Vai trò của văn hóa kinh doanh đối với doanh nghiệp

Thị trường kinh doanh trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đã và đang có những biến đổi to lớn và sâu sắc, một trong những biến đổi hết sức quan trọng đó là sự xích lại ngày một gần nhau của các quốc gia trên thế giới hơn. Hơn lúc nào hết, các hoạt động giao lưu trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là giao lưu kinh tế đang trở nên sôi động nhằm hướng tới hình thành ra một nền kinh tế thế giới thông nhất. 

Ngày nay không có gì là lạ khi các doanh nghiệp đang ngày càng tìm kiếm các cơ hội làm ăn trong nền kinh tế đang phát triển hiện nay để tối ưu hóa lợi nhuận của doanh nghiệp mình. Đặc biệt. trong bối cảnh nền kinh tế phát triển ấy đôi khi có những diễn biến phức tạp, sự cạnh tranh để giành giật cơ hội thị trường, cơ hội kinh doanh ngày một gay gắt thì các yếu tố văn hóa thể hiện rõ trong kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng chứng tỏ vai trò hết sức quan trọng của nó. Sự thông hiểu văn hóa của các doanh nghiệp đối tác hoặc đối thủ cạnh tranh sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới thành công của một cuộc giao dịch hoặc đàm phán – vốn là bước đầu quyết định tới việc hợp đồng kinh doanh hay bán hàng có được thành lập hay không.

Vì vậy, trong bài viết này hãy cùng Nhanh.vn tìm hiểu về vai trò của văn hóa kinh doanh trong doanh nghiệp hiện nay.

1. Khái niệm văn hóa

Văn hóa là một khái niệm trìu tượng và ngày ngay được coi là tổng thể những nét tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội, từ đó chi phối suy nghĩ và hành động của con người trong xã hội đó.

Vì vậy, văn hóa mang tính cộng đồng, tổ chức, dân tộc và được thừa kế qua nhiều thế hệ. Tuy nhiên, văn hóa cũng liên quan đến cá nhân với tư cách là thành viên của một xã hội hay của một nhóm người sẽ chia sẻ và chịu ảnh hưởng về tư tưởng, tập quán, chuẩn mực và tính thời đại,…của xã hội, của nhóm người đó, từ đó ảnh hưởng đến tư duy và hành vi của cá nhân đó.

2. Các yếu tố cấu thành văn hóa

2.1. Ngôn ngữ

Ngôn ngữ là hệ thống các âm thanh, từ ngữ,…được con người sử dụng để truyền đạt những suy nghĩ và cảm. xúc của mình. Ngôn ngữ là yếu tố quan trọng nhất cấu thành nên văn hóa. Nhờ ngôn ngữ mà chúng ta có thể xây dựng và duy trì văn hóa của mình.

Giao tiếp ngôn ngữ thành công là chìa khóa quan trọng trong giao dịch thương mại đạt được mục tiêu đề ra. Chính vì thế, ngôn ngữ ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động kinh doanh thông qua vấn đề giao tiếp.

2.2. Tôn giáo

Tôn giáo là hệ thống các tín ngưỡng và nghi thức có liên quan đến lĩnh vực thần thánh. Tôn giáo góp phần tạo nên lối sống, các mối quan hệ, quyền lực, trách nhiệm và bổn phận của mỗi cá nhân. 

Tôn giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến thói quen, cách nhìn nhận sự việc và hành động của con người trong mọi lĩnh vực của đồi sống xã hội trong đó có kinh doanh. 

2.3. Giá trị và thái độ

Giá trị là những niềm tin và chuẩn mực chung cho một tập thể người mà được các thành viên chấp nhận. Thái độ là sự đánh giá những giải pháp khác nhau dựa trên những giá trị này.  

Văn hóa mang tính năng động cùng những xu hướng thay đổi mới cho nên các nhà kinh doanh cần phải nghiên cứu tỉ mỉ, khoanh vùng tiếp cận và có chiến lược kinh doanh phù hợp.

2.4. Phong tục tập quán và chuẩn mực đạo đức

Phong tục tập quán là những quy ước thông thường của cuộc sống hàng ngày. Phong tục tập quán nói chung là những hành động ít mang tính đạo đức. Tuy nhiên, chuẩn mực đạo đức là những quy tắc được coi trọng tâm trong việc thực hiện các chức năng xã hội và xây dựng nên đời sống xã hội.

2.5. Đời sống vật chất

Một nền văn hóa vật chất thường được coi là sản phẩm của công nghệ và được liên hệ trực tiếp với việc xã hội tổ chức kinh tế như thế nào. Công cụ, công nghệ, phương pháp mà xã hội đó sử dụng để sản xuất hàng hóa, dịch vụ, cũng như việc phân phối và tiêu thụ sản phẩm đều có liên quan mật thiết đến văn hóa

2.6. Nghệ thuật thẩm mỹ

Nghệ thuật là phương tiện để truyền tải cái đẹp trong một nền văn hóa đến mọi đối tượng. Một nền văn hóa có thể định ra một quan niệm riêng về cái đẹp. 

2.7. Giáo dục

Giáo dục là một yếu tố hết sức quan trọng của văn hóa. Hệ thống giáo dục khác nhau của mỗi quốc gia cũng góp phần duy trì và tạo nên sự khác biệt về văn hóa giữa các quốc gia. 

Giáo dục có ảnh hưởng sâu sắc đến trình độ văn hóa, nhận thức, tinh thần, ý thức và năng lực làm việc của mỗi cá nhân trong xã hội

2.8. Cấu trúc xã hội

Cuối cùng là cấu trúc xã hội đã góp phần cấu thành nên một nền văn hóa lớn mạnh. Cấu trúc xã hội của một xã hội là cách thức tổ chức xã hội cơ bản của nó. Cấu trúc xã hội gồm nhiều khía cạnh song nó vẫn có những sự khác biệt riêng của nó.

3. Mối liên hệ giữa văn hóa và kinh doanh

– Kinh doanh là tất cả những hoạt động hợp pháp nhằm thỏa mãn các nhu cầu của con người thông qua các hoạt động trao đổi bằng tiền tệ có vốn ứng trước nhằm thu được lợi nhuận.

– Văn hóa và kinh doanh là hai hoạt đông có mục đích hoàn toàn khác nhau. Văn hóa là những kết tinh của đời sống tinh thần của con người nhằm hướng tới cái đẹp, cái thiện trong xã hội. Kinh doanh là nhằm mục đích thu lợi nhuận, mà lợi nhuận không thể đồng nghĩa với cái đẹp. Tuy nhiên, văn hóa và kinh doanh lại có mỗi liên hệ chặt chẽ với nhau

– Kinh doanh có văn hóa tạo cơ sở phát triển bền vững. Mục tiêu cuối cùng của kinh doanh hiện nay không phải hoặc không nên chỉ là thu lợi nhuận và kiếm tiền mà kinh doanh phải phát triển theo hướng lấy mục tiêu đa dạng văn hóa và ổn định môi trường làm động cơ và hoạt động của nó.

– Văn hóa đơn giản cũng là một ngành kinh doanh. Khi các giá trị văn hóa trở thành đối tượng kinh doanh, doanh nghiệp sẽ vừa thu được lợi nhuận vừa có thể quảng bá bản sắc văn hóa của dân tộc mình ra ngoài thế giới.

– Cuối cùng, văn hóa và kinh doanh đều là những ngành chuyên biệt phục vụ mục đích cho nhau. 

4. Khái niệm văn hóa kinh doanh

Văn hóa dùng để diễn tả những hành vi, tư duy, tình cảm, các sản phẩm vật chất của cộng đồng hoặc tập thể người riêng biêt, được đúc kết, lan truyền và chia sẻ từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ nơi này sang nơi khác.

Kinh doanh là một hoạt động cơ bản của xã hội. Hoạt động này xuất hiện gắn liền với sự xuất hiện của nền sản xuất hàng hóa. Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.

Vai trò của văn hóa kinh doanh đối với doanh nghiệp

Văn hóa kinh doanh hình thành trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp

Đặc điểm của kinh doanh:

– Các yếu tố cấu thành nên hoạt động kinh doanh:

+ Chủ thể kinh doanh là những người làm kinh doanh gồm các cấp độ như cá nhân, nhóm và tổ chức,..

+ Khách thể kinh doanh là khách hàng của chủ thể bao gồm người tiêu dùng, các nhà kinh doanh khác

+ Đối tượng kinh doanh tùy thuộc vào lĩnh vực kinh doanh, hình thức kinh doanh,… mà có thể khác nhau.

– Mục đích chính của hoạt động kinh doanh thường là đạt được, đem lại lợi nhuận cho chủ thể kinh doanh.

– Bản chất của quan hệ kinh doanh được thể hiện trong quan hệ trao đổi, ràng buộc lẫn nhau giữa chủ thể và khách thể.

– Nguyên tắc cơ bản của kinh doanh là đôi bên (chủ thể và khách thể) cùng có lợi.

Như vậy, văn hóa kinh doanh là việc sử dụng các nhân tố văn hóa vào trong hoạt động kinh doanh của chủ thể, là cái văn hóa mà các chủ thể kinh doanh tạo ra trong quá trình kinh doanh hình thành nên những kinh doanh ổn định và đắc thù của họ.

5. Đặc điểm của văn hóa kinh doanh trong doanh nghiệp

– Văn hóa kinh doanh là một bộ phận song lại là đặc thù so với văn hóa chung của doanh nghiệp

Mặc dù văn hóa kinh doanh nằm trong khía niệm văn hóa nhưng khong thể đồng nhất văn hóa kinh doanh so với văn hóa doanh nghiệp tạo ra.

Vai trò của văn hóa kinh doanh đối với doanh nghiệp

Văn hóa kinh doanh đặc thù riêng cho toàn doanh nghiệp

– Văn hóa kinh doanh xuất hiện cùng sự xuất hiện của hàng hóa trong doanh nghiệp và sự xuất hiện trên thị trường.

– Văn hóa kinh doanh có thể mang tính chất ngoại giao 

Đặc điểm này có thể thấy ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngaoif như Honda, Coca Cola,… dù là các công ty xuyên quốc gia có hoạt động trên nhiều nước khác nhau song chúng đều có một nền văn hóa kinh doanh riêng biệt.

– Văn hóa kinh doanh thường được xét trọng một phạm vi hẹp, cụ thể.

6. Yếu tố cấu thành nên văn hóa kinh doanh trong doanh nghiệp

– Hành vi, ứng xử, phong cách và lối hành động (chung) của doanh nghiệp

– Các hoạt động sinh hoạt văn hóa nghệ thuật như ca, nhạc, múa hát,.. của doanh nghiệp.

– Phong tục, tập quán,tâm lý chung của doanh nghiệp.

– Các truyền thuyết, huyền thoại hoặc tín ngưỡng chung của doanh nghiệp.

– Các triết lý, hệ tư tưởng chung của doanh nghiệp.

– Hệ thống các giá trị của doanh nghiệp.

7. Các nhân tố tác động đến văn hóa kinh doanh

7.1. Văn hóa xã hội, quốc gia

Văn hóa xã hội là một yếu tố lớn mạnh và bao trùm, hình thành nên văn hóa kinh doanh. Mỗi doanh nghiệp đều có một văn hóa kinh doanh riêng và doanh nghiệp đó đều phải được đặt tỏng một môi trường của văn hóa xã hội trong một quốc gia nhất định. 

Mỗi nền văn hóa xã hội đều có những giá trị đặc trưng riêng và có hệ quả đặc thù với hoạt động kinh doanh ngày nay. 

7.2. Thể chế và sự phát triển của xã hội

Thể chế xã hội thiết lập những quy tắc, chuẩn mực mà buộc các doanh nghiệp phải thực hiện và tuân theo. Các thể chế xã hội hiện nay là thể chế chính trị, kinh tế, hành chính, chính trị, văn hóa, pháp luật,…là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường kinh doanh và đồng thời cũng ảnh hưởng sâu sắc đến việc phát triển văn hóa kinh doanh

7.3. Toàn cầu hóa

Toàn cầu hóa đang dần trở thành một xu hướng phổ biến của thế giới. Chính vì thế, doanh nghiệp muốn phát triển cũng không thể bị thu động mà phải nhanh chóng hòa nhập và đổi mới tư duy. Các nền kinh tế giao thoa, hòa nhập tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có cơ hội phát huy năng lực của mình, nâng cao trình độ kinh doanh sao cho phù hợp với yêu cầu của thị trường hiện nay.

7.4. Sự khác biệt và giao lưu văn hóa thế giới

Mỗi doanh nghiệp khi xây dựng và phát triển đều mang một văn hóa riêng biệt và độc đáo của mình. Những để lớn mạnh hơn nữa, việc giao lưu văn hóa kinh doanh là đòi hỏi cần thiết phải có. Một doanh nghiệp không chỉ đơn phương tham gia thị trường mà còn vô vàn doanh nghiệp khác. Vì thế, để phát triển, doanh nghiệp không chỉ dựa vào bản thân chính mình mà còn phải học hỏi, giao lưu, tiếp thu từ các doanh nghiệp khác.

7.5. Khách hàng

Khách hàng là yếu tố chính và quan trọng nhất giúp doanh nghiệp thu được lợi nhuận kinh doanh. Vì thế, với văn hóa kinh doanh trong doanh nghiệp, khách hàng cũng là một yếu tố có ảnh hưởng sâu sắc. Mỗi đối tượng khách hàng là những cá thể riêng biệt vì thế họ có những đặc điểm mua sắm khác nhau, đều đó thể hiện văn hóa riêng của họ. 

Do đó, các nhu cầu và trình độ của khách hàng tác động trực tiếp tới văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp

7.6. Nội bộ trong doanh nghiệp

Trong doanh nghiệp, văn hóa doanh nghiệp là yếu tố hay được nhắc đến và là yếu tố mang lại giá trị riêng cho doanh nghiệp. Những văn hóa doanh nghiệp thể hiện những đặc điểm nội bộ trong doanh nghiệp và tác động mạnh mẽ đến văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp nói chung. 

8. Vai trò của văn hóa kinh doanh đối với doanh nghiệp

– Văn hóa doanh nghiệp là phương thức phát triển kinh doanh biền vững cho doanh nghiệp

Hoạt động kinh doanh được thúc đẩy bằng nhiều động cơ khác nhau , trong đó động cơ kiếm được nhiều lợi nhuận là đông cơ quan trọng nhất.

+ Động cơ khiến cho các nhà kinh doanh kiếm lợi không chỉ là các nhu cầu sinh lý và bản năng mà nó còn do các nhu cầu cấp cao hơn.

+ Lợi nhuận dù quan trọng – song không phải là vật chuẩn và vật hướng duy nhất đối với hoạt động kinh doanh, vì ngoài lợi nhuận ra còn có pháp luật và văn hóa điều chỉnh.

Vai trò của văn hóa kinh doanh đối với doanh nghiệp

Văn hóa kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy phát triển

– Văn hóa là nguồn lực phát triển kinh doanh

+ Thể hiện trong sự lựa chọn phương hướng kinh doanh, sự hiểu biết về sản phẩm, dịch vụ, về những mối quan hệ giữa ngưởi và người trong tổ chức, về việc tuân theo quy tắc và quy luật thị trường.

+ Văn hóa trong giao lưu, giao tiếp kinh doanh nhằm hướng dẫn toàn bộ hoạt động giao lưu, giao tiếp trong kinh doanh

+ Văn hóa trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của chủ thể kinh doanh

– Văn hóa kinh doanh là điều kiện đẩy mạnh kinh doanh quốc tế

Như vậy trên đây là những hiểu biết về văn hóa kinh doanh trong doanh nghiệp mà Nhanh.vn đã tổng hợp lại đến bạn đọc

Bên cạnh đó, nếu doanh nghiệp đang quan tâm đến những phương pháp quản lý bán hàng tối đa hóa lợi nhuận thì hiện nay Nhanh.vn đang cung cấp những sản phẩm, dịch vụ về quản lý bán hàng đa kênh, quản lý bán hàng trên Facebook, thiết kế website chuẩn SEO,..

Cuối cùng, Nhanh.vn chúc bạn luôn thành công!