Vai trò của người phụ nữ trong xã hội xưa và nay
20/10 là một trong những được phụ nữ Việt Nam mong chờ nhất. Không phải vì được đón nhận những món quà của chồng, con. Mà đây là ngày mà họ cảm thấy mình được trân trọng và yêu thương nhiều nhất.
Người phụ nữ Việt Nam luôn được yêu thương, trân trọng dù ở bất kỳ thời đại nào (Ảnh: Internet)
Cũng giống như ngày quốc tế phụ nữ 8/3 dịp đầu năm, ngày 20/10 luôn là ngày lễ kỷ niệm nhằm tôn vinh những người phụ nữ tại Việt Nam. Đây là dịp vô cùng đặc biệt để cả xã hội có thể quan tâm, ngợi ca và bày tỏ niềm kính trọng với những người phụ nữ đặc biệt của mình. Một ngày dành cho cả gia đình “bù đắp” những vất vả, gồng gánh, trách nhiệm của bà, của mẹ là cực kỳ cần thiết.
Có thể không cần nói nhiều, mọi người đều nhận định rõ ràng được người phụ nữ trong xã hội xưa hay bây giờ đều có vai trò cực kỳ quan trọng. Không chỉ là người nội trợ chính trong gia đình, họ còn là người lao động kiếm tiền không kém gì các cánh “mày râu”. Đặc biệt, những người phụ nữ hiện nay cũng đóng vai trò rất lớn trong quá trình phát triển và xây dựng đất nước.
Không những thế, với những người phụ nữ, gánh vác trách nhiệm sinh nở và nuôi dạy con trưởng thành là công việc cao cả hơn cả. Có thể nói: thành đạt, tự tin, đảm đang hay xinh đẹp không thể miêu tả hết những nỗi vất vả mà những người phụ nữ phải gánh vác trong xã hội hiện nay.
Còn trong xã hội nguyên thủy, vai trò của người phụ nữ lại được đề cao. Khi đó, con người chủ yếu sống nhờ hái lượm, săn bắt. Người phụ nữ thời kỳ đó trở thành chủ gia đình, chủ dòng họ và có vai trò lớn lao trong việc phát triển kinh tế, xã hội và tinh thần.
Người dân Việt Nam ta từ xa xưa đã luôn tự hào vì được sinh ra trong “bọc trăm trứng” của mẹ Âu Cơ. Công lao to lớn của mẹ luôn được truyền tụng hàng ngàn đời nay ở nước ta. Điều này chứng tỏ rằng mẹ chính là người “mang nặng đẻ đau” và cũng là người khai sáng cho nền văn hóa dân tộc.
Còn trong xã hội phong kiến, nền văn hóa Việt Nam tiếp thu và giao lưu với nền văn hóa Trung Hoa và Đông Nam Á cổ nên vai trò của người phụ nữ cũng ít nhiều bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, người Việt vẫn giữ được bản sắc, mang đặc trưng riêng biệt của nền văn minh lúa nước.
Chính vì vậy, vai trò của người phụ nữ trong giai đoạn này vẫn được đề cao và không bị trói buộc bởi những lễ nghi hà khắc như ở Trung Quốc hay các quốc gia khác. Ở Việt Nam, trong thời kỳ phong kiến này, người phụ nữ vẫn được tham gia vào các khâu lao động trong xã hội và gia đình, có tài sản riêng, được trả lương bằng với lương của người đàn ông,…
Việc đề cao vai trò của người phụ nữ như vậy chứng tỏ rằng, người phụ nữ Việt Nam dù ở bất kỳ giai đoạn nào cũng được trân trọng và yêu thương.