Vai trò của trường tiểu học
vai trò của một loại nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.08 KB, 13 trang )
Trình bày vị trí, vai trò của một loại nhà
trường trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Xác định một vấn đề bức xúc, yếu kém của
loại hình trường đó trong giai đoạn vừa qua.
Từ đó xác định nguyên nhân và đề xuất giải
pháp.
Bài làm
*. Vị trí, vai trò của trường tiểu học trong
hệ thống giáo dục quốc dân:
Theo quan điểm của giáo dục học: Hệ thống
giáo dục quốc dân của một nước là toàn bộ các
cơ sở chuyên trách việc giáo dục. Những cơ sở
này liên kết chặt chẽ với nhau hợp thành một
hệ thống hoàn chỉnh và cân đối nằm trong hệ
thống xã hội nhằm đảm bảo thực hiện chính
sách của quốc gia trong lĩnh vực giáo dục quốc
dân.
Theo quan điểm thực tiễn: Hệ thống giáo
dục quốc dân là hệ thống tổ chức trường lớp,
cấp học, các cơ sở giáo dục và các hình thức
giáo dục để giáo dục đào tạo thanh thiếu niên
nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục của Nhà
nước.
Theo điều 4 của Luật giáo dục: Hệ thống
giáo dục quốc dân gồm giáo dục chính quy và
giáo dục thường xuyên. Các cấp học và trình
độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao
gồm: Giáo dục mầm non: Có nhà trẻ và mẫu
giáo; Giáo dục phổ thông: Có tiểu học, trung
học cơ sở, trung học phổ thông; Giáo dục nghề
nghiệp: Có trung cấp chuyên nghiệp và dạy
nghề; Giáo dục đại học và sau đại học: Đào tạo
trình độ cao đẳng, trình độ đại học, trình độ
thạc sĩ, trình độ tiến sĩ.
2
Sau đây em xin trình bày vị trí, vai trò
của trường tiểu học trong hệ thống giáo dục
quốc dân:
Trường tiểu học là cơ sở giáo dục phổ
thông của hệ thống giáo dục quốc dân, có tư
cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng.
Trường tiểu học có nhiệm vụ và quyền hạn
sau:
– Tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động
giáo dục đạt chất lượng theo mục tiêu, chương
trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học do Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
– Huy động trẻ em đi học đúng độ tuổi, vận
động trẻ em khuyết tật, trẻ em đã bỏ học đến
trường, thực hiện phổ cập giáo dục và chống
mù chữ trong cộng đồng. Nhận bảo trợ và giúp
các cơ quan có thẩm quyền quản lí các hoạt
3
động giáo dục của các cơ sở giáo dục khác
thực hiện chương trình giáo dục tiểu học theo
sự phân công của cấp có thẩm quyền. Tổ chức
kiểm tra và công nhận hoàn thành chương
trình tiểu học cho học sinh trong nhà trường và
trẻ em trong địa bàn trường được phân công
phụ trách.
– Xây dựng, phát triển nhà trường theo các
quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và
nhiệm vụ phát triển giáo dục của địa phương.
– Thực hiện kiểm định chất lượng giáo
dục.
– Quản lí cán bộ, giáo viên, nhân viên và
học sinh.
– Quản lí, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất,
trang thiết bị và tài chính theo quy định của
pháp luật.
4
– Phối hợp với gia đình, các tổ chức và cá
nhân trong cộng đồng thực hiện hoạt động
giáo dục.
– Tổ chức cho cán bộ quản lí, giáo viên,
nhân viên và học sinh tham gia các hoạt động
xã hội trong cộng đồng.
– Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn
khác theo quy định của pháp luật.
*. Vấn đề bức xúc, yếu kém của trường tiểu
học trong giai đoạn vừa qua. Xác định
nguyên nhân và đề xuất giải pháp.
Trong giai đoạn hiện nay, hệ thống giáo
dục quốc dân nói chung và nhà trường tiểu học
nói riêng còn rất nhiều những bất cập và yếu
kém. Một trong những bất cấp đó là: Chương
trình sách giáo khoa, với sự phản biện của xã
hội, qua nhiều thông tin trên báo chí, chúng ta
5
biết rằng sách giáo khoa được sử dụng trong
trường học ở nước ta có nhiều sai sót và bất
cập, đặc biệt là sách Toán và sách Tiếng Việt
của tiểu học vẫn còn nhiều bất cập và hết sức
nặng nề. Sách giáo khoa môn Tiếng Việt thì
dạy quá nhiều định nghĩa, văn phạm, nhưng
ngữ văn thực hành thì rất kém. Còn sách giáo
kho môn Toán thì nội dung giảng dạy quá tải
đối với học sinh. Bộ giáo dục đã tiến hành
giảm tải chương trình sách giáo khoa. Nhưng
thực tế, giảm tải mang tính hình thức, vụn vặn,
không đến nơi đến chốn.
Chúng ta có thể nhặt ra rất nhiều những
điểm chồng chéo giữa chương trình các khối
lớp khác nhau. Thực trạng đó chúng ta dễ dàng
thấy được qua sự trùng lặp, không thống nhất
thông tin về kiến thức cơ bản đôi khi khôi hài,
6
chẳng hạn ở môn Toán học sinh tiểu học đang
được dạy các phép tính trong phạm vi 1.000,
nhưng ở bài tập đọc Tiếng Việt cùng khối lớp
lại đề cập đến các số 4.000, 6.000! Đó là chưa
kể đến sự bất hợp lý, không logic trong mạch
kiến thức ở nội dung một số môn học.
Với môn ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh, dễ
nhận thấy sự thiếu hợp lý trong việc phân bổ
phần ngữ pháp, nhất là cách sử dụng các “thì”
(tenses), lại không dựa theo nguyên lý đồng
tâm, nên thật khó cho học sinh nắm bắt được
những trọng điểm ngữ pháp. Đó cũng là một
trong những nguyên nhân khiến cho học sinh
sau khi học ngoại ngữ nhiều năm mà vẫn mù
ngoại ngữ như nhiều thống kê giáo dục cho
biết.
7
Trong sách giáo khoa của chúng ta hiện
nay, không thiếu những nội dung, cả lối diễn
đạt bất hợp lý, xa rời thực tế. Những lỗi như
thế không phải là hiếm trong các sách giáo
khoa dùng cho học sinh ở cả 3 khối: tiểu học,
phổ thông cơ sở và phổ thông trung học ở
nước ta hiện nay, đã được xã hội phản biện và
báo chí nói nhiều.
Chương trình giáo dục phổ thông mới
không ăn nhập với chương trình đào tạo ở các
trường sư phạm cũng như việc đào tạo bổ sung
với đội ngũ giáo viên đang làm nghề. Điều này
khiến giáo viên ngại thay đổi, không thực hiện
hiệu quả tinh thần đổi mới, dẫn đến chất lượng
giáo dục đại trà còn thấp, kiến thức cơ bản về
xã hội, kỹ năng thực hành, kỹ năng sống, khả
năng tự học, tự sáng tạo của một bộ phận học
8
sinh còn hạn chế.
Sách giáo khoa hiện hành nặng tính hàn
lâm, chuyên sâu, xa rời thực tiễn, chủ yếu
phục vụ thi cử khiến giáo viên và học sinh gặp
khó khăn. Chương trình giáo dục phổ thông
hiện hành chưa được xây dựng như một chỉnh
thể xuyên suốt từ tiểu học đến trung học phổ
thông, từ chương trình cấp học đến chương
trình từng môn học; không có một tổng chủ
biên chương trình sách giáo khoa từ lớp 1 đến
lớp 12. Việc thực hiện chương trình sacgs giáo
khoa ở các địa phương nặng tính hành chính
(giám sát theo phân phối chương trình, không
theo chuẩn kiến thức, kỹ năng) Chương trình
chưa thật sự chú trọng đến tính liên thông giữa
giáo dục phổ thông với giáo dục nghề nghiệp,
giáo dục đại học. Hình thức phân ban kết hợp
9
tự chọn ở cấp trung học phổ thông chưa thật
sự đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của người
học
*. Giải pháp:
Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có một bộ
sách giáo khoa tốt, đạt chuẩn quốc tế, không
quá tải, đủ đảm bảo chất lượng. Mau chóng có
bộ sách giáo khoa mới (về khoa học tự nhiên
như các nước có nền giáo dục tiên tiến, về
khoa học xã hội thiết thực, vừa sức, không ôm
đồm, tạo cơ sở hoàn thành nhiệm vụ giai đoạn
đầu hình thành nhân cách – thành người, làm
người). Đủ thiết bị và phương tiện dạy học tối
thiểu.
Việc làm đầu tiên là chúng ta phải thay đổi
và cải cách chương trình theo hướng hiện đại
hóa nội dung và nhân bản hóa phương pháp
10
giáo dục. Đội ngũ biên soạn sách giáo khoa
cần phải có những người đang trực tiếp phụ
trách và điều hành công tác giáo dục và theo
chuyên môn mà họ đang đảm trách. Phần nội
dung phải được các giáo viên tiểu học, trung
học cơ sở và phổ thông trung học góp ý và
nhất thiết phải đề cập đến yếu tố thể chất, tâm
sinh lý lứa tuổi, vùng miền để có thể có những
phần “cứng” và “mềm” trong cùng một bộ sách
hoặc những bộ sách khác nhau.
Cần phải kể đến đội ngũ viết sách giáo
khoa. Cần phải tìm và có chính sách bảo đảm
an sinh cho những giáo viên giỏi, những nhà
nghiên cứu am tường sư phạm vì ngoài kiến
thức chuyên môn còn phải hiểu tâm sinh lý
từng lứa tuổi mà khơi gợi, giúp các em vận
11
dụng sáng tạo không những trên ghế nhà
trường mà còn khi ra đời.
Việc đổi mới sách giáo khoa phải đảm bảo
yêu cầu đồng bộ, thống nhất từ trung ương đến
địa phương cũng như các cấp, bậc học. Tuy
nhiên, việc đổi mới phải không được nóng vội;
phải đảm bảo tính kế thừa và tiếp thu những
kinh nghiệm của các nền giáo dục phát triển.
Sách giáo khoa là một loại sách đặc thù
cung cấp kiến thức mang tính nền tảng cho
người học, có sự ảnh hưởng rất lớn đối với
nhận thức của một con người. Do đó nội dung
và cách diễn đạt trong đó phải đạt đến độ
chuẩn mực, phù hợp với khả năng tiếp nhận
theo đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của học
sinh.
12
Mong sao những người có trách nhiệm lưu
tâm, đừng để các em học sinh của chúng ta cứ
ôm một chiếc cặp thật to, những cuốn sách thật
dày với một núi kiến thức xa rời thực tế, mà
tính thực tiễn thì chẳng bao nhiêu.
13