Vai trò của Luật Hành chính trong việc bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân

Các quyền công dân là hình thức pháp lý, biểu hiện cụ thể của quyền con người được pháp luật của quốc gia ghi nhận. Tuy vậy, không đồng nhất giữa quyền con người và quyền công dân, không đồng nhất giữa các giá trị

Quyền con người là những giá trị mà cộng đồng quốc tế nhận thức, thừa nhận, còn quyền công dân chỉ là nhận thức và thừa nhận của một quốc gia cụ thể. Vì vậy, không ít những trường hợp giữa quyền con người và quyền công dân vẫn có những khoảng cách nhất định. Bảo đảm các quyền con người, quyền công dân là việc tạo ra các tiền đề, điều kiện về chính trị, kinh tế, xã hội, pháp lý và tổ chức để cá nhân, công dân, các tổ chức của công dân thực hiện được các quyền, tự do, lợi ích chính đáng của họ đã được pháp luật ghi nhận. Từ góc nhìn của khoa học luật học, trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân ở nước ta, các bảo đảm pháp lý có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và mang tính quyết định, là cốt lõi, là sự thể chế hóa các bảo đảm chính trị, kinh tế, xã hội, tổ chức thành các chuẩn mực có tính bắt  buộc mà nhà nước, các cơ quan nhà nước và xã hội phải thực hiện để bảo đảm các quyền con người, quyền công dân. Các bảo đảm pháp lý rất đa dạng, phong phú, trước hết là sự ghi nhận các quyền con người, quyền công dân, đến việc tạo các điều kiện pháp lý, các điều kiện tổ chức, việc thiết lập cơ chế, bộ máy chuyên trách bảo đảm các quyền con người, quyền công dân

 1. Quy định về cơ quan hành chính nhà nước

1.1. Khái niệm của cơ quan hành chính

Khái niệm: Cơ quan hành chính nhà nc là những bộ phận hợp thành của bộ máy hành chính nhà nc, đc thành lập để chuyên thực hiện chức năng hành chính nhà nc. Vì vậy, chúng là chủ thể cơ bản của luật hành chín (Hiến pháp và pháp luật nc ta chỉ gọi Chính Phủ và UBND là cơ quan hành chính nhà nc mà ko dùng thuật ngữ này cho bộ, cơ quan ngang bộ, các cơ quan chuyên môn thuộc quản lý của UBND,.. mặc dù tính chất hành chính của chúng thể hiện rất rõ)

1.2. Đặc điểm của cơ quan hành chính

Đặc điểm: Cơ quan hành chính có những đặc điểm chung giống mọi cơ quan nhà nước, đó là:

Là loại tổ chức trong xã hội, nên nó là một tập hợp những con ng – những cán bộ, công chức nhà nc.

Có tính độc lập tương đối về tổ chức – cơ cấu: vừa có cơ cấu độc lập, tương đối độc lập so với cơ quan nhà nc khác, vừa là một bộ phận cấu thành của bộ máy hành chính nhà nc => quan hệ chặt chẽ, đa dạng với các cơ quan khác trong bộ máy hành chính nhà nc, cũng như của bộ máy nhà nc.

Có thẩm quyền do pháp luật quy định

Những đặc điểm riêng:

Là loại cơ quan nhà nc chuyên thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành, tức là hoạt động mang tính dưới luật, tiến hành trên cơ sở và để thi hành luật.

Các cơ quan chủ yếu của bộ máy hành chính nhà nc (CP, Bộ, các cơ quan ngang bộ, UBND các cấp) đều do các cơ quan tiến cử tương ứng thành lập)

Các cơ quan hành chính nhà nc có tính trực thuộc, tính thứ bậc chặt chẽ tạo thành 1 hệ thống thống nhất có trung tâm chỉ đạo là chính phủ

Các cơ quan hành chính nhà nc nhiều về số lượng cơ quan ở tất cả các cấp (từ trung ương đến cơ sở), và có biên chế khổng lồ. Số lượng các cơ quan và biên chế này gấp nhiều lần số lường cơ quan và biên chế của các cơ quan nhà nc khác cộng lại. Hạt nhân của các cơ quan hành chính nhà nc là công chức.

Các cơ quan hành chính nhà nc ở nc ta thường có rất nhiều các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trực thuộc.

Hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nc đc đảm bảo trực tiếp bằng ngân sách nhà nc và các cơ sở vật chất khác, vì chúng là chủ thể trực tiếp quản lý ngân sách và các nguồn tài chính khác, tài sản, tài nguyên thiên nhiên chủ yếu của quốc gia. 

1.3.  Năng lực chủ thể pháp luật hành chính của cơ quan hành chính nhà nước

 

Năng lực chủ thể pháp luật hành chính bao gồm năng lực pháp luật hành chính và năng lực hành vi hành chính.

Năng lực pháp luật hành chính của cơ quan hành chính đc hiện thực hóa bằng quy định về thẩm quyền (nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn), thẩm quyền thể hiện năng lực hành vi hành chính của cơ quan đó. Nói cách khác, năng lực hành vi hành chính và năng lực pháp lực hành chínhcủa cơ quan nhà nc phát sinh đồng thời khi nó đc thành lập và đi vào hoạt động.

Năng lực hành vi hành chính của cơ quan thay đổi khi thẩm quyền của nó thay đổi, kéo theo sự thay đổi của năng lực chủ thể của nó. Và các yếu tố: năng lực chủ thế pháp luật hành chính, năng lực pháp luật hành chính và năng lưc hành vi hành chính sẽ chấm dứt khi cơ quan đó giải thể.

Thẩm quyền: khối lượng quyền, nghĩa vụ, quyền hạn cụ thể đc pháp luật quy định trên thực tế -KHÁC- năng lực chủ thể: khả năng cơ quan có đc và khả năng thực hiện các quyền, nghĩa vụ.

 

2. Vai trò của Luật Hành chính trong việc bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân

 

Pháp luật hành chính là một lĩnh vực rất rộng lớn, luôn gắn với con người từ khi sinh ra đến khi mất đi, không có một lĩnh vực pháp luật nào lại có ý nghĩa sát thực, sâu rộng như lĩnh vực pháp luật hành chính trong việc bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Pháp luật hành chính bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân thông qua từng chế định của nó dù hiểu pháp luật hành chính theo nghĩa rộng, nghĩa hẹp khác nhau. Vì vậy, việc nghiên cứu bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân bằng pháp luật hành chính cần phải xem xét ở từng chế định của lĩnh vực pháp luật này

 Luật Hành chính có những vai trò sau đây trong việc bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân

– Luật hành chính là phương tiện cụ thể, chi tiết hóa các quyền, tự do, nghĩa vụ,..của công dân đc Hiến pháp quy định, nhiều khi còn bổ sung các quyền, nghĩa vụ ko cơ bản. Nhiều quyền,tự do của con người, công dân chỉ đc bảo đảm, bảo vệ khi đc cụ thể hóa bằng các quy phạm pháp luật hành chính (VD: quyền khiếu nại, tố cáo, quyền tiếp cận thông tin,..). Nghĩa là, nhờ có luật hành chính mà các quy phạm hiến pháp về quyền, tự do của con người và quyền, tự do của công dân đc thực hiện trên thực tế.

– Luật hành chính là phương tiện để giới hạn quyền lực của hệ thống hành chính nhà nc trong mối quan hệ với cá nhân, tổ chức. Tuy quyền lực nhà nc là phương tiện bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, nhưng mặt khác nó có thể là phương tiện vi phạm các quyền này. Thực tế, bộ máy hành chính trong hoạt động của mình luôn có xu hướng lạm quyền, can thiệp, vi phạm vào đời sống dân sự của cá nhân. Do đó, luật hành chính phải có những quy định phù hợp về thẩm quyền, hình thức, thủ tục,..để giới hạn sự lạm quyền tùy tiện của bộ máy hành chính.

– Vai trò to lớn của luật hành chính trong vc bảo đảm, bảo vệ quyền con ng, quyền công dân thẻ hiện trực tiếp và trc nhất qua hoạt động của bộ máy hành chính – ng đưa luật hành chính đến với dân chúng. Bởi vì đối tượng điều chỉnh của luật hành chính là hoạt động hành chính nhà nc – tác động toàn diện đến mọi mặt của đời sống xã hội – tác động đến các lĩnh vực khác nhau của quyền con ng, quyền công dân.

– Vai trò của luật hành chính ko chỉ thể hiện qua vai trò của hệ thống bộ máy hành chính trong vc bỏa đảm, bảo vệ quyền con ng, quyền công dân. Vì xét cho cùng, trong điều kiện xây dựng nhà nc pháp quyền thì chính các quy định Hiến pháp, các luật về quyền con ng, quyền công dân mới là nền tảng cho hoạt động bảo đảm quyền con ng, quyền công dân.

– Luật hành chính xác định gới hạn quyền hành chính với quyền lực xã hội dân sự, quyền con ng, quyền công dân trong hoạt động hành chính nhà nc. Ở đây cần dựa vào 2 nguyên tắc chủ đạo, dân chủ trong nhà nc pháp quyền: (1)nhà nc nhỏ – xã hội lớn (lĩnh vực can thiệp của nhà nc nhỏ, phạm vi hoạt động của xã hội dân sự lớn); (2)cơ quan nhà nc, bộ máy hành chính,cán bộ, công chức chỉ đc làm những gì luật cho phép, xã hội dân sự, mọi ng đc làm tất cả hững gì luật ko cấm.

– Pháp luật hành chính là phương tiện để công dân có thể kiểm soát đc hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nc nhằm đảm bảo, bảo vệ quyền con ng, quyền công dân, tăng cường pháp chế trong quản lý.

Như vậy pháp luật hành chính là bảo đảm pháp lý theo nghĩa rộng, bằng các hình thức, phương pháp khác nhau làm bảo đảm, bảo vệ quyền con ng, quyền công dân khi bị xâm hại trong hầu hết các lĩnh vực quan hệ xã hội.

3. Việc đảm bảo, bảo vệ quyền con người, quyền công dân bằng Luật Hành chính

 

Xét một cách tổng quát thì nhà nc ta luôn tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc và công ước quốc tế về quyền con người. Pháp luật đang ngày càng đc hoàn thiện theo hướng mở rộng và tăng cường bảo đảm quyền con ng, quyền công dân. Tuy nhiên, trong công tác xây dựng và thực thi còn tồn tại nhiều hạn chế. Những mặt hạn chế trong pháp luật hành chính trong vấn đề này:

Một là, pháp luật hành chính đc ban hành qua nhiều giai đoạn, nhiều quy định ko phù hợp với thực tiễn, với quy luật tự nhiên và xã hội, với sự vận động, phát triển của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội, với quá trifh xây dựng nhà nc pháp quyền, kinh tế thị trg, xã hội dân sự, với vc bảo đảm quyền con ng, quyền công dân.

Hai là, các quy định về quản lý vẫn nặng về cai quản, trừng phạt, mà chưa tính đến pháp luật hành chính phải nâng đỡ cho sự phát triển của xã hội của mỗi công dân, phải bào đảm, bảo vệ quyền con ng, quyền công dân. 

Ba là, bộ máy hành chính nhà nc vẫn tồn tại tâm lý tự coi mình là người cai quản, dẫn dắt xã hội, mà đáng ra, xã hội mới là người dẫ dắt nhà nc cũng như bộ máy hành chính, bộ máy hành chính phải phục vụ công dân, xã hội. Do đó, có ko ít quy định của pháp luật hành chính VN còn nặng nề về hững điều kiện có lợi cho hệ thống công quyền mà chưa quan tâm đúng mức đến lợi ích của công dân, xã hội.

Bốn là, hạn chế về trình độ kĩ thuật lập pháp, chưa có cái nhìn tổng quát, hệ thống, chưa có nghiên cứu cơ bản để đưa ra các biện pháp giải quyết đc cái góc, cái cốt lõi của vấn đề. Khi ban hành các văn bản quy phạm pháp luật chưa suy nghĩ thấu đáo đến tính cần thiết, đến việc có thể xâm phạm đến các quyền con ng, quyền công dân hay ko.

Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến bài viết Hãy gọi ngay: 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại.

Trân trọng./.

Công ty luật Minh Khuê (biên tập)