Vai trò sáng kiến kinh nghiệm trong giáo dục mầm non là gì
Bài thu hoạch chuyên đề 8: Sáng kiến kinh nghiêm trong giáo dục mầm non – Lớp bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III. Là tài liệu hữu ích để các bạn tham khảo viết bài thu hoạch nâng hạng giáo viên mầm non hạng III. Sau đây là nội dung chi tiết mẫu bài thu hoạch, mời các bạn cùng tham khảo.
Câu hỏi Sáng kiến kinh nghiệm là gì? Những yêu cầu cơ bản đối với một sáng kiến kinh nghiệm:
Mục Lục
Khái niệm sáng kiến kinh nghiệm là gì?
Sáng kiến kinh nghiệm trong giáo dục mầm non là những tri thức kỹ năng. Mà người viết (giáo viên mầm non, cán bộ quản lý) tích lũy được trong công tác chăm sóc. Giáo dục trẻ em bằng những biện pháp mới đã khắc phục được những khó khăn. Hạn chế của những biện pháp thông thường góp phần nâng cao rõ hiệu quả giáo dục mầm non.
Sáng kiến kinh nghiệm là một phần trong phát triển chuyên môn của giáo viên mầm non. Sáng kiến kinh nghiệm giúp người viết nhìn lại thực tiễn giáo dục tại nơi vấn đề còn tồn tại tại: lớp học, trường mầm non, từ đó người viết sẽ phát hiện được các vấn đề và giải quyết vấn đề hiệu quả hơn đồng thời viết sáng kiến kinh nghiệm sẽ giúp giáo viên hiểu hơn về năng lực sư phạm của mình tích lũy được các kỹ năng mới về tìm hiểu thông tin giải quyết vấn đề.
Xem thêm: 3 bước soạn giáo án điện tử mầm non trong thời đại 4.0
Những yêu cầu cơ bản đối với một sáng kiến kinh nghiệm
1. Yêu cầu về nội dung của sáng kiến
- Tính mới: Sáng kiến kinh nghiệm phải giải quyết được những bất cập còn tồn tại trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non chưa từng được giải quyết.
- Tính mục đích: Sáng kiến kinh nghiệm giải quyết được những mâu thuẫn. Những khó khăn gì có tính chất thời sự trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non. Đồng thời nhằm nâng cao nghiệp vụ công tác của bản thân để trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp….
- Tính khoa học: sáng kiến kinh nghiệm phải trình bày được cơ sở lý luận. Cơ sở thực tiễn làm căn cứ cho việc giải quyết vấn đề, hay những bất cập được nêu ra trong đề tài. sáng kiến kinh nghiệm phải trình bày một cách rõ ràng các bước tiến hành. Minh chứng, số liệu và kết quả phải trung thực trực chính xác. Cách làm nổi bật được hiệu quả và tính ứng dụng của sáng kiến kinh nghiệm.
#Tính thực tiễn:
- Người viết phải trình bày được những vấn đề đã diễn ra trong thực tiễn giáo viên mầm non nơi mình công tác. Những kết luận được rút ra trong sáng kiến kinh nghiệm phải là sự khái quát những công việc cụ thể đã tiến hành từ hiệu quả thực tiễn của những công việc đó.
- Sáng kiến kinh nghiệm phải được khảo sát, đánh giá trên cơ sở kiểm nghiệm thực tế giáo dục mầm non với độ tin cậy chấp nhận được
#Khả năng áp dụng và nhân rộng:
- Người viết phải trình bày làm rõ hiệu quả khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. vào thực tiễn, tiết kiệm được thời gian và chi phí. (Có minh chứng kết quả bằng số liệu, hình ảnh để so sánh hiệu quả của cách làm mới so với cách làm cũ.)
- Sáng kiến kinh nghiệm phải dễ áp dụng và áp dụng cho nhiều đối tượng ở nhiều nơi.
2. yêu cầu về hình thức của sáng kiến kinh nghiệm
#Về cấu trúc của sáng kiến kinh nghiệm:
Cấu trúc của sáng kiến kinh nghiệm phải rõ rang, bố cục chặt chẽ từ phần mở đầu nội dung đến kết luận (đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, kết luận). Các phần, tiểu mục phải đồng nhất cách trình bày, thể hiện được đầy đủ. Chi tiết các giai đoạn đã thực hiện trong nghiên cứu, mối liên hệ giữa các khâu, các mắt xích của nghiên cứu. Để qua đó có thể thấy được kết quả của nghiên cứu. Những điểm mạnh và những điểm yếu còn tồn tại trong quá trình nghiên cứu.
Cấu trúc của sáng kiến kinh nghiệm phải đảm bảo các yêu cầu sau:
STT
Cấu trúc
Yêu cầu
1
Tên đề tài
Gọn, rõ (
không quá 30 từ
), phản ánh đối tượng. Nội dung nghiên cứu; phù hợp với thực tiễn của đơn vị, ngành.
2
Đặt vấn đề
Nêu rõ lý do chọn đề tài, (
tính cần thiết
)
3
Giải quyết vấn đề
Có cơ sở lý luận: rõ ràng thể hiện người viết có sự tham khảo, lựa chọn
Thực trạng: Nêu và phân tích được nguyên nhân (kèm minh chứng)
Biện pháp tiến hành: Có giải pháp mới, sáng tạo; phương pháp nghiên cứu, cách tiến hành phù hợp (
kèm minh chứng
)
Hiệu quả: Đánh giá được kết quả của các biện pháp thông qua thực nghiệm (minh chứng kết quả bằng bảng tổng hợp, số liệu, hình ảnh, …)
4
Kết luận, kiến nghị
Đánh giá được những nét cơ bản của đề tài; chỉ ra khả năng phát triển; những kiến nghị giúp cho vấn đề được giải quyết triệt để hơn.
#Ngôn ngữ, văn phong:
- Thứ nhất: Ngôn ngữ, văn phong trong sáng kiến kinh nghiệm phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, thuyết phục. Cách diễn đạt vấn đề phải phù hợp và dễ hiểu với đối tượng tiếp nhận sáng kiến kinh nghiệm.
- Thứ hai: Văn phong diễn đạt phải thể hiện được tính chất nhất quán. Các cách lý giải vấn đề của nghiên cứu đều phải được xuất phát từ hệ thống lý thuyết kết và được xây dựng trong chương trình nghiên cứu.
- Thứ ba: Những kết luận được nêu ra trong sáng kiến kinh nghiệm phải phù hợp với những mục tiêu đã đặt ra ra và với những giả thuyết được trình bày cũng như phải phù hợp với kế hoạch tổ chức nghiên cứu. Nghĩa là phải vừa phù hợp với nội dung vừa phù hợp với hình thức, tính chất và các phương pháp nghiên cứu.
Chúc các bạn thành công!
Xem thêm: 9 kỹ năng sư phạm cần thiết đối với giáo viên mầm non