VAI TRÒ CỦA GIÁO VIÊN GIÚP TRẺ CẢM THẤY TRƯỜNG HỌC NHƯ “NGÔI NHÀ THỨ HAI”

VAI TRÒ CỦA GIÁO VIÊN GIÚP TRẺ CẢM THẤY TRƯỜNG HỌC NHƯ “NGÔI NHÀ THỨ HAI”

  • calendar

    26/08/2019


Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới, giáo viên đóng vai trò chính trong việc giúp học sinh cảm thấy gắn bó với trường học và đạt những kết quả tốt ở trường. Hơn thế nữa, mối quan hệ gắn bó giữa giáo viên và học sinh còn giúp trẻ tăng cường khả năng tiếp thu các giá trị học thuật – xã hội tốt hơn và phát triển toàn diện bản thân nhiều năm về sau. 

 


Tầm quan trọng của việc cải thiện sự kết nối giữa giáo viên và học sinh

Hội đồng Nghiên cứu Giáo dục Úc (ACER) năm 2018 đã công bố một báo cáo về “cảm giác thuộc về trường học” của sinh viên Úc. Theo báo cáo này, khi phần lớn các sinh viên Úc cảm thấy thân thuộc ở trường thì lại có một số sinh viên không cảm thấy như vậy, con số này chiếm khoảng ⅕ trong một lớp học trung bình. Cảm giác này cũng khác nhau giữa các sinh viên nam và nữ, tuổi tác và xuất thân của học sinh.

Cảm giác “thuộc về trường học” là một thuật ngữ để cập đến mức độ mà học sinh cảm thấy được giáo viên và bạn bè tôn trọng, chấp nhận, hỗ trợ tại trường học. Cảm giác này đối với các nhà giáo dục rất quan trọng vì nó liên kết với sự chú ý và nỗ lực trong lớp, sự kiên trì và hoàn thành các hoạt động học tập. Hơn thế nữa, nó còn giúp các nhà giáo dục lên kế hoạch thực hành và đưa ra các chương trình hiệu quả để hỗ trợ học sinh trong lớp học và nhà trường.

Và nếu cảm giác “thuộc về trường học” được phát huy hiệu quả, các nhà giáo dục có thể hỗ trợ học sinh phát triển tình cảm và tăng cường động lực, nỗ lực và thành tích của các em trong suốt quá trình học ở trường. Việc cải thiện “cảm giác thuộc về trường học” cũng có thể nâng cao cả thành tích của học sinh. Nghiên cứu cho thấy những học sinh được báo cáo có ý thức cao trong trường học thường nỗ lực nhiều hơn và có động lực hơn. Thậm chí theo nghiên cứu quốc tế, khi học sinh cảm thấy mình là một phần của cộng đồng trường học, các em sẽ tích cực tham gia vào các hoạt động học thuật và phi học thuật hơn.

Một nghiên cứu của Mỹ cho thấy sinh viên sẽ có ý thức cao nhất về sự xa cách với trường học từ năm lớp 7 – 11. Và cùng cảm giác này, sự gắn bó và đam mê học tập của học sinh cũng giảm. Sự giảm sút này có thể là do sự không phù hợp giữa các học sinh về nhu cầu tự chủ, tương tác và môi trường học tập của các em. Nguyên nhân có thể là do học sinh cảm thấy ít được hỗ trợ và quan tâm, giáo viên quá kiểm soát hoặc cơ hội tự chủ bị hạn chế…

Tương tự, một nghiên cứu ở Phần Lan cho thấy cảm giác thân thuộc với trường học của học sinh sẽ suy yếu đáng kể cụ thể là vào cuối năm lớp 8. Điều này có thể là do học sinh cấp hai cần thích nghi với mạng xã hội và với giáo viên nhiều hơn. Trường hợp này cũng xảy ra tương tự tại các trường trung học Úc.

 


Năm điều giáo viên có thể giúp học viên cải thiện sự gắn bó với trường học

Đi cùng với “cảm giác thuộc về trường học”, giáo viên chính là những người quan trọng nhất giúp trẻ hòa nhập và “nuôi dưỡng” cảm giác thân thuộc này. Nếu một học sinh có cảm giác giáo viên của mình quan tâm và chấp nhận, các em sẽ có nhiều khả năng tiếp thu các giá trị học thuật và xã hội tốt hơn.

Để làm được điều này, các chuyên gia giáo dục đã đưa ra những phương pháp hữu ích mà giáo viên hoàn toàn có thể áp dụng vào lớp học như “chìa khóa” xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với học viên mỗi ngày:

Tạo ra một môi trường học tập chất lượng cao, ưu tiên các mối quan hệ giáo viên – học sinh, giúp hỗ trợ về học thuật lẫn cảm xúc cho các học viên nhạy cảm, thể hiện sự quan tâm, thấu hiểu dành cho đến học viên.

Có quan điểm đối xử tôn trọng và công bằng thúc đẩy mối quan hệ đồng đẳng tích cực và tôn trọng lẫn nhau giữa các bạn cùng lớp để thiết lập ý thức tích cực trong lớp học.

Luôn lắng nghe tiếng nói, tâm tư nguyện vọng để đáp ứng nhu cầu của học sinh và phối hợp với nhà trường lập kế hoạch cho học sinh có nguy cơ bị cô lập ở trường như có nền tảng văn hóa hoặc ngôn ngữ khác nhau, trẻ khuyết tật hoặc xuất phát từ một môi trường văn hóa khác biệt. Trẻ sẽ có thái độ tích cực hơn và động lực học tập lớn hơn nếu giáo viên của họ quan tâm đến trẻ và đưa ra phản hồi, hướng dẫn học tập và giúp đỡ khi cần thiết.

Ngoài các phương pháp được đề cập trên đây để hỗ trợ học sinh, giúp các em phát triển tình cảm, hành vi và xã hội, nhà trường và giáo viên cũng cần những chính sách để hỗ trợ sinh viên có nguy cơ cô lập cao.

Cuối cùng, nhà trường và giáo viên cũng nên khuyến khích phụ huynh tham gia vào trường học để xây dựng các kết nối xã hội giữa gia đình và trường học tạo ra một văn hóa trường học được học sinh chấp nhận và gắn bó.

Tất cả những “chiến lược” trên sẽ từng bước cải thiện cảm giác “thuộc về trường học”,  làm tăng ý thức và giảm tỷ lệ bỏ học dẫn đến thành tích học tập được cải thiện ở những học sinh có nguy cơ cao.


Thông tin tham khảo: 


Bài viết: “Teachers play a key role in helping students feel they ‘belong’ at school” – Tác giả Megan Pedler – Phó Giảng viên & Nghiên cứu sinh Tiến sĩ Giáo dục, Đại học  Southern Cross, Úc