da trắng và năm 2018 thì con số này là 50%. Xem minh họa ở tranh dưới đây.
Cô Mcleod nhận xét rằng mặc dù lời kêu gọi để có sách đa dạng hơn kể từ những năm 1930 ở Mỹ nhưng quá trình này tương đối chậm. Khi nói về truyện thiếu nhi, cô ấy trích dẫn Dr Rudine Sims Bishop (1990) khi Bishop nói rằng sách cần giống như những tấm gương phản chiếu và là cửa sổ vào một thế giới khác. Sách cần là tấm gương phản chiếu vì trẻ cần được thấy bản thân mình phản chiếu trong cuốn sách: ngôn ngữ, văn hóa, danh tính, tần lớp xã hội, v.v. để các em được thấy mình được coi và trân trọng. Sách cũng cần là cửa sổ đến một thế giới khác với các em để các em hiểu thêm về giới giới nơi mình đang sống và vị trí của mình trong đó.
Cô ấy trích trực tiếp bằng tiếng Anh dưới:
“When children cannot find themselves reflected in the books they read, or when the images they see are distored, negative, or laughable, they learn a powerful lesson about how they are devalued in the society of which they are part” (Bishop, 1990).
Thế nên gần đây, phong trào văn học thiếu nhi Own Voices được sự hướng ứng rộng rãi. Những thành viên trong các cộng đồng tự viết truyện với tính chân thực và kinh nghiệm cá nhân của thành viên trong cộng đồng thay vì những hình ảnh tiêu cực (steoretypes) mà người ngoài cộng đồng sử dụng.
Ảnh chụp màn hình
Về sách song ngữ (Dual language book), có một số khái niệm được sử dụng thay thế nhau, nhưng cô Mcleod có định nghĩa một số khái niệm và chỉ ra các điểm khác biệt như sau.
Sach song song (Parellel book): Là sách có cả hai ngôn ngữ trong cùng cuốn sách và hai ngôn ngữ có thể được in song song theo dòng, theo đoạn, hay theo trang.
Sách pha trộn ngôn ngữ (Interlingual book): Sách có ngôn ngữ chính và một số từ ở ngôn ngữ khác được pha trộn trong ngôn ngữ chính đó. Thường những sách này có cách dạy phát âm cho ngôn ngữ được pha kèm trong sách.
Sách có bản tương đương (Silmultaneous book): Là sách mà chuyện (story) và hình ảnh được giữ nguyên nhưng có hai bản khác nhau. Có thể hai bản được xuất bản cùng lúc hay một bản được xuất bản trước bản kia. Hai bản có thể được viết bởi cùng một tác giả hoặc một bản là bản dịch bởi dịch giả khác.
Sách đa ngữ (Multilingual book): Những sách này có nhiều hơn hai ngôn ngữ và chủ yếu để dạy từ vựng của những ngôn ngữ đó.
Khi nói đến vai trò của sách thiếu nhi trong việc phục hồi ngôn ngữ, thì cần phải nói đến những nhân tố gây nguy hại đến sự tồn tại của ngôn ngữ đó. Những nhân tố đó gồm nhân tố kinh tế, chính trị, thái độ của người sử dụng ngôn ngữ, và việc thiếu sự ủng hộ của các tổ chức trong xã hội. Cô Mcleod có giải thích về những nhân tố này, nhưng xin phép được bỏ qua trong bài tóm tắt này. Cô ấy chỉ ra rằng sách thiêu nhi không thể giải quyết được mọi vấn đề nhưng có thể giúp sức bằng bởi vì:
-
Nhỏ, dễ vận chuyển
-
Là “cửa sổ” cho những người không thuộc cồng đồng sử dụng ngôn ngữ đó và cho những người ngoài cộng đồng thấy ngôn ngữ này được trân trọng và sử dụng
-
Sách xuất bản có những ngôn ngữ này tăng vị tế của ngôn ngữ đó
-
Có thể được sử dụng ở trường học và những đơn vị xã hội khác
Ngoài ra thì sách thiếu nhi có thể lan tỏa mức độ sử dụng ở nhiều nơi như gia đình và trường học và giúp việc chuyển giao ngôn ngữ sang thế hệ sau. Nếu những sách thiếu nhi này được sử dụng trong trường học thì, theo cô Mcleod, nó cũng giúp các em phát triển nhận biết về ngôn ngữ qua so sánh và tiếp thu những kiến thức đa dạng và đa văn hóa và kết nối gia đình với nhà trường.
Một số những thách thức trong việc xuất bản sách song ngữ bao gồm: dịch thuật, dàn trang, và chủ đề và thể loại truyện. (Xin chỉ trích một số ở đây).
Về dịch thuật thì người dịch cần cân bằng ý nghĩa chân thực của ngôn từ và nội dung, có thể thay đổi chi tiết để phù hợp với ngôn ngữ và văn hóa mình hướng tới, và có thể tạo những thuật ngữ hay từ ngữ mới.
Về vẫn đế in ấn và dàn trang, những vấn đề sau nên được cân nhắc vì nó sẽ tạo ra cấp bậc ngôn ngữ: ngôn ngữ nào đặt trước ngôn ngữ nào đặt sau, cỡ chữ, màu sách chữ, thông tin về tác giả và người minh họa, thông tin về ngôn ngữ và văn hóa, và việc có nên kèm hướng dẫn về phát âm.
Cô Mcleod nêu ra một số chủ đề và thể loại sách thường gặp trong sách đa văn hóa: Cuộc sống tươi đẹp, Mỗi đứa trẻ (Every Child), Tiểu sử, Truyện dân gian, Đàn áp (Oppression), Mối quan hệ xuyên cộng đồng (Cross-Group), Ý tưởng (Concept), Ngẫu nhiên (Incidental), và Truyền bá thông tin (Informationa). Cô ấy lưu ý rằng sách cộng đồng nên cân nhắc để không chỉ có một vài chủ đề gây hiểu sai về sự đa dạng của cộng đồng đó.