Vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác cải cách hành chính của cơ quan
Nhiều năm qua, cải cách hành chính (CCHC) được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của toàn hệ thống chính trị và bộ máy chính quyền các cấp, trong đó đặc biệt đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp.
Quán triệt thực hiện tốt chủ trương này, Ban Dân tộc đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng chỉ đạo, điều hành và phát huy trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác CCHC tại cơ quan, cụ thể:
– Trên cơ sở nhận định rõ vai trò, vị trí quan trọng của công tác CCHC và với quyết tâm cải thiện vị trí trong bảng xếp hạng chỉ số CCHC của cơ quan theo hướng ngày càng tốt hơn, Cấp ủy, Lãnh đạo cơ quan thường xuyên tuyên truyền, quán triệt các văn bản chỉ đạo, thành tích nổi bật về CCHC của trung ương, của tỉnh cho toàn thể cán bộ, công chức và người lao động thông qua các cuộc họp giao ban, qua hệ thống E-office và đăng tải trên Trang thông tin điện tử của cơ quan; phân công nhiệm vụ, xác định rõ sản phầm của từng phòng, từng cá nhận tại các kế hoạch liên quan CCHC; lấy kết quả cải cách hành chính là một tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng cán bộ, công chức và người lao động hàng năm.
– Chỉ đạo Tổ CCHC thường xuyên rà soát, kiện toàn Ban Chỉ đạo CCHC của cơ quan, trong đó, Trưởng ban giữ trọng trách là Trưởng Ban Chỉ đạo, trưởng các phòng chuyên môn thuộc Ban là thành viên. Ban Chỉ đạo hoạt động theo quy chế; định kỳ hoặc đột xuất tổ chức họp để nghiên cứu, đánh giá, giải quyết các nội dung, vấn đề liên quan đến CCHC, nhất là các hạn chế, thiếu sót, nhằm từng bước cải thiện, nâng cao Chỉ số CCHC của cơ quan.
– Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, chỉ đạo điều hành; duy trì, áp dụng và cải tiến việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 vào hoạt động của cơ quan. Tăng cường cập nhật thông tin trên Trang thông tin điện tử của cơ quan đầy đủ, kịp thời theo quy định.
– Chỉ đạo Văn phòng thường xuyên rà soát nhiệm vụ được UBND tỉnh giao và nhiệm vụ theo kế hoạch đề ra, đảm bảo các văn bản được tham mưu có chất lượng, đúng thời gian quy định và điểu chỉnh kế hoạch kịp thời đảm bảo 100% nhiệm vụ được UBND tỉnh giao hoàn thành đúng tiến độ, không có văn bản nào bị trễ hạn.
– Tạo điều kiện và cử cán bộ, công chức tham gia đầy đủ các lớp tập huấn liên quan đến công tác CCHC do UBND tỉnh và các cơ quan đầu mối hoặc do cơ quan tự tổ chức. Thường xuyên phát động và khuyến khích cán bộ, công chức tích cực nghiên cứu, đề xuất các sáng kiến cải tiến, giải pháp thực hiện, nâng cao hiệu quả hoạt động nhằm cải thiện tiêu chí đánh giá CCHC, tạo chuyển biến và đột phá trong công tác CCHC của cơ quan.
– Lãnh đạo quan tâm, chú trọng đầu tư, mua sắm các trang thiết bị đảm bảo đáp ứng yêu cầu công việc; chỉ đạo các phòng triển khai và thực hiện đầy đủ các giải pháp đảm bảo an toàn, an ninh thông tin theo quy định trong quá trình khai thác sử dụng các hệ thống thông tin dùng chung.
– Thực hiện quyết liệt cải tiến lề lối làm việc, thực hiện giải pháp nâng cao chất lượng thực thi công vụ, nâng cao mức độ hài lòng của tổ chức, cá nhân đối với sự phục vụ của Ban Dân tộc.
– Để chấn chỉnh và khắc phục những tồn tại hạn chế trong công tác CCHC qua các đợt kiểm tra, Lãnh đạo đã ban hành kịp thời các kế hoạch khắc phục, trong đó có phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân, tập thể và thời gian hoàn thành.
Với những nỗ lực, quyết tâm thực hiện của tập thể lãnh đạo và cán bộ, công chức cơ quan, công tác CCHC của Ban Dân tộc đã có những chuyển biến tích cực:
– Nhận thức của cán bộ, công chức về vai trò, vị trí công tác cải cách hành chính được nâng cao rõ rệt; luôn chủ động thực hiện tốt các nhiệm vụ, công vụ được giao; nhiều hoạt động đổi mới và sáng kiến cải tiến nhằm nâng cao hiệu quả công tác chuyên môn và công tác cải cách hành chính được đề xuất, có hiệu quả trong thực tiễn; 100% cơ quan, đơn vị hài lòng trong việc phối hợp, giải quyết công việc của Ban; 100% nhiệm vụ được UBND tỉnh giao được hoàn thành đúng hạn, không có văn bản gia hạn hoặc trễ hạn.
– Trang thông tin điện tử của cơ quan được nâng cấp, thông tin được cập nhật đầy đủ với nội dung phong phú, đa dạng, đã thu hút gần một triệu lượt truy cập, góp phần tích cực trong việc nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đến với người dân.
– Việc thực hiện áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 tại cơ quan đã thành nề nếp cho cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ công vụ một cách khoa học và hiệu quả; hồ sơ tài liệu được rà soát, cập nhật và lưu trữ theo đúng quy định, tránh tình trạng lộn xộn, thất lạc.
– Chỉ số xếp hạng CCHC nhiều năm xếp loại tốt và năm sau cao hơn so với năm trước (Có Bảng kết quả cụ thể kèm theo).
Người đứng đầu cơ quan hành chính Nhà nước có vai trò rất quan trọng, quyết định sự thành công của quá trình CCHC. Vì vậy, người đứng đầu các cấp, các ngành cần tiếp tục nêu cao tinh thần, trách nhiệm trong chỉ đạo, điều hành, phục vụ tốt người dân, doanh nghiệp và các nhà đầu tư, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh trong thời gian tới.
Người thực hiện: Văn phòng Ban Dân tộc tỉnh