Vai trò và chức năng của kiểm toán nội bộ

Chức năng của kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp là gì? Hiện nay, cùng với yêu cầu ngày càng cao của hệ thống quản trị tài chính, kế toán trong doanh nghiệp, kiểm toán nói chung và kiểm toán nói riêng ngày càng thể hiện vai trò quan trọng nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng nắm được vai trò và chức năng của kiểm toán nội bộ đối doanh nghiệp.

Chức năng của kiểm toán nội bộ

Chức năng của kiểm toán nội bộ.

1. Kiểm toán nội bộ là gì?

Theo Hiệp hội kiểm toán nội bộ IIA (The institute of Internal Auditor), kiểm toán nội bộ là một hoạt động đảm bảo và tư vấn độc lập, khách quan được thiết kế nhằm gia tăng và cải thiện các hoạt động trong một tổ chức. Kiểm toán nội bộ góp phần giúp tổ chức đạt được các mục tiêu của mình bằng việc áp dụng các phương pháp tiếp cận mang tính nguyên tắc và hệ thống nhằm đánh giá, nâng cao hiệu quả của các quy trình quản lý rủi ro, kiểm soát và quản trị.
Theo đó, có thể hiểu kiểm toán nội bộ là hoạt động nhằm đảm bảo, tư vấn mang tính khách quan, độc lập về tình hình quản trị, quản lý rủi ro và kiểm soát trong doanh nghiệp, góp phần giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu đặt ra.
>> Tham khảo: Những công việc của kiểm toán viên.

2. Chức năng của kiểm toán nội bộ

Chức năng của kiểm toán nội bộ được ví như “ngọn hải đăng” định hướng, soi đường cho con thuyền doanh nghiệp đi đúng hướng, đạt được mục tiêu.

2.1. Chức năng kiểm toán báo cáo tài chính, tình hình kế toán

Kiểm toán nội bộ chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm tra kế toán của công ty. Cụ thể, kiểm toán nội bộ sẽ thực hiện và kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp, độ tin cậy và chính xác của các thông tin tài chính, quá trình tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành.

2.2. Chức năng bảo vệ giá trị cho doanh nghiệp

Kiểm toán nội bộ là một quan sát viên độc lập nhằm đảm bảo hoạt động của công ty, đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật quốc gia, đạo đức kinh doanh và quy chế riêng của công ty. Kiểm toán nội bộ chịu trách nhiệm phát hiện ra những sai sót trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Nói cách khác, kiểm toán nội bộ có chức năng tư vấn và định hướng cho ban giám đốc và hội đồng quản trị về kiểm soát rủi ro.

Kiểm toán nội bộ đóng vai trò thế nào?

Kiểm toán nội bộ tư vấn, định hướng cho doanh nghiệp.

2.3. Chức năng cải tiến hệ thống

Chức năng tiếp theo của kiểm toán nội bộ là hỗ trợ chủ doanh nghiệp cải tiến, khắc phục những điểm yếu từ hệ thống quản lý và quản trị doanh nghiệp. Bằng phương pháp phân tích, kiểm tra, giám sát quy trình, hoạt động của các phòng ban, bộ phận trong bộ máy kinh doanh.
Kiểm toán nội bộ sẽ tư vấn, giúp công ty cải thiện năng suất, hoạt động hiệu quả hơn. Thực tế trên thế giới cho thấy, các công ty có bộ phận kiểm toán nội bộ sẽ hoạt động hiệu quả hơn, khả năng gian lận thấp, sự minh bạch, hiệu quả kinh doanh cao hơn.
>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

3. Vai trò của kiểm toán nội bộ

Kiểm toán nội bộ ra đời và phát triển giữ vai trò ngày càng quan trọng đối với quy trình quản trị của các tổ chức, hỗ trợ doanh nghiệp:

  • Cung cấp khả năng quản lý rủi ro, nhận định và đánh giá hiệu quả của các quy trình, hệ thống kiểm soát nội bộ, quản trị công ty và kế toán doanh nghiệp.

  • Tư vấn xây dựng quy trình, tư vấn kiểm soát các dự án mới, tư vấn và đánh giá, quản trị rủi ro.

  • Đảm bảo quá trình thực hiện các hoạt động kiểm tra để đưa ra những đánh giá khách quan về tính tuân thủ, hiệu quả và hiệu suất kiểm soát.

  • Đánh giá nội bộ, báo cáo trực tiếp lên Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc về tình hình tài chính và kinh doanh cùng các vấn đề khác của doanh nghiệp. Vì vậy, hệ thống kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp đòi hỏi phải liên tục được kiểm tra, cập nhật và hoàn thiện.

4. Nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ

Theo Nghị định số 05/2019/NĐ-CP, kiểm toán nội bộ trong các cơ quan Nhà nước, các đơn vị công lập và doanh nghiệp phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau:

4.1. Tính độc lập

Người làm kiểm toán nội bộ không được đảm nhiệm đồng thời các công việc của nhóm kiểm toán nội bộ. Mỗi mảng trong kiểm toán nội bộ cần được thực hiện độc lập, đơn vị cần cam kết kiểm toán nội bộ không chịu bất kỳ sự can thiệp nào trong khi thực hiện nhiệm vụ, báo cáo và đánh giá.
>> Tham khảo: Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính.

4.2. Tính khách quan

Khi thực hiện kiểm toán nội bộ, người làm công tác kiểm toán nội bộ phải đảm bảo tính khách quan, trung thực, chính xác và công bằng.

4.3. Tính hợp pháp

Tuân thủ pháp luật và sẵn sàng chịu trách nhiệm trước pháp luật và nguyên tắc đầu tiên và quan trọng khi kiểm toán nội bộ.

Cần đảm bảo tính hợp pháp đối với kiểm toán nội bộ.

Kiểm toán nội bộ phải đảm bảo tính hợp pháp.

4.4. Tính bảo mật

Kiểm toán nội bộ phải bảo mật thông tin có được khi thực hiện kiểm toán, không được để rò rỉ hay tiết lộ bất cứ thông tin nào cho bên khác.
Trên đây là các vai trò, chức năng của kiểm toán nội bộ, những nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ. Đối với các doanh nghiệp hiện nay, kiểm toán nội bộ đóng vai trò quan trọng đối với quy trình hoạt động nói chung, tình hình tài chính – kế toán nói riêng. Vì vậy, việc nắm được các chức năng cơ bản và áp dụng kiểm toán nội bộ đúng cách sẽ góp phần thúc đẩy doanh nghiệp đi đúng định hướng, đạt được những mục tiêu đề ra.
Ngoài ra, để được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội

  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768

  • Tel : 024.37545222

  • Fax: 024.37545223

  • Website: https://einvoice.vn/

  • Fanpage: Hóa đơn điện tử Einvoice