VÒNG KINH KHÔNG PHÓNG NOÃN – Phòng Khám Đa Khoa Giang San – Bình Định
Vòng kinh không phóng noãn
I. ĐẠI CƯƠNG
– Vòng kinh không phóng noãn còn có tên gọi là vòng kinh một giai đoạn là hiện tượng người phụ nữ có kinh nguyệt nhưng trong chu kỳ kinh đó không có hiện tượng rụng trứng (rối loạn chức năng rụng trứng).
– Đây là nguyên nhân số một của vô sinh nữ và thường đi kèm với chu kỳ kinh nguyệt không đều: Không có chu kỳ hoặc vô kinh, chu kỳ dài hoặc ngắn, hoặc chu kỳ không đều.
– Nếu muốn mang thai, trứng càn phải được rụng và người phụ nữ cần phải có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn.
– Trước kia hiện tượng này được gọi là kinh nguyệt giả (pseudomen struation) vì theo quan niệm cũ, hành kinh phải là do bong một niêm mạc tử cung có chế tiết, nghĩa là có tác dụng của progesteron của giai đoạn hoàng thể sau phóng noãn. Nhưng ngày nay người ta quan niệm rộng rãi hơn: Bất cứ hiện tương ra huyết nào từ tử cung do bong niêm mạc tử cung dưới ánh hưởng của tụt hormon sinh dục nữ đều được coi là hành kinh.
– Độ dài của vòng kinh không phóng noãn có thể vẫn bình thường, nhưng thông thường ngắn hơn, khoảng 23 – 25 ngày.
– Không những vòng kinh không phóng noãn mà ngay những vòng kinh có hoàng thể kém cũng dễ ngắn hơn bình thường. Đó là do hoàng thể không hoạt động nên hormon của buồng trứng nhanh chóng tụt hơn hình thường.
II. NGUYÊN NHÂN
– Vòng kinh không phóng noãn hay gặp vào tuổi dậy thì và tuổi tiền mãn kinh.
– Vào tuổi dậy thì, vùng dưới đồi chưa chế tiết đầy đủ Gn – RH nên tuyến yên chế tiết không đầy đủ FSH làm nang noãn không chín, không đầy đủ LH làm nang noãn (dù chín) không phóng noãn.
– Còn vào tuổi tiền mãn kinh, buồng trứng không còn đủ nhạy cảm để trả lời thích đáng hormon của tuyến yên nên nang noãn không chín và không phóng noãn, mặc dầu LH có thể vẫn cao.
– Ngoài ra, sau sẩy thai những vòng kinh đầu tiên có thể không phóng noãn.
– Hiện tượng không phóng noãn có thể là cơ năng nhưng có thể trong một số ít trường hợp có tổn thương thực thể như u tuyến yên, hội chứng Stein – Lcvcnthal (buồng trứng đa nang).
– Vòng kinh không phóng noãn và rối loạn chức năng rụng trứng có thể phát sinh bởi một số yếu tố. Nguyên nhân phổ biến nhất của rối loạn chức năng rụng trứng là hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS). Các nguyên nhân tiềm năng khác của hiện tượng rối loạn chức năng rụng trứng bao gồm:
+ Béo phì
+ Trọng lượng cơ thể quá thấp
+ Tập thể dục cực độ
+ Tăng prolactin máu
+ Suy buồng trứng sớm
+ Tiền mãn kinh, hoặc dự trữ buồng trứng thấp
+ Rối loạn chức năng tuyến giáp (cường giáp)
+ Mức độ căng thẳng cực cao
III. LÂM SÀNG
– Về lâm sàng không có gì đặc trưng để phân biệt phóng noãn và không phóng noãn, mặc dầu người ta nhận xét thấy từ lâu rằng những vòng kinh không phóng noãn kết thúc bằng kỳ hành kinh không đau bụng, vì cũng có nhiều vòng kinh có phóng noãn mà cũng không đau bụng.
– Thông thường, phụ nữ có vòng kinh không phóng noãn sẽ có chu kỳ không đều. Trong trường hợp xấu nhất, họ có thể vô kinh.
– Nếu chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn 21 ngày, hoặc dài hơn 36 ngày, người phụ nữ có thể bị rối loạn chức năng rụng trứng.
– Nếu chu kỳ kinh nguyệt nằm trong phạm vi bình thường từ 21 đến 36 ngày, nhưng độ dài của chu kỳ thay đổi từ tháng này sang tháng khác, đó cũng có thể là dấu hiệu của rối loạn chức năng rụng trứng.
– Trong một số trường hợp, chu kỳ kinh nguyệt có thể gần như bình thường nhưng vẫn không rụng trứng, mặc dù điều này không phổ biến.
– Một chu kỳ kinh nguyệt mà sự rụng trứng không xảy ra được gọi là chu kỳ điều trị.
IV. CẬN LÂM SÀNG
– Nói chung, tất cá các phương pháp thăm dò sau đây đều chỉ có tính chất hồi cứu, nghĩa là chỉ phát hiện đươc sau khi phóng noãn, đã có mặt của hoàng thể và hormon của hoàng thể.
– Riêng xét nghiệm cổ tử cung còn có chút tính chất phỏng đoán và có ích thực tê trong điều trị vô sinh. Khi các dấu hiệu của cổ tử cung phát triển ở mức cao, tức là có biểu hiện của nang noãn chín, sắp phóng noãn, có thể tiến hành chỉ định những bước cụ thể như khuyên giao hợp, thụ tinh nhân tạo…
4.1. Xét nghiệm cổ tử cung
– Cần tất cả các thông số về các mặt như độ mở cổ tử cung, lượng chất nhầy, độ trong, độ loãng, độ kéo sợi, độ kết tinh hình lá dưong sỉ.
– Theo dõi nếu thấy sau khi tăng lên tới cực đại rồi tụt xuống nhanh chóng sau vài ngày là có phóng noãn vào ngày cực đại.
– Nếu xuống chậm và tính từ ngày có cực đại đến ngày hành kinh không được 10 ngày thì là không có phóng noãn, hoặc có phóng noãn nhưng hoàng thế yếu.
4.2. Làm tế bào học âm đạo nội tiết
– Theo dõi chỉ số ái toan và chỉ số nhân đông thấy không có đỉnh cực đại thì là không có phóng noãn.
4.3. Đo thàn nhiệt cơ sở
– Vào các sáng sớm trước khi xuống gường đúng giờ – lấy nhiệt độ ở hậu môn hay ở miệng, không lấy ở nách. Nếu thấy nhiệt độ thấp dươi 37 độ C, không có biểu hiện hai thì là không có phóng noãn vì không có mặt của pregnandiol, chất chuyển hoá của progesteron gây tăng thân nhiệt.
– Định lương LH vào giữa vòng kinh không thấy có đỉnh cao và/hoặc định lượng progesteron trong huyết tương vào tuần thứ ba của vòng kinh (trước khi hành kinh dự kiến một tuần) không thấy tăng là không có phóng noãn.
– Có thể định lượng pregnandiol trong nước tiểu 24 giờ, cũng không thấy tăng.
4.4. Soi ổ bụng
– Vào nửa sau của vòng kinh không thấy hoàng thể hoặc sẹo của hoàng thể.
– Theo dõi bằng siêu âm nếu thấy nang noãn ngày càng lớn lên rồi méo mó, nhỏ đi là có phóng noãn. Nếu không, là không có phóng noãn.
4.5. Sinh thiết niêm mạc tứ cung
– Vào cuối tuần lễ thứ ba của vòng kinh (trước khi hành kinh dự kiến một tuần) nếu không thấy niêm mạc tử cung có hình ảnh chế tiết là khỏng có phóng noãn.
V. Điều trị
– Điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân của vòng kinh không phóng noãn. Một số trường hợp có thể được điều trị bằng cách thay đổi lối sống hoặc chế độ ăn uống.
– Nếu trọng lượng cơ thể thấp hoặc tập thể dục khắc nghiệt là nguyên nhân hãy tìm cách tăng cân hoặc giảm bớt thói quen tập thể dục đủ để bắt đầu rụng trứng.
– Cũng vậy đối với béo phì. Nếu thừa cân, giảm 10% trọng lượng hiện tại có thể đủ để bắt đầu rụng trứng.
– Vòng kinh không phóng noãn trên thực tế chỉ có mục đích điều trị vô sinh. Đôi khi có mục đích điều trị rong kinh với ý nghĩ cho rằng rong kinh là do không có progesteron, kết quả của hiện tượng không phóng noãn.
– Đối với những vòng kinh không đều, không có phóng noãn có thể cho thuốc tránh thai uống trong 3 – 6 tháng. Sau khi ngừng thuốc sẽ có thể có hiệu ứng nhảy vọt, vùng dưới đồi tăng tiết Gn – RH và phóng noãn có thể xảy ra.
– Dựa trên cơ chế tranh chấp vị trí vùng dưới đối với estrogen, người ta có thể dùng clomifen citrat, một hoá chất có tác dụng kháng estrogen nhẹ, nhằm tạo nên hồi tác dương (feed – back positive), kích thích vùng dưới đồi tăng tiết Gn – RH, dẫn tới phóng noãn. Cho uống clomifen citrat 50mg x 1 – 2 viên/ngày, trong 5 – 10 ngày, bắt đầu từ ngày thứ 3 hay thứ 5 của vòng kinh. Trước kia người ta hay chỉ định từ ngày thứ 5 của vòng kinh, mỗi ngày 2 viên, trong 5 ngày. Hiện nay người ta có xu hướng cho uống thuốc từ ngày thứ 3 của vòng kinh.
– Phóng noãn thường xảy ra vào ngày thứ 14 của vòng kinh. Nhưng cũng có khi muộn hơn.
– Nếu sau khi theo dõi thấy nang noãn phát triển (qua siêu âm thấy nang noãn có đường kính trên 18 mm chẳng hạn), có thể cho hCG tiêm bắp 6.000 đến 10.000 đơn vị. Sẽ có phóng noãn trong vòng 12 – 24 giờ sau tiêm.
– Trên thực tế, ít khi chỉ thiếu LH mà không thiếu FSH, nên kích thích phóng noãn đơn thuần bằng hCG (tương đưong tác dụng với LH) ít đem lại kết quả. Nhiều khi người ta phải kích thích nang noãn phát triển trước bằng FSH (biệt dược Human Meno Pausal Gonadotropin) rồi mới kích thích phóng noãn bằng hCG sau (biệt dược của hCG có choriogonin, Pregnyl…).
– Có thể kết hợp cho clomifen xitrat và hCG. Cho clomifen citrat trước như thường lệ. Đến gần ngày dự kiến phóng noãn, cho thêm hCG, liều lượng như đã nói trên.
– Có thể kết hợp dùng những hiện pháp bồi phụ. Đó là những biện pháp không tác dụng trực tiếp đối với phóng noãn mà chỉ giúp đỡ thêm. nhưgiảm căng thẳng, thay đổi hoàn cảnh sống, hoàn cảnh công tác, nơi ở, tắm nước nóng, nước suối nóng, chạy sóng ngắn, cho vitamin A, E, C … v.v …
– Đối với phụ nữ bị buồng trứng đa nang (PCOS), các thuốc nhạy cảm với insulin như metformin có thể giúp phụ nữ bắt đầu rụng trứng trở lại. Cần sáu tháng điều trị trước khi bạn biết liệu metformin có hoạt động hay không.
– Sau đó, hãy thử test nhanh chẩn đoán có thai. Nếu metformin đơn độc không có ích, sử dụng kết hợp các loại thuốc hỗ trợ sinh sản đã được chứng minh là làm tăng cơ hội thành công ở những phụ nữ không rụng trứng.
– Hầu hết các thuốc hỗ trợ sinh sản nữ giới hiện nay đều có chức năng cung cấp các hormone cần thiết cho cơ thể phụ nữ với một liều lượng nhất định. Các hormone này có tác dụng đảm bảo sự phát triển bình thường của buồng trứng, kích thích trứng chin và rụng đúng chu kỳ. Điều hoà chu kỳ kinh nguyệt đang bị rối loạn kinh để bình thường hoá chu kỳ kinh.
– Ngoài ra thuốc hỗ trợ sinh sản còn cung cấp các khoáng chất, vitamin thiết yếu cho cơ thể phụ nữ để chuẩn bị tốt cho quá trình thụ thai và mang thai diễn ra. Một số sản phẩm thuốc hỗ trợ sinh sản nữ giới bao gồm: Pregnasitol, Femifortil, Ovu fort
– Thuốc trị ung thư Letrozole (Femara) có thể thành công hơn trong việc kích hoạt rụng trứng ở phụ nữ mắc PCOS.
– Nếu nguyên nhân của vòng kinh không phóng noãn là suy buồng trứng sớm hoặc dự trữ buồng trứng thấp, thì thuốc sinh sản ít có tác dụng. Nhưng điều đó không có nghĩa là người phụ nữ không thể mang thai với trứng của chính mình. Một số phụ nữ sẽ không thể thụ thai với trứng của chính họ và có thể yêu cầu điều trị IVF từ người hiến tặng.
Thạc sĩ, Bác sĩ Trương Tản Viên