Văn Hóa Doanh Nghiệp Là Gì, Yếu Tố Tạo Nên Văn Hóa Doanh Nghiệp – VinaTrain Việt Nam

5

/

5

(

32

bình chọn

)

Nếu các công ty muốn phát triển bền vững thì văn hóa doanh nghiệp là yếu tố không thể thiếu. Vậy văn hóa doanh nghiệp là gì? Tại sao văn hóa doanh nghiệp có vai trò quan trọng như thế? Mời ban đọc tham khảo bài viết nghiệp vụ chi tiết do VinaTrain trình bày tại đây.

Văn hóa doanh nghiệp là gì?

Văn Hóa Doanh Nghiệp

Định Nghĩa: Văn hoá doanh nghiệp là những giá trị, niềm tin, hình thức mà mọi người trong doanh nghiệp cùng suy nghĩ, hành động, ứng xử như một thói quen, được hình thành trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một công ty.

Đơn giản hơn, văn hóa doanh nghiệp là khi mọi người trong tổ chức tương tác và làm việc với nhau vì một mục tiêu chung của tổ chức.

Văn Hóa Doanh Nghiệp Hiện Diện Ở Đâu

Muốn biết văn hóa doanh nghiệp thể hiện trong những yếu tố nào bạn chỉ cần nhin vào cách công ty đó hoạt động, mối quan hệ với nhân viên cấp dưới với nhau, nhân viên cấp dưới đối với nhân viên cấp trên, cách nói chuyện hành xử, cách họ ăn vận khi đi làm, thói quen trong công việc và cách họ xử lý xung đột.

Văn hóa doanh nghiệp tốt là kim chỉ nam giúp người quản lý nhân sự có thể sửa đổi những sai phạm trong:

  • Cách dẫn dắt, khơi dậy tinh thần làm việc mọi người trong công ty
  • Hướng giải quyết mâu thuẫn xung đột trong tổ chức
  • Tạo ra môi trường làm việc no: Toxic nhân viên có thể phát huy tối đa khả năng của mình

Google được nhận danh hiệu là công ty công nghệ có “văn hóa doanh nghiệp tốt nhất” xứng đáng để chúng ta tham khảo 13 nguyên tắc xấy dựng văn hóa làm việc của công ty này như sau:

1. Sự linh hoạt thực sự: nhân viên của mình khám phá cách họ muốn làm việc và cho họ sự tự do tiếp cận công việc theo cách phù hợp nhất.” – Muhammed Othman, Calendar

2. Tự do sáng tạo:“Google là một nơi vui chơi chứ không phải là một nơi làm việc. Google đã tạo ra một nơi làm việc rất sáng tạo và thú vị.” – Chalmer Brown, Due

3. Một môi trường vui vẻ: “Google là một nơi vui chơi chứ không phải là một nơi làm việc. Không phải công ty nào cũng có thể làm được điều đó. Tuy nhiên, với những đặc quyền, môi trường và tính linh hoạt, Google đã tạo ra một nơi làm việc rất sáng tạo và thú vị.” – Chalmer Brown, Due

4. Con người và chuyên môn: Quy trình tuyển dụng khốc liệt của Google đảm bảo rằng phần lớn nhân viên không chỉ thông minh và có năng lực, mà họ còn rất tốt bụng và khiêm tốn.” – Timothy Chaves

6. Các giá trị được chia sẻ trong toàn tổ chức: Cách quản lý và cách đối xử giữa đồng nghiệp với nhau mới là điều quan trọng sau cùng.”- Ivailo Nikolov, SiteGround

7. Đổi mới liên tục: Google đặt rất nhiều nỗ lực vào việc tuyển dụng đúng người, cho phép họ tạo thành một nhóm có mục tiêu giống nhau và những nhóm có thể hợp tác cùng nhau.”- Alexandro Pando, Xyrupt

8. Sự tin tưởng:Google sẵn sàng đặt niềm tin vào nhân viên để họ tạo ra sự sáng tạo, hiệu quả và sự hài lòng trong công việc.”- Darwin Romero, Applaudo Studios.

9. Đáp ứng được nhu cầu của nhân viên: công ty hiểu rằng nhân viên cần được hỗ trợ trong mọi khía cạnh của cuộc sống để thành công ở cấp độ cao nhất.”- Elizabeth Dukes, iofficecorp.com

11. Tập trung vào hạnh phúc của nhân viên: “Mục đích duy nhất của Google là giữ cho nhân viên hạnh phúc hơn và duy trì năng suất.Jeremy Williams, Vyudu Inc

12.Thẳng thắn với nhân viên.“tạo ra “thách thức trực tiếp” cho nhân viên của mình, vừa biết “quan tâm chăm sóc” họ. Điều này sẽ làm giảm thiểu các cuộc tranh luận và bi kịch và tạo ra một nơi làm việc vui vẻ và hiệu quả”- Aaron Fulkerson, MindTouch.com.

13. Mục đích rõ ràng.Google có một nền văn hóa tuyệt vời bởi vì nó có một mục đích rõ ràng và trực tiếp: Nick Damoulakis, Orase

Văn Hóa Doanh Nghiệp Có Thể Thay Đổi

Các yếu tố khách quan (thị trường, công cụ sản xuất…) là những nhân tố tác động mạnh đến sự thay đổi văn hóa doanh nghiệp.

Theo thời gian, qua những đời lãnh đạo,  doanh nghiệp có thể điều chỉnh một hoặc toàn bộ các nội dung của văn hoá doanh nghiệp.Nhưng sẽ có những giá trị cốt lõi xuyên suốt sẽ không bao giờ thay đổi. chỉ có cách thể hiện thay đổi để phù hợp hơn.

Thực tế có thể thấy: Trong thời điểm dịch COVID -19 đang bùng phát phát mạnh mẽ như hiện nay, để tồn tại và phát triển, các công ty, doanh nghiệp phải có sự điều chỉnh về tầm nhìn, cách làm việc, chiến lược kinh doanh để phù hợp với xu thế. Việc này sẽ làm quy chế nội bộ, nhân sự, đối tượng khách hàng…thay đổi. Do đó, văn hoá doanh nghiệp sẽ thay đổi.

Các Yếu Tố Cấu Thành Văn Hóa Doanh Nghiệp

Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi là 3 yếu tố quan trọng nhất tạo nên văn hóa doanh nghiệp.

Tầm Nhìn: Tầm nhìn là định hướng và mục tiêu phát triển doanh nghiệp, được đề ra từ trước khi xây dựng doanh nghiệp. Mọi hoạt động của doanh nghiệp, định hướng cho nhân viên đều lấy tầm nhìn doanh nghiệp làm kim chỉ nam.

Sứ Mệnh: Những doanh nghiệp lớn luôn có cho mình những câu chuyện riêng từ những ngày đầu xây dựng. Đây được coi như truyền thống, là một lịch sử, sự độc đáo riêng, và hơn hết nó là giá trị cốt lõi của sự sáng tạo trong doanh nghiệp

Giá trị cốt lõi: Giá trị cốt lõi là những thứ đặc trưng cho doanh nghiệp, là sự khác biệt, để khách hàng hay chính nhân viên cảm nhận thấy, nhìn thấy. Tất cả hoạt động xoay quanh mục tiêu đã đề ra của doanh nghiệp đều lấy giá trị cốt lõi làm thước đo chuẩn mực.

Ví dụ một doanh nghiệp coi trọng thái độ thì bạn sẽ thấy tất cả nhân viên trong công ty rất có kỷ luật và năng suất làm việc cao, ứng xử với đồng nghiệp có chuẩn mực, đoàn kết bảo vệ, hướng tới mục tiêu chung, đối xử, phục vụ khách hàng tận tình. Với những doanh nghiệp có văn hóa này, bạn có thái độ cầu tiến, hay học hỏi, chăm chỉ, thì vẫn sẽ được tạo cơ hội để phát triển. Đó chính là những ưu điểm của giá trị cốt lõi.

Tại Sao Nhân Viên Cần Quan Tâm Đến Văn Hóa Doanh Nghiệp

Mỗi doanh nghiệp có những tầm nhìn, giá trị cốt lõi khác nhau. Từ đó tạo nên phong cách, môi trường làm việc khác nhau. Điều này cũng tác động đến chính sách tuyển dụng.

Cũng tương tự vậy, nhân viên cũng có những phong cách và yêu cầu về môi trường làm việc khác nhau. Do đó, người lao động cần quan tâm đến văn hóa của doanh nghiệp để có thể cảm thấy phấn chấn, vui vẻ, tích cực làm việc, đồng thời có nhiều cơ hội phát triển.

Có 3 yếu tố chính cấu thành nên văn hóa doanh nghiệp

Làm Sao Để Xây Dựng Văn Hóa Doanh Nghiệp Tốt

Như đã nhắc đến, để xây dựng văn hóa doanh nghiệp tích cực, lãnh đạo công ty có thể tham khảo các bước sau:

Bước 1. Xác định các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp

Các câu hỏi cần đưa ra khi tạo giá trị cốt lõi tại doanh nghiệp

  • Giá trị cốt lõi: Giá trị nào mà doanh nghiệp tin tưởng vào?
  • Sứ mệnh: Doanh nghiệp chúng ta tồn tại với mục đích gì?
  • Tầm nhìn: Mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới là gì?

Bước 2: Nhìn nhận lại văn hóa doanh nghiệp hiện tại

  • Hãy nhìn lại văn hóa doanh nghiệp hiện tại của bạn và đánh giá nó. Các tiêu chí cần quan tâm là: đội ngũ nhân sự, môi trường làm việc, văn hoá giao tiếp trong công ty, hình thức và phương pháp làm việc, cách giao tiếp với khác hàng.

Bước 3: Đầu tư xây dựng thương hiệu nổi bật

  • Doanh nghiệp không chỉ cần xây dựng thương hiệu đối với khách hàng mà còn phải xây dựng thương hiệu đối với chính những nhân viên, ứng viên tương lai của mình.
  • Một doanh nghiệp tốt không chỉ đón mời được những ứng viên sáng giá mà còn giữ chân những nhân viên cũ, khiến họ có thái độ tích cực, làm việc hiệu quả. Từ đó xây dựng nên tiềm lực nội bộ vững chắc cho doanh nghiệp.

Bước 4: Tối ưu quy trình tuyển dụng nhân sự

  • Cần có quy trình tuyển dụng phù hợp ngay từ đầu, bởi lẽ nếu nhân sự không có cùng mục tiêu làm việc, họ có thể sẽ không có thái độ làm việc tốt và không có cam kết làm việc lâu dài. Như vậy chỉ vừa tốn thời gian, công sức đào tạo mà không đem lại nhiều giá trị.

Bước 5: Không ngừng nâng cao giá trị doanh nghiệp

  • Thể giới, môi trường không ngừng biến đổi. Nếu như công ty cứ ôm khư khư những giá trị cũ, không làm mới mình thì là một thiếu sót lớn. Lâu dần sẽ làm cho công ty trở nên lạc hậu, suy giảm giá trị nội lực vì không còn thu hút nhân sự tài giỏi.

[/alert-note]

[/alert-note]

Để làm được điều này, doanh nghiệp cần thường xuyên kiểm soát hay đo lường hiệu quả của văn hóa doanh nghiệp. Bộ phận nhân sự có thể làm những cuộc khảo sát kín đối với nhân viên để họ dễ dàng đánh giá, nêu ra những quan điểm về doanh nghiệp, dễ dàng góp ý những tồn tại chưa được giải quyết.

Kết Luận

Hãy luôn sẵn sàng thay đổi văn hóa doanh nghiệp sao cho phù hợp. Đây nên là mối quan tâm của cả những nhà lãnh đạo, bộ phận Nhân sự và kể cả nhân viên đi làm nếu muốn xây dựng cho bản thân một sự nghiệp lâu dài. Nội dung về văn hóa doanh nghiệp được VinaTrain đưa vào giảng dạy trong chuyên đề đào tạo quản trị nhân sự, hành chính nhân sự nhận được nhiều đánh giá tốt từ người học.

Hy vọng rằng với thông tin ở bài viết mà VinaTrain đã cung cấp sẽ giúp ích cho bạn.

Chúc bạn thành công!

_____________________________________________________________

HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ THỰC TẾ VINATRAIN 

  •  Văn phòng Hồ Chí Minh:

           – 45 Thạch Thị Thanh, Phường Tân Định, Quận 1

  •  Văn Phòng Hà Nội:

           – 185 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

           – Số 43 Khu Tập Thể Công An Xa La, TDP 12, P. Phúc La, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội

  •  Hotline tư vấn đào tạo: 0964.237.168

  •  Hotline tư vấn dịch vụ xuất nhập khẩu, thủ tục hải quan: 0931.705.774

  • Gmail: [email protected]

Ngọc Mai – Tổng hợp và Biên Tập