VNPost | Tiết kiệm Bưu điện

Tiết kiệm Bưu điện là dịch vụ ngân hàng được Tổng công Bưu điện Việt Nam và Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt hợp tác cung cấp tại các Phòng giao dịch Bưu điện PGDBĐ) đặt tại các Bưu cục của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Pháp luật.

Các sản phẩm, dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện hiện đang được cung cấp tại các PGDBĐ chủ yếu là: Tiền gửi Tiết kiệm có kỳ hạn; Tiết kiệm gửi góp; Dịch vụ cho vay tiêu dùng (đối với người hưởng lương hưu và CBCC, LLVT) và các dịch vụ Tài khoản/Thẻ thanh toán.

“Năm mới an khang – Quà vàng may mắn”

Từ ngày 1/1 – 31/3/2022 Khách hàng gửi tiết kiệm tại Bưu điện Việt Nam có cơ hội nhận quà tặng tiền mặt lên tới 0,2% tiền gửi 

Tham khảo thông tin chi tiết về chương trình khuyến mại, lãi suất tiền gửi… Quý khách hàng có thể để lại thông tin tại đây hoặc liên hệ:

–       Tổng đài: 1900.54.54.81

–       Facebook Page: https://www.facebook.com/vnpost.vn/

–       Hoặc tại các bưu cục, điểm văn hóa xã cung cấp dịch vụ trên toàn quốc.

– Khách hàng là cá nhân có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự và có nhu cầu gửi tiền tiết kiệm tại Bưu Điện Việt Nam.

– Khách hàng mang theo theo CMND/Hộ chiếu/Căn cước công dân/Giấy tờ tương đương còn hiệu lực tới điểm Bưu điện gần nhất để sử dụng dịch vụ.

Gửi tiết kiệm tại Bưu điện Việt Nam ưu đãi lãi suất tới 6,99%

Quý khách tra cứu bảng lãi suất tiền gửi tại đây hoặc liên hệ tổng đài: 1900.54.54.81 để được tư vấn.

–       Lãi suất cạnh tranh, thủ tục đơn giản.

–       Phương thức giao dịch đơn giản, nhanh chóng, an toàn, chính xác.

–       Được áp dụng chính sách ưu tiên lãi suất đối với khách hàng từ 40 tuổi trở lên và các khoản tiền gửi lớn, kỳ hạn dài.

–       Cung cấp dịch vụ tất cả các ngày trong tuần, kể cả Thứ bảy, Chủ Nhật (theo thông báo cụ thể của từng Bưu cục).

–       Khách hàng có thể thực hiện các giao dịch gửi, rút tiền tại hơn 1.000 Bưu cục cung cấp dịch vụ trên toàn quốc.

–       Loại tiền: VND

–       Số dư tối thiểu: 50.000 VND.

–       Kỳ hạn: Kỳ hạn được xác định tháng hoặc năm nhưng tối đa không quá 60 tháng.

–       Lãi suất: Theo từng kỳ hạn và được công bố trong từng thời kỳ.

–       Hình thức trả lãi: Trả lãi trước, trả lãi sau và trả lãi định kỳ (theo tháng, quý)

–       Tất toán Sổ tiết kiệm: 

o    Khách hàng được phép tất toán bất kỳ thời gian nào, tuy nhiên nếu tất toán trước hạn Khách hàng chỉ được hưởng lãi suất không kỳ hạn thấp nhất tại thời điểm rút tiền. 

o    Đến hạn Khách hàng không tới lĩnh, Hệ thống tự động thực hiện nhập lãi vào gốc và chuyển sang kỳ hạn mới tương đương hoặc kỳ hạn dưới gần nhất với lãi suất tương ứng đang áp dụng tại thời điểm sổ đáo hạn.

–       Có thể dùng Sổ tiết kiệm làm tài sản đảm bảo.

–       Khách hàng có nhiều kỳ hạn để lựa chọn với lãi suất hấp dẫn, thủ thục đơn giản

–       Khách hàng có thể thực hiện việc gửi rút tiền tại bất cứ PGDBĐ nào thuộc hệ thống

–       Khách hàng có thể gửi tiền một nơi và tất toán nhiều nơi tại bất kỳ PGDBĐ thuộc hệ thống Bưu điện.

Khách hàng có thể cầm cố Sổ tiết kiệm để vay một cách dễ dành và nhanh chóng

Câu 1: Tôi muốn biết về điểm cung cấp dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện?
 
Điểm cung cấp dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện được gọi là Phòng giao dịch Bưu điện (PGDBĐ). Đó là Bưu cục hoặc điểm Bưu điện văn hóa xã thuộc mạng lưới Bưu chính do Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam quản lý và được Ngân hàng Bưu điện Liên Việt lựa chọn để cung cấp dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện cho khách hàng. Xin Quý khách truy cập vào đây để biết thêm thông tin chi tiết về mạng lưới PGDBĐ.

Câu 2: Tôi có thể gửi tiết kiệm với số tiền tối thiểu là bao nhiêu?

Bạn có thể gửi tiết kiệm tại PGDBĐ dưới nhiều hình thức tiết kiệm khác nhau với số tiền giao dịch tối thiểu là 50.000 VNĐ.


Câu 3: Tôi có thể mở tài khoản tiết kiệm gửi góp bằng hình thức nào?

Khách hàng được mở tài khoảngửi góp bằng tiền mặt hoặc trích từ tài khoản TKCN củachính mình.

Câu 4: Khi giao dịch trên tài khoản tiết kiệm của mình,tôi bắt buộc phải xuất trìnhnhững giấy tờ gì?

Khách hàng cần mang theo 1 trong 4 loại giấy tờ tùy thân còn hiệu lực sử dụng (CMND, CCCD, Hộ chiếu, CMQĐ).

Câu 5: Khách hàng không biết chữ có thể đến gửi tiền tiết kiệm tại PGDBĐ không?

Có. Giao dịch viên tại PGDBĐ sẽ hướng dẫn khách hàng nhờ người khác viết hộ,đồng thời hướng dẫn khách hàng điểm chỉ dấu vân tay trên ngón trỏ của hai bàn tay thay cho chữ ký mẫu.


Câu 6: Tôi có thu nhập đều đặn hàng tháng, muốn gửi tiết kiệm thì nên sử dụng hình thức tiết kiệm nào?

Bạn có thể sử dụng hình thức tiết kiệm gửi góp với các kỳ hạn linh động: 06, 09, 12, 18, 24, 36, 48, 60 tháng.


Câu 7: Tôi có số tiền lớn không có nhu cầu dùng đến, muốn lĩnh lãi để sử dụng theo tháng/ quý tôi nên sử dụng hình thức tiết kiệm nào?

Bạn có thể sử dụng hình thức tiết kiệm có kỳ hạn lĩnh lãi định kỳ theo tháng (kỳ hạn 06, 12, 24 tháng) hoặc theo quý (kỳ hạn 12, 24 tháng)

Lĩnh lãi hàng tháng từ 02 tháng,03,04,05,06,07,08,09,10,11,12,13,15,16,18,24,25,36,48,60 tháng; Hàng quý (6,9,12,15,18,24,36,48,60 tháng)


Câu 8: Công việc của tôi phải luôn di chuyển, tôi muốn sử dụng dịch vụ tiết kiệm tại PGDBĐ tôi nên sử dụng hình thức tiết kiệm nào?

Bạn có thể sử dụng hình thức tài khoản tiết kiệm cá nhân (TKCN). Với hình thức tiết kiệm này, bạn có thể gửi, rút tiền và chuyển khoản trên tài khoản TKCN tại mọi PGDBĐ nối mạng. Riêng trường hợp bạn có nhu cầu rút tiền mặt tại PGDBĐ nối mạng không phải là nơi mở tài khoản TKCN,số lần rút tối đa là 3 lần/ngày và số tiền rút tối đa 15.000.000đồng/ngày.

Quy định về số lần rút và số tiền rút tối đa sẽ thay đổi trong từng thời kỳ


Câu 9: Tôi có một số tiền nhàn rỗi muốn gửi tiết kiệm, nhưng lo lắng khi có nhu cầu rút một phần sợ mất lãi suất ban đầu. Tôi nên sử dụng hình thức tiết kiệm nào?

Bạn có thể sử dụng hình thức tiết kiệm có kỳ hạn rút gốc linh hoạt với kỳ hạn 03, 06, 12, 24 tháng. Trong thời gian gửi tiền, khi có nhu cầu, bạn có thể rút một phần tiền gửi trước hạn, số tiền còn lại trong sổ tiết kiệm có kỳ hạn rút gốc linh hoạt vẫn được hưởng lãi có kỳ hạn như đăng ký ban đầu.

Sản phẩm huy động rút gốc linh hoạt đã dừng triển khai trên mạng lưới bưu điện từ 01/10/2017 theo Quyết định số 10094/2017/QĐ-LietVietPostBank ngày29/09/2017 v/v Dừng triển khai sản phẩm huy động “Tiết kiệm có kỳ hạn rút gốc linh hoạt trên hệ thống PGDBĐ”


Câu 10: Nếu tôi gửi sổ tiết kiệm ở PGDBĐ tôi có thể gửi rút/tất toán tại các PGDBĐ khác được không?

Rất tiếc. Hiện tại, đối với sổ tiết kiệm có kỳ hạn và gửi góp, khách hàng vẫn thực hiện việc rút tiền/tất toán tại PGDBĐ gốc (PGDBĐ mà khách hàng gửi sổ tiết kiệm).

– Khách hàng có thể gửi tiền một nơi và tất toán nhiều nơi tại bất kỳ PGDBĐ thuộc hệ thống Bưu điện


Câu 11: Cho tôi hỏi tiết kiệm không kỳ hạn tại PGDBĐ là tiết kiệm như thế nào?

Là hình thức tiết kiệm mà khách hàng có thể rút tiền theo yêu cầu vào bất kỳ ngày làm việc nào của PGDBĐ mà không cần báo trước. Tiết kiệm không kỳ hạn không mở mới,chỉ áp dụng đối với tài khoản TKGG quá hạn. Khi sử dụng sản phẩm này,khách hàng chỉ được rút tiền tại PGDBĐ gốc nơi mở tài khoản TKGG.Nếu có nhu cầu gửi tiết kiệm không kỳ hạn, khách hàng có thể mở tài khoản TKCN. Với hàng trăm PGDBĐ cung cấp dịch vụ, khách hàng có thể gửi, rút và chuyển tiền thuận lợi khi tới bất kỳ tỉnh, thành phố nào.


Câu 12: Tôi muốn kiểm tra số dư trong tài khoản cá nhân mở tại PGDBĐ?

Quý kháchvui lòng mang theogiấy tờ tùy thân đến PGDBĐ để được hỗ trợ.Trong thời gian sắp tới, chúng tôi sẽ cố gắng triển khai các tiện ích mới để đáp ứng nhu cầu của quý khách hàng như vấn tin số dư tài khoản, vấn tin các giao dịch phát sinh trên tài khoản,… qua dịch vụ Mobile banking, SMS banking.


Câu 13: Tôi quên chữ ký,đến PGDBĐ không rút được tiền. Đề nghị hỗ trợ trong trường hợp này.

Quy định chữ ký trên chứng từ giao dịch khi khách hàng rút tiền phải giống với chữ ký mẫu không phải làm khó khách hàng mà nhằm bảo vệ tài sản cho khách hàng. Đối với trường hợp quên chữ ký, khách hàng có thể nhờ cơ quan nơi công tác hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú xác định nhân thân và bảo lãnh để đủ điều kiện rút tiền.

Câu 14: Bố của tôi sở hữu sổ tiết kiệm nhưng đang bị bệnh nặng/đi xa. Vậy tôi có thểrút tiền/tất toán sổ tiết kiệm được không?

-Trong trường hợp người thân của khách hàng(chủ sở hữu sổ tiết kiệm)bị bệnh/đi xa, không thực hiện được giao dịch,khách hàng hoàn toàn có thểthực hiện rút tiền trên sổ tiết kiệm thay cho người thân.

-Khách hàng liên hệ với PGDBĐ nơi mở sổ tiết kiệm để được hướng dẫn hình thức rút tiền phù hợp (trả tiền tiết kiệm cho người được ủy quyền hoặc trả tiền tiết kiệm trong trường hợp chủ sở hữu sổ tiết kiệm bị bệnh không thực hiện được giao dịch) và hoàn thiện đầy đủ hồ sơ, giấy tờ theo yêu cầu.


Câu 15: Tôi gửi tiết kiệm tại PGDBĐ, ép plastic/dẻoquyển sổ tiết kiệm/Tôi bị rách sổ tiết kiệm. Vậy tôi có thể tất toán sổ được không?

Trong trường hợp Sổ tiết kiệmbị rách/ép plastic/ép dẻo, Quý khách liên hệ vớiPGDBĐgốc để yêu cầu cấp mới sổ tiết kiệm. Sau khinhận được sổ tiết kiệm mới, khách hàng có thể thực hiện các giao dịch bình thường (bao gồm cả giao dịch rút tiền, tất toán).


Câu 16: Tôi không xin được xác nhận của Ủy ban phường trên giấy rút tiền thừa kế theo pháp luật? Vậy tôi phải làm thế nào?

Quý khách có thể thực hiện việc xác nhận trên Giấy đề nghị rút tiền tại Phòng công chứng. Trường hợp muốn biết thêm thông tin chi tiết, Quý khách vui lòng liên hệ với PGDBĐ để đượchỗ trợ.


Câu 17: Tôi hỏi cách tính lãi trong trường hợp tôi không gửi tiền gửi góp trong 2 tháng?

Trường hợp trong tháng gửi góp,khách hàng không đến nộp tiền gửi góp thì khách hàng sẽ được hưởng lãi suất không kỳ hạn trên toàn bộ số dư tại ngày cuối tháng.


Câu 18: Khi lãi suất tiết kiệm gửi góp có sự thay đổi, Ngân hàng áp dụng lãi suất với các sổ tiết kiệm gửi góp đang lưu hành như thế nào?

Áp dụng lãi suất mới vào tháng tiếp sau tháng thay đổi lãi suất

Câu 19: Nếu tháng đến hạn không có ngày trùng với ngày gửi tiền thì ngày đến hạn của khách hàng được tính như thế nào?

Ngày đến hạn là ngày cuối cùng của tháng đó.


Câu 20: Khi có thay đổi lãi suất, loại dịch vụ nào được áp dụng lãi suất mới kể từ ngày thay đổi lãi suất (đối với các tài khoản đã mở trước ngày thay đổi lãi suất)?

Dịch vụ tiết kiệm cá nhân.


Câu 21: Cho tôi hỏi ngày định kỳ gửi tiền tại PGDBĐ là như thế nào? Tôi gửi tiết kiệm gửi góp.

Hàng tháng,khách hàng gửi tiền vào Tài khoản tiết kiệm gửi góp một khoản tiền nhất định, theo số tiền khách hàng đã đăng ký trong lần giao dịch đầu tiên. Khách hàng có thể gửi tiền vào bất kỳ ngày nào trong tháng.


Câu 22: Trường hợp bố mẹ muốn gửi tiền cho con chưa đến tuổi vị thành niên thì con có được đứng tên trên sổ tiết kiệmtại PGDBĐkhông?

Người chưa đến tuổi vị thành niên chỉ có thể thực hiện các giao dịch tiết kiệm tại PGDBĐ thông qua người giám hộ, người đại diện theo pháp luật.


Câu 23: Khi mất sổ tiết kiệm tôi phải làm như thế nào?

Khi mất sổ tiết kiệm, khách hàng thông báo ngay cho PGDBĐ nơi mở sổ bằng thư, fax (không chấp nhận bằng điện thoại) và đến PGDBĐ để làm thủ tục báo mất sổ tiết kiệm.


Câu 24: Nếu sổ gửi chưa đến hạn mà cần tiền, không muốn rút ra trước hạn, có thể vay thế chấp bằng sổ đó được không?

Khách hàng có thể vay thế chấp bằng sổ đó tại các Chi nhánh củaNgân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt trên địa bàn.


Câu 25: Khách hàng gửi có kỳ hạn rút gốc linh hoạt, khách hàng có thể rút dần cho đến khi hết toàn bộ số tiền gốc mà không cần tất toán tài khoản hay vẫn phải thực hiện tất toán tài khoản?

Khách hàng chỉ có thể rút tiền đến khi tài khoản còn số dư tối thiếu là 100.000 VNĐ.


Câu 26: Tiền gửi tiết kiệm của tôi tại PGDBĐ đã được bảo hiểm tiền gửi không?

Mọi tài khoản tiền gửi tiết kiệm của Quý khách mở tại PGDBĐ đã được Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt mua bảo hiểm tiền gửi theo quy định.

Câu 27: Thông tin về tài khoản tiết kiệm của tôi có được bảo mật không?

Tiền gửi tiết kiệm của Quý khách hàng được đảm bảo an toàn, bí mật, trừ trường hợp Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt phải có trách nhiệm cung cấp cho các cơ quan có thẩm quyền thông tin về khách hàng và thông tin về các tài khoản, giao dịch liên quan theo đúng quy định của Pháp luật

Câu 28: Phòng Giao dịch Bưu điện thực hiện phong tỏa tài khoản của khách hàng trong các trường hợp nào?

Theo yêu cầu của khách hàng hoặc theo yêu cầucủa cơ quan Pháp luật có thẩm quyền.


Câu 29: Tôi có thể tất toán sổ tiết kiệm đang trong tình trạng báo mất sổ không?

Sau khi khách hàng báo mất sổ tiết kiệm, thời gian Bưu điện thẩm định và xét duyệt hồ sơ báo mất của khách hàng tối đa là 15 ngày làm việc. Sau khi hoàn tất công tác thẩm định, trong trường hợp khách hàng không yêu cầu cấp lại sổ thì PGDBĐ sẽ thực hiện tất toán sổ tiết kiệm cho khách hàng.


Câu 30: Tôi đang sử dụng sản phẩm tiết kiệm có kỳ hạn rút 1lần và sản phẩm tiết kiệm gửi góptại bưu cục. Nếu đến ngày tất toán mà tôi khôngđến thực hiện giao dịch thì xử lýnhư thế nào?

Đến ngày tất toán mà khách hàng khôngđến thực hiện giao dịch thì lãi sẽ được nhập gốc thành gốc mới. Gốc mới sẽ được kéo dài thêm một kỳ hạn tương ứng với kỳ hạn ban đầu.

Câu 31: Tôi đang sử dụngdịch vụTiết kiệm có kỳ hạn tại PGDBĐ. Nếu tôi tất toán trước hạn thì như thế nào?

Nếu tất toán trước hạn thìsổ tiết kiệmcủakhách hàng được hưởng lãi suất không kỳ hạn áp dụng tại thời điểm tất toán.


Câu 32: Khách hàng muốn in sao kê giao dịch tài khoản mở tại PGDBĐ?

Quý khách vui lòng mang theo CMT hoặc giấy tờ tùy thân đền PGDBĐ nơi mở tài khoản để được hỗ trợ


Câu 33: Khách hàng đăng ký trích chuyển tự động từ TKCN sang gửi góp, nếu TKCN không đủ tiền thì chương trình có tự động trích không, nếu không thì khách hàng có thể nộp bằng tiền mặt được không hay coi như tháng đó khách hàng không gửi tiền?

Khách hàng đăng ký trích chuyển tự động từ tài khoảnTKCN sang tài khoản tiết kiệm gửi góp, nếu tài khoản TKCN không đủ tiền thì chương trình không tự động trích. Khách hàng có thể nộp tiền mặt tại PGDBĐ nối mạng.

Câu 34: Tôi là khách hàng doanh nghiệpvà có nhu cầu sử dụng dịch vụ nhờ trả lương qua hệ thống PGDBĐ. Đề nghị cho biết thủ tục này.

Hiện Ngân hàng Bưu điện Liên Việt đang cung cấp dụng dịch vụ chi hộ lương cho các doanh nghiệp qua hệ thống PGDBĐ.Để thực hiện dịch vụ này, doanh nghiệp cần ký hợp đồng với Ngân hàng và người thụ hưởng cần mở tài khoản tiết kiệm cá nhân tại hệ thống PGDBĐ. Để biết thêm thông tinchi tiết, đề nghị Quý khách vui lòng liên hệ Bưu điện gần nhất


Câu 35: Một tổ chức muốn gửi tiền ở Tiết kiệm Bưu điện có được không?

Hiện nay, hệ thống PGDBĐ chỉ cung cấp dịch vụ gửi tiền tiết kiệm cho khách hàng cá nhân.