Vài điều thú vị về “thỏ biển” (Sea Bunnies) – một loài sên biển đáng yêu
Có thể bạn sẽ không nghĩ rằng những chú sên lại dễ thương, cho tới khi bạn nhìn thấy những chú sên Jorunna parva (hay còn gọi là thỏ biển) lông đáng yêu này. Chúng có “bộ lông” màu trắng hoặc vàng có điểm nhấn là những đốm đen, có “tai” nhọn và một cái đuôi đáng yêu.
Những chú thỏ biển được tìm thấy ở ngoài khơi Nhật Bản. Người dùng Twitter Nhật Bản đã nhiệt tình chia sẻ hình ảnh về loài sinh vật này, giúp chúng ta có thể chiêm ngưỡng sự dễ thương của chúng. Theo RocketNews24, tên tiếng Nhật của Jorunna parva là gomafu biroodo umiushi có nghĩa là sên biển nhung có đốm đen. Các thợ lặn đã đặt biệt danh cho nó là goma-chan nghĩa là ” vừng nhỏ dễ thương “.
Và dưới đây là 7 thông tin hấp dẫn về những người bạn nhỏ ‘lông lá’ này.
1. Thỏ biển không phải là một loài thỏ.
Thỏ biển thực chất là một loài sên biển có tên khoa học là Jorunna parva. Chúng cũng khá nhỏ, chiều dài chưa đến một inch (2,54 cm).
2. Bộ lông bên ngoài không phải là một chiếc áo khoác lông thú
Đầu tiên, ngoài bộ lông màu trắng thì chúng cũng có màu vàng, cam thậm chí là màu nâu. Thứ hai, đó chắc chắn không phải là lông thú. Những gì bạn đang nhìn là những nhóm sợi nhỏ được gọi là caryophyllidia (là những nốt sần cảm giác, được bao quanh bởi các cấu trúc giống như kim nhỏ gọi là spicules, có mặt trên lớp phủ bên ngoài) bao phủ lưng của thỏ biển. Chúng sắp xếp xung quanh những đốm đen nhỏ tạo cho chú thỏ biển vẻ ngoài lốm đốm. Hầu hết các chuyên gia tin rằng các cơ quan này có vai trò cảm giác.
3. “Đôi tai” của thỏ biển thực chất là cơ quan cảm giác
Hai chiếc ‘tai’ nhỏ khiến những sinh vật biển này trông giống như thỏ thực chất là cơ quan cảm giác được gọi là rhinophores. Chúng giúp thỏ biển phát hiện ra mùi hương hóa học trong nước, cho phép chúng tìm kiếm thức ăn và cả bạn đời. Trên thực tế, thỏ biển có thể phát hiện mùi hương trong khoảng cách lớn đáng kinh ngạc – đặc biệt là khi chúng ta so sánh với kích thước cơ thể nhỏ bé của chúng.
Xem thêm >> Vẻ đẹp “đốn tim” từ cái nhìn đầu tiên của cừu biển
4. Thỏ biển là loài Hermaphrodites (lưỡng tính)
Giống như tất cả các loài hải sâm, thỏ biển là loài lưỡng tính nghĩa là chúng có cả cơ quan sinh sản đực và cái. Chúng giao phối bằng cách trao đổi tinh trùng với nhau để thụ tinh với trứng của chúng. Do đó, chúng vừa là mẹ của con mình vừa là cha của một chú thỏ biển khác.
5. Động vật ăn thịt không thích độc tố của chúng
Những kẻ săn mồi hãy tránh xa những con sên nhỏ dễ thương này vì chúng cực kỳ độc. Sên thỏ biển thuộc một nhóm sên biển có tên là dorid nudibranchs, chúng lấy các chất độc từ chính thức ăn của chúng. Chúng thường ăn thức ăn như bọt biển có chứa độc tố.
6. Thỏ biển có vòng đời ngắn
Tuổi thọ trung bình của sên biển chỉ từ vài tháng đến một năm. Do tuổi thọ ngắn và lối sống biệt lập điển hình nên việc giao phối không được đảm bảo và luôn được tận dụng khi chúng có cơ hội. Đây cũng là lý do tại sao chúng có một hệ thống giác quan phát triển tốt có thể xác định vị trí của nhau.
7. Chúng được phát hiện vào năm 1934
Nhà khoa học Nhật Bản nổi tiếng Kikutaro Baba đã đặt tên cho loài này vào năm 1934. Baba là một nhà khoa học nghiên cứu về động vật thân mềm, ông đã mô tả 116 loài và có 14 loài có tên phân loại theo tên ông.
Đến đây thì có lẽ bạn đã biết rằng mặc dù có vẻ ngoài như vậy, nhưng chú sên biển có rất ít điểm chung với một chú thỏ bông thực tế. Tuy nhiên, chúng là loài động vật biển siêu dễ thương và hấp dẫn sống ở vùng biển ven biển Ấn Độ – Thái Bình Dương.
Hãy xem video dưới đây để xem một chú thỏ biển đang hoạt động.
Nguồn:
_https://mymodernmet.com/sea-bunnies-Jorunna-parva-slugs/
_https://blog.padi.com/5-facts-sea-bunny-slug/
_https://www.deepseanews.com/2015/07/the-science-of-sea-bunnies-youll-never-believe-the-top-ten-list-we-created-to-get-you-to-visit-our-website/
_https://www.youtube.com/watch?v=7n0t0iD6ae8
comments