Vai Trò Của Truyện Cổ Tích Giáo Dục Đạo Đức Cho Trẻ Em, Truyện Giáo Dục
Mục Lục
Nội dung
Một số truyện cổ tích Việt Nam hay nhất dành cho bé1. Truyện cổ tích “Sự tích hồ Ba Bể”2. Truyện cổ tích “Sự tích hồ Gươm”3. Truyện cổ tích “Sự tích cây vú sữa”4. Truyện cổ tích “Cây tre trăm đốt”5. Truyện cổ tích “Sọ dừa”6. Truyện cổ tích “Sự tích con muỗi”7. Truyện cổ tích “Tấm cám”Vai trò của truyện cổ tích đối với con
Một số truyện cổ tích Việt Nam hay nhất dành cho bé1. Truyện cổ tích “Sự tích hồ Ba Bể”2. Truyện cổ tích “Sự tích hồ Gươm”3. Truyện cổ tích “Sự tích cây vú sữa”4. Truyện cổ tích “Cây tre trăm đốt”5. Truyện cổ tích “Sọ dừa”6. Truyện cổ tích “Sự tích con muỗi”7. Truyện cổ tích “Tấm cám”Vai trò của truyện cổ tích đối với con
Đọc và kể truyện cổ tích cho bé là một trong những cách giáo dục tốt mà nhiều bậc cha mẹ áp dụng.
Bạn đang xem: Truyện cổ tích giáo dục đạo đức cho trẻ em
Mỗi câu chuyện kể bé nghe sẽ giúp bé có các bài học tốt về cách cư xử, về đạo đức, răn đe những điều xấu từ đó bé có nhận thức tốt và hiểu biết hơn. Đặc biệt là thói quen kể chuyện bé nghe trước khi ngủ.
Vừa giúp bé thư giãn, dễ ngủ, vừa giúp bé tăng khả năng tư duy, tưởng tượng, học hỏi nhiều điều hơn. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ cần lựa chọn các câu chuyện cổ tích hay, hấp dẫn phù hợp với độ tuổi và mang lại các bài học ý nghĩa cho bé.
Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây trong chuyên mục nuôi con để biết rõ về truyện cổ tích cho bé nhé.
Truyện cổ tích là gì? Nên chọn kể truyện cổ tích cho bé như thế nào?
Kể chuyện cổ tích Việt Nam và thế giới cho bé
Chúng ta đã quá quen thuộc với các câu chuyện cổ tích Việt Nam hằng ngày mà từ bé ông bà, bố mẹ hay kể cho chúng ta nghe. Vậy truyện cổ tích là gì?
Truyện cổ tích là một thể loại văn học dân gian, do ông bà, các thể hệ trước tự sáng tác và truyền từ đời này sang đời khác.
Thông thường các truyện cổ tích thường có yếu tố hư cấu gồm có các thể loại như truyện cổ tích thần kỳ, truyện cổ tích phiêu lưu. Hay cổ tích về các loại động vật, thực vật được nhân hóa thành con người.
Truyện cổ tích thường là các câu truyện ngắn, dễ đọc dễ hiểu và hay kể về các nhân vật hư cấu dân gian như là thần tiên, phù thủy, công chúa, hoàng tử, ông bụt, người cá,… thường đi kèm với các yếu tố như phép thuật, bùa chú.
Tuy nhiên, các bậc cha mẹ cần phân biệt rõ ràng giữa truyện cổ tích và các loại truyện dân gian khác như truyền thuyết hay các loại truyện ngụ ngôn,…
Truyện cổ tích thường có nội dung lạc quan, luôn kết thúc có hậu. Biểu hiện cái thiện thắng cái ác, kẻ xấu luôn luôn bị tiêu diệt, bị chế giễu. Người tốt thì được mọi người tôn vinh, yêu quý.
Truyện cổ tích thường được bắt đầu bằng câu “Ngày xửa, ngày xưa…” và kết thúc đặc trưng như “họ hạnh phúc bên nhau mãi mãi”.
Nên chọn nội dung truyện cổ tích thế nào để kể cho bé
Việc kể chuyện cổ tích cho trẻ là một phương pháp tốt giúp trẻ vừa giải trí mà lại vừa được giáo dục. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ cần phải lưu ý chọn truyện cổ tích thiếu nhi có nội dung phù hợp, đúng với lứa tuổi của trẻ bởi trẻ con rất mong manh.
Nếu các câu chuyện cổ tích cho bé nhưng lại có nhiều tình tiết ghê sợ. Hay bạo lực thì rất có thể làm ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Vậy nên chọn truyện cổ tích cho bé một cách cẩn thận:
Đầu tiên, cần chọn lọc các câu truyện cổ tích phù hợp với độ tuổi của bé. Với trẻ còn nhỏ khoảng dưới 4 tuổi thì không nên kể cho trẻ các câu chuyện quá dài, quá nhiều tình tiết. Nên chọn các câu chuyện gần gũi, mang tính giáo dục cao.Không nên chọn các truyện cổ tích có các yếu tố bạo lực, kinh dị cao. Vì có thể dễ ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Gây cảm giác sợ hãi, trẻ sẽ hay tưởng tượng đến các tình tiết đó.Nên chọn các câu chuyện có nhiều yếu tố thương cảm, hướng đến cái thiện, người tốt được tôn vinh để giáo dục trẻ. Đồng thời khi kể chuyện cho bé thì cần giảm nhẹ các tình tiết đấu tranh gay gắt để đảm bảo sự trong sáng trong tâm hồi trẻ.Cần chọn truyện cổ tích có các thông điệp giáo dục với các tính tiết cuốn hút, hấp dẫn. Điều này giúp trẻ hiểu được giá trị nhân văn của câu chuyện.
Đầu tiên, cần chọn lọc các câu truyện cổ tích phù hợp với độ tuổi của bé. Với trẻ còn nhỏ khoảng dưới 4 tuổi thì không nên kể cho trẻ các câu chuyện quá dài, quá nhiều tình tiết. Nên chọn các câu chuyện gần gũi, mang tính giáo dục cao.Không nên chọn các truyện cổ tích có các yếu tố bạo lực, kinh dị cao. Vì có thể dễ ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Gây cảm giác sợ hãi, trẻ sẽ hay tưởng tượng đến các tình tiết đó.Nên chọn các câu chuyện có nhiều yếu tố thương cảm, hướng đến cái thiện, người tốt được tôn vinh để giáo dục trẻ. Đồng thời khi kể chuyện cho bé thì cần giảm nhẹ các tình tiết đấu tranh gay gắt để đảm bảo sự trong sáng trong tâm hồi trẻ.Cần chọn truyện cổ tích có các thông điệp giáo dục với các tính tiết cuốn hút, hấp dẫn. Điều này giúp trẻ hiểu được giá trị nhân văn của câu chuyện.Nên chọn nội dung truyện kể cho bé như thế nào?
Như vậy, chọn truyện cổ tích để kể cho bé đóng vai trò rất quan trọng.
Một số truyện cổ tích Việt Nam hay nhất dành cho bé
1. Truyện cổ tích “Sự tích hồ Ba Bể”
Xin mời cha mẹ đọc truyện Sự tích hồ Ba Bể cho bé tại đây.
Bài học và ý nghĩa của câu chuyệnCâu chuyện “Sự tích hồ Ba Bể” là một câu truyện cổ tích hay. Nói về tấm lòng nhân hậu, yêu thương giúp đỡ bà lão ăn xin của hai mẹ con nghèo.
Cha mẹ nên kể chuyện cho bé nghe về “Sự tích hồ Ba Bể”Câu chuyện “Sự tích hồ Ba Bể” là một câu truyện cổ tích hay. Nói về tấm lòng nhân hậu, yêu thương giúp đỡ bà lão ăn xin của hai mẹ con nghèo.
Nhờ tấm lòng nhân ái, luôn sẵn sàng giúp đỡ bà lão trong lúc khó khăn, cưu mang người nghèo khổ đã giúp cho hai mẹ con khỏi kiếp nạn của thiên nhiên. Đồng thời hai mẹ con đã giúp dân làng tránh được cơn lũ quét.
Câu chuyện ca ngợi những người có tấm lòng nhân hậu, yêu thương giúp đỡ mọi người trong lúc hoạn nạn. Sẵn sàng cưu mang những người nghèo khổ.
Câu chuyện ca ngợi những người có tấm lòng nhân hậu, yêu thương giúp đỡ mọi người trong lúc hoạn nạn. Sẵn sàng cưu mang những người nghèo khổ.
Từ đó mang đến chúng ta bài học rằng: Cần phải biết yêu thương, giúp đỡ và đùm bọc mọi người trong những lúc khó khăn. Bởi vì khi chúng ta giúp đỡ mọi người là chúng ta đang làm điều tốt, điều thiện.
Và khi đó mọi người cũng sẽ sẵn sàng giúp đỡ chúng ta khi chúng ta gặp khó khăn.
Phim truyện cổ tích: Sự tích Hồ Ba Bể
2. Truyện cổ tích “Sự tích hồ Gươm”
Xin mời cha mẹ đọc truyện sự tích hồ Gươm cho bé tại đây.
Bài học và ý nghĩa của câu chuyệnTruyện Sự tích hồ Gươm là một câu chuyện nhằm giải thích tại sao lại có tên hồ Gươm hay còn gọi là hồ Hoàn Kiếm.Câu chuyện muốn ca ngợi chính nghĩa, ca ngợi cuộc chiến chống giặc ngoại xâm của người anh hùng Lê Lợi. Đồng thời thể hiện ước mơ được sống trong hòa bình của nhân dân ta.Câu chuyện này muốn dạy chúng ta bài học về lòng yêu nước. Cũng giống như trong câu chuyện việc đánh giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước được Long Vương giúp đỡ. Còn kẻ ác là lũ cướp nước, gây ra chiến tranh nên đã bị trừng phạt.
Truyện kể bé nghe: “Sự tích hồ Gươm”Truyện Sự tích hồ Gươm là một câu chuyện nhằm giải thích tại sao lại có tên hồ Gươm hay còn gọi là hồ Hoàn Kiếm.Câu chuyện muốn ca ngợi chính nghĩa, ca ngợi cuộc chiến chống giặc ngoại xâm của người anh hùng Lê Lợi. Đồng thời thể hiện ước mơ được sống trong hòa bình của nhân dân ta.Câu chuyện này muốn dạy chúng ta bài học về lòng yêu nước. Cũng giống như trong câu chuyện việc đánh giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước được Long Vương giúp đỡ. Còn kẻ ác là lũ cướp nước, gây ra chiến tranh nên đã bị trừng phạt.
Phim truyện cổ tích – Phim truyện thiếu nhi: Truyền thuyết Hồ Gươm
3. Truyện cổ tích “Sự tích cây vú sữa”
Xin mời cha mẹ đọc truyện cho bé về Sự tích cây vú sữa tại đây.
Bài học và ý nghĩa của câu chuyệnQua câu chuyện sự tích cây vú sữa, chúng ta thấy được tấm lòng yêu thương con của người mẹ, dạy chúng ta về lòng hiếu thảo trong gia đình.
Con bạn đã được nghe truyện cổ tích “Sự tích cây vú sữa” hay chưa?Qua câu chuyện sự tích cây vú sữa, chúng ta thấy được tấm lòng yêu thương con của người mẹ, dạy chúng ta về lòng hiếu thảo trong gia đình.
Là con cái, phải có trách nhiệm chăm lo, yêu thương, đối xử tốt, có hiếu với ba mẹ. Đừng để đến lúc cha mẹ đã không còn thì mới trở về chăm lo. Lúc này đã quá muộn rồi.
Câu chuyện muốn nhắc nhở chúng ta về công lao sinh thành, nuôi dưỡng, chăm sóc của người mẹ. Cho dù nhiều lúc ba mẹ có la mắng chúng ta thì cũng chỉ là muốn chúng ta thành người.
Câu chuyện muốn nhắc nhở chúng ta về công lao sinh thành, nuôi dưỡng, chăm sóc của người mẹ. Cho dù nhiều lúc ba mẹ có la mắng chúng ta thì cũng chỉ là muốn chúng ta thành người.
Ba mẹ luôn mong muốn mang đến những điều tốt đẹp nhất đến cho con mình. Ông bà ta thường có câu “Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”. Đừng vì vài câu la mắng mà giận dỗi, hiểu lầm bố mẹ.
Đồng thời câu chuyện muốn dạy chúng ta về lòng hiếu thảo. Từ xưa đến nay, hiếu thảo là đức tính tốt đẹp. Hiếu thảo là nền tảng đạo đức của con người. Ở trong gia đình mà không hiếu thảo với cha mẹ thì ra ngoài xã hội chưa chắc đã trở thành người tốt.Như vậy, hiếu thảo với cha mẹ là một đức tính, là một bài học mà câu truyện “Sự tích vú sữa” muốn nhắc nhở chúng ta. Vậy nên, chúng ta hãy yêu thương, hiếu thảo với cha mẹ khi còn có thể. Không ham chơi, lười biếng để không làm bố mẹ buồn.
Đồng thời câu chuyện muốn dạy chúng ta về lòng hiếu thảo. Từ xưa đến nay, hiếu thảo là đức tính tốt đẹp. Hiếu thảo là nền tảng đạo đức của con người. Ở trong gia đình mà không hiếu thảo với cha mẹ thì ra ngoài xã hội chưa chắc đã trở thành người tốt.Như vậy, hiếu thảo với cha mẹ là một đức tính, là một bài học mà câu truyện “Sự tích vú sữa” muốn nhắc nhở chúng ta. Vậy nên, chúng ta hãy yêu thương, hiếu thảo với cha mẹ khi còn có thể. Không ham chơi, lười biếng để không làm bố mẹ buồn.
Phim truyện cổ tích Việt Nam: Sự tích Cây Vú Sữa
4. Truyện cổ tích “Cây tre trăm đốt”
Xin mời cha mẹ đọc truyện cổ tích Việt Nam “Cây tre trăm đốt” cho bé tại đây.
Bài học và ý nghĩa của của câu chuyệnCâu chuyện “Cây tre trăm đốt” đã có một kết thúc có hậu. Người tốt bụng, lương thiện sau khi trải qua bao khó khăn gian khổ cuối cùng cũng sẽ nhận được sự hạnh phúc. Còn người ác độc cuối cùng cũng bị trừng phạt.
Con bạn chắc hẳn rất thích thú khi nghe kể chuyện cổ tích về “Cây tre trăm đốt”Câu chuyện “Cây tre trăm đốt” đã có một kết thúc có hậu. Người tốt bụng, lương thiện sau khi trải qua bao khó khăn gian khổ cuối cùng cũng sẽ nhận được sự hạnh phúc. Còn người ác độc cuối cùng cũng bị trừng phạt.
Trong câu chuyện, tên địa chủ tượng trưng cho những điều ác. Còn anh đầy tớ tượng trưng cho những người lương thiện.
Câu truyện muốn các bé rút ra bài học rằng hãy trở thành những con người lương thiện. Luôn chăm chỉ, thật thà và không tham lam nhé các em. Trong câu truyện cổ tích, anh đầy tớ lương thiện dù bị tên địa chủ lợi dụng làm việc nhưng cuối cùng được ông bụt giúp đỡ và có một cuộc sống mãi mãi hạnh phúc.
Câu truyện muốn các bé rút ra bài học rằng hãy trở thành những con người lương thiện. Luôn chăm chỉ, thật thà và không tham lam nhé các em. Trong câu truyện cổ tích, anh đầy tớ lương thiện dù bị tên địa chủ lợi dụng làm việc nhưng cuối cùng được ông bụt giúp đỡ và có một cuộc sống mãi mãi hạnh phúc.
Trong cuộc sống của chúng ta cũng vậy. Mọi việc chúng ta làm đều có nhân quả. Nếu chúng ta luôn làm điều tốt, đứng về lẽ phải, trở thành người lương thiện thì cuối cùng chúng ta cũng sẽ có một cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc.
Nếu chúng ta làm điều xấu, ủng hộ cái ác, làm hại người tốt thì cuối cùng chúng ta sẽ nhận lại bất hạnh trong một ngày không xa. Vì vậy các em hãy luôn làm người tốt, có ích cho xã hội nhé.
5. Truyện cổ tích “Sọ dừa”
Xin mời cha mẹ đọc truyện cổ tích Việt Nam chọn lọc “Sọ dừa” tại đây.
Bài học và ý nghĩa rút ra từ truyện cổ tích “Sọ dừa”Truyện cổ tích Sọ dừa là một câu chuyện muốn ca ngợi ủng hộ những ước mơ, hi vọng chân thành của con người. Chỉ cần cố gắng, kiên trì, chăm chỉ thì sẽ đạt được ước mơ của mình.Trong câu chuyện, bạn Sọ Dừa tuy gia đình nghèo khổ. Nhưng lại đem lòng yêu con gái nhà phú ông. Và kiên quyết muốn cưới cô bằng được. Nhờ lòng kiên trì, chăm chỉ chàng Sọ dừa đã vượt qua được mọi thử thách của ông phú ông và cưới được cô con gái út.
Truyện cổ tích “Sọ dừa”Truyện cổ tích Sọ dừa là một câu chuyện muốn ca ngợi ủng hộ những ước mơ, hi vọng chân thành của con người. Chỉ cần cố gắng, kiên trì, chăm chỉ thì sẽ đạt được ước mơ của mình.Trong câu chuyện, bạn Sọ Dừa tuy gia đình nghèo khổ. Nhưng lại đem lòng yêu con gái nhà phú ông. Và kiên quyết muốn cưới cô bằng được. Nhờ lòng kiên trì, chăm chỉ chàng Sọ dừa đã vượt qua được mọi thử thách của ông phú ông và cưới được cô con gái út.
Sau đó chàng Sọ dừa biến thành người khôi ngô tuấn tú. Lại đỗ trạng nguyên và họ sống hạnh phúc bên nhau mãi mãi. Đó là kết quả của sự chăm chỉ, kiên trì, kết quả của việc sẵn sàng theo đuổi ước mơ, không từ bỏ, dám vượt qua các rào cản khó khăn thời xưa như: Môn đăng hộ đối, hay chênh lệch giàu nghèo.
Đồng thời câu chuyện cũng phê phán những con người độc ác. Nhiều mưu mô thủ đoạn như là ông phú hộ và hai cô chị gái độc ác. Cuối cùng họ cũng phải trả giá về việc làm của mình.
Như vậy qua câu chuyện, các bé hãy luôn mơ ước, luôn hi vọng và theo đuổi ước mơ của mình đến cùng nhé. Hãy trở thành những con người chăm chỉ, tốt bụng, sẵn sàng theo đuổi ước mơ của mình. Kiên trì nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để đạt được những điều mình mong muốn.
Như vậy qua câu chuyện, các bé hãy luôn mơ ước, luôn hi vọng và theo đuổi ước mơ của mình đến cùng nhé. Hãy trở thành những con người chăm chỉ, tốt bụng, sẵn sàng theo đuổi ước mơ của mình. Kiên trì nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để đạt được những điều mình mong muốn.
6. Truyện cổ tích “Sự tích con muỗi”
Xin mời cha mẹ đọc truyện cổ tích “Sự tích con muỗi” cho bé tại đây.
Sự tích con muỗiBài học và ý nghĩa từ câu truyện cổ tích “Sự tích con muỗi”Câu truyện cổ tích mang lại cho các bé bài học về sự chung thủy có nghĩa có tình. Trong cuộc sống, chúng ta cần sống có tình có nghĩa. Biết ơn và đối xử tốt với những người đã cứu giúp, giúp đỡ mình. Là vợ chồng với nhau thì cần sống chung thủy, không phản bội, phụ bạc nhau.Trong câu chuyện cho ta thấy những kẻ phụ bạc, sống không có tình có nghĩa thì sẽ không có kết cục tốt đẹp. Những kẻ phụ bạc như người vợ, đã phụ lại công ơn của người chồng – Người đã cứu sống mình nên cuối cùng đã bị biến thành con muỗi.
Sự tích Việt Nam –Câu truyện cổ tích mang lại cho các bé bài học về sự chung thủy có nghĩa có tình. Trong cuộc sống, chúng ta cần sống có tình có nghĩa. Biết ơn và đối xử tốt với những người đã cứu giúp, giúp đỡ mình. Là vợ chồng với nhau thì cần sống chung thủy, không phản bội, phụ bạc nhau.Trong câu chuyện cho ta thấy những kẻ phụ bạc, sống không có tình có nghĩa thì sẽ không có kết cục tốt đẹp. Những kẻ phụ bạc như người vợ, đã phụ lại công ơn của người chồng – Người đã cứu sống mình nên cuối cùng đã bị biến thành con muỗi.
Suốt ngày sống ẩn nấp, đi theo con người để hút máu. Con muỗi đi đến đâu, đều bị mọi người xua đuổi, khi bay muỗi luôn kêu “o…o” như kêu than, tiếc thương.
Chính vì vậy, các bé cần phải biết ơn đối với người đã cứu giúp mình. Sống có tình có nghĩa để không chịu kết cục biến thành con muỗi như người vợ trong câu chuyện nhé.
7. Truyện cổ tích “Tấm cám”
Xin mời cha mẹ đọc truyện cổ tích Tấm Cám cho bé tại đây.
Bài học và ý nghĩa rút ra từ câu chuyện Tấm CámTruyện “Tấm Cám” mang đến bài học cho các em nhỏ rằng ở hiền sẽ gặp lành, ở ác sẽ gặp phải báo ứng. Các em cần phải sống lương thiện, giúp đỡ mọi người và không nên tham lam những thứ mà mình không có.Trong câu chuyện, cô Tấm ăn ở hiền lành nên đã được ông Bụt nhiều lần giúp đỡ. Đồng thời sự biến hóa của Tấm đã cho chúng ta thấy được sức sống mãnh liệt của con người, không chịu khuất phục trước cái ác.
Truyện cổ tích “Tấm cám”Truyện “Tấm Cám” mang đến bài học cho các em nhỏ rằng ở hiền sẽ gặp lành, ở ác sẽ gặp phải báo ứng. Các em cần phải sống lương thiện, giúp đỡ mọi người và không nên tham lam những thứ mà mình không có.Trong câu chuyện, cô Tấm ăn ở hiền lành nên đã được ông Bụt nhiều lần giúp đỡ. Đồng thời sự biến hóa của Tấm đã cho chúng ta thấy được sức sống mãnh liệt của con người, không chịu khuất phục trước cái ác.
Còn như mẹ con Cám, ăn ở ác độc, hại người nên đã phải chết thê thảm. Chính vì vậy, trong cuộc sống chúng ta cần sống lương thiện, hiền lành, giúp đỡ mọi người.
Xem truyện cổ tích Việt Nam: Tấm Cám
Vai trò của truyện cổ tích đối với con
Ở lứa tuổi thiếu nhi, trẻ không chỉ hoàn thiện dần về mặt thể chất mà còn hình thành dần các tính cách, tư duy và cảm xúc của mình. Trong giai đoạn này, trẻ rất ham học hỏi khám phá và tư duy tưởng tượng rất nhiều.
Cũng chính vì vậy mà truyện cổ tích đã trở thành một công cụ để bậc cha mẹ giáo dục trẻ.
1. Truyện cổ tích giúp bé nhận biết thế giới – Nhận biết các điều đúng sai trong cuộc sống và kích thích khả năng sáng tạo ở trẻ
Khi kể các câu truyện cổ tích khác nhau cho trẻ phản ánh đời sống văn hóa. Về cách sống khác nhau giúp trẻ hiểu biết hơn về sự khác nhau ở các quốc gia. Học được các điều tốt từ các câu chuyện.
Đồng thời, đây là giai đoạn trẻ phát triển mạnh về khả năng tư duy và sáng tạo. Vì vậy trẻ có thể tưởng tượng mọi thứ từ lời kể của bố mẹ, trẻ yêu ghét rõ ràng thông qua các nhân vật trong truyện.
Từ đó góp phần định hướng tính cách của trẻ.
2. Truyện cổ tích giúp trẻ nhận biết phải trái, đúng sai, thiện ác
Ở các câu truyện cổ tích thường có nội dung về sự đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, người tốt và kẻ xấu, yêu thương hay ghét bỏ. Đồng thời luôn có kết thúc có hậu, người tốt việc tốt luôn chiến thắng.
Từ đó tác động rất lớn đến tư duy, thái độ sống và nhận thức của trẻ. Trẻ có thể hiểu rằng làm việc ác sẽ bị trừng phạt. Còn làm việc tốt sẽ được mọi người yêu quý.
Một câu nói nổi tiếng của giám đốc Viện nghiên cứu Tâm Sinh lý học thần kinh – bà Goddard Blythe là: “Truyện cổ tích dạy trẻ các phân biệt cái đúng và cái sai, không phải không qua việc giáo dục trực tiếp, nhưng là qua những ngụ ý mà truyện muốn truyền tải”.
Truyện cổ tích giúp trẻ nhận biết phải trái, đúng sai, thiện ác
Như vậy truyện cổ tích giúp trẻ hiểu biết hơn. Từ đó hình thành suy nghĩ lạc quan trong trẻ là luôn hy vọng và tin vào mọi điều tốt đẹp trong cuộc sống.
3. Truyện cổ tích giúp trẻ phát triển khả năng tư duy
Khi bậc cha mẹ thường kể truyện cổ tích cho bé, sẽ giúp kích thích khả năng tư duy của trẻ. Bởi trẻ luôn tìm tòi khám phá, luôn tự đặt ra các câu hỏi.
Và sẽ đưa ra các nhận xét bình luận của mình về câu chuyện như là “phù thủy ác độc, con ghét phù thủy”. Trẻ sẽ nhận thức hơn về hành vi của mình, luôn hướng và tư duy theo những điều tốt.
4. Truyện cổ tích giúp trẻ điều khiển cảm xúc của bản thân mình
Các câu truyện cổ tích không chỉ giúp trẻ hiểu biết đúng sai. Mà nó còn giúp trẻ điều khiển các cảm xúc khác nhau của bản thân mình. Bởi vì trong các câu truyện cổ tích, các nhân vật trong truyện thường có các khả năng phi thường.
Là các anh hùng nhỏ tuổi, luôn luôn vượt qua mọi khó khăn, dũng cảm đương đầu với kẻ ác. Đấu tranh với điều xấu và đương nhiên kết thúc luôn có hậu. Người tốt, anh hùng sẽ chiến thắng.
Từ đó hình thành trong suy nghĩ của trẻ những ý nghĩ vượt qua nỗi sợ của bản thân. Trẻ luôn tưởng tượng một anh hùng trong chính bản thân mình và vượt qua mọi nỗi sợ, điều khiển tốt cảm xúc của mình.
Cha mẹ nên thường xuyên kể chuyện cho bé ngủ
Như vậy, truyện cổ tích đóng vai trò quan trọng và có những tác động tích cực đến khả năng tư duy, phát triển trí tưởng tượng, hình thành suy nghĩ trong trẻ. Đem đến những ước mơ hi vọng, đem đến những điều tốt đẹp. Giúp các em luôn muốn vươn lên, chinh phục những tầm cao mới.
Xem thêm: Phim Bạn Trai Tôi Là Cương Thi Vương Gia Tập 1, Xem Phim Cương Thi Vương Gia Tập Full Vietsub
khansar.net đã tổng hợp các câu truyện cổ tích hay và bài học rút ra để cha mẹ kể cho bé. Truyện cổ tích cho bé có vai trò rất quan trọng. Vì vậy cha mẹ nên thường xuyên kể chuyện cổ tích cho con nghe nhé.