​​​​​​​VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN ỨNG VỚI YÊU CẦU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC …

I. MỤC ĐÍCH

Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học là căn cứ của việc quản lý, chỉ đạo, tổ chức và biên soạn tài liệu phục vụ công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên tiểu học, nâng cao mức độ đáp ứng của giáo viên tiểu học với yêu cầu phát triển giáo dục tiểu học và yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học.

II. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG

          1. Khối kiến thức bắt buộc

          a) Nội dung bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học cấp tiểu học áp dụng trong cả nước.Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể theo từng năm học các nội dung bồi dưỡng về đường lối, chính sách phát triển giáo dục tiểu học, chương trình, sách giáo khoa, kiến thức các môn học, hoạt động giáo dục thuộc chương trình giáo dục tiểu học.

          b) Nội dung bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục tiểu học theo từng thời kỳ của mỗi địa phương. Sở giáo dục và đào tạo quy định cụ thể theo từng năm học các nội dung bồi dưỡng về phát triển giáo dục tiểu học của địa phương, thực hiện chương trình, sách giáo khoa, kiến thức giáo dục địa phương; phối hợp với các dự án (nếu có) qui định nội dung bồi dưỡng theo kế hoạch của các dự án.

          2. Khối kiến thức tự chọn

Khối kiến thức tự chọn bao gồm các mô đun bồi dưỡng nhằm phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên như sau:

Đất nước Việt Nam đang trong quá trình đổi mới và phát triển. Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đã thông qua Nghị quyết (Nghị quyết số 29-NQ/TW) ngày 4 tháng 11 năm 2013 với nội dung Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Nghị quyết đã xác định mục tiêu tổng quát là: “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả.” Để nâng cao chất lượng giáo dục, ngành GD&ĐT đã đặt ra yêu cầu trong công tác đào tạo, bồi dưỡng phải được thực hiện thường xuyên và coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của mỗi cán bộ, giáo viên trong toàn ngành. Vai trò của việc BDTX cũng được Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển nhấn mạnh: Chương trình BDTX cho giáo viên đã góp phần thiết thực trong việc nâng cao chất lượng dạy – học, đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, chương trình, SGK mới cho giáo dục phổ thông. BDTX không chỉ là nhiệm vụ của cơ quan quản lý giáo dục các cấp, của cơ sở giáo dục mà còn là nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi giáo viên.

BDTX nên được tiến hành thành 3 giai đoạn: giai đoạn 1, tập trung cung cấp cho giáo viên đầy đủ giáo trình, tài liệu bồi dưỡng. Giáo viên tự học, tự nghiên cứu, chú trọng tổ chức học tập theo môn học, học trong từng tập thể sư phạm… Giai đoạn 2, mở các lớp bồi dưỡng tập trung với thời gian hợp lý trọng năm học để giảng viên hệ thống hóa kiến thức, cùng trao đổi và giải đáp thắc mắc của giáo viên, giảng sâu thêm một số vấn đề của chuyên đề bồi dưỡng. Giai đoạn 3, đánh giá hoàn thành học phần, cấp chứng chỉ bồi dưỡng…

          Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông nhằm bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hàng năm đối với giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông; là căn cứ để quản lý, chỉ đạo, tổ chức và biên soạn tài liệu phục vụ công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông, đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm, nâng cao mức độ đáp ứng của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông đối với yêu cầu phát triển giáo dục phổ thông và yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông

Chương trình GDPT mới được xây dựng tổng thể, toàn diện, đồng bộ tất cả các môn học, hoạt động giáo dục ở các cấp học, lớp học theo hướng tiếp cận phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Giáo viên cần nắm rõ những điểm khác biệt của chương trình mới với chương trình hiện hành để triển khai hiệu quả.      Giáo viên phải chịu khó đổi mới, sáng tạo trong giảng dạy và trang bị những kiến thức tổng hợp của nhiều bộ môn; tiếp cận các phương pháp dạy học hiện đại, các mô hình dạy học mới như tích hợp, đổi mới kiểm tra đánh giá năng lực học sinh… Bên cạnh đó, để dạy học theo hướng phát triển năng lực đạt hiệu quả, giáo viên cần thiết lập giáo án bao gồm các hoạt động hướng tới mục tiêu lấy học sinh làm trung tâm, định hướng cho học sinh theo những hoạt động mà giáo viên xây dựng nên. Muốn vậy, giáo viên cần được tham gia các lớp tập huấn để tham khảo các nguồn học liệu trên Internet và học hỏi từ đồng nghiệp.

          Ngày nay, giáo dục được xem là chìa khóa vàng để mỗi người, mỗi quốc gia tiến bước vào tương lai, là ngành sản xuất mà lợi nhuận của nó khó có thể đong đếm được.

Giáo dục không chỉ có chức năng chuyển tải những kinh nghiệm lịch sử xã hội của thế hệ trước cho thế hệ sau, mà quan trọng là trang bị cho mỗi người phương pháp học tập, phát triển tư duy nội tại, thích ứng được với một xã hội học tập thường xuyên, học tập suốt đời. Để giúp người học đáp ứng được những yêu cầu đó, việc cải cách, đổi mới giáo dục là một việc làm hết sức cần thiết và cấp bách, trong đó, đổi mới phương pháp giáo dục là khâu then chốt nhất trong quá trình đạt đến mục tiêu đổi mới giáo dục.

Thứ nhất, các GV cốt cán phải nâng cao năng lực chuyên môn của chính bản thân (không chỉ là những kiến thức của môn học mà đặc biệt là các hiểu biết của thầy cô về CTGDPT 2018).

          Thứ hai, các GV cốt cán cần có khả năng hướng dẫn đồng nghiệp của mình tại địa phương, cụm trường, hoặc khi Sở, Phòng GD&ĐT yêu cầu. Các GV cốt cán cần lập được kế hoạch chia sẻ với các đồng nghiệp tại địa phương, biết cách tạo động lực tích cực cho các đồng nghiệp. 

Thứ ba, GV cốt cán luôn cần có tinh thần đổi mới và sẵn sàng chia sẻ với đồng nghiệp. 

Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của ngành giáo dục địa phương bản thân tôi có những đề xuất và giải pháp cụ thể sau :

          + Mỗi cán bộ GV phải không ngừng phấn đấu thực hiện tốt Nghị quyết của đảng uỷ các cấp về giáo dục từ trung ương đến địa phương. Mỗi cá nhân cần xác định được trách nhiệm, nghĩa vụ của mình, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Luôn học tập đổi mới theo đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Phấn đấu vì mục tiêu “Dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng văn minh”, tự học và trau dồi kiến thức, kĩ năng, nghiệp vụ chuyên môn.

          + Thực hiện có hiệu quả chủ trương đổi mới toàn diện Giáo dục và Đào tạo, ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học. Tập trung quy hoạch Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn, đạo đức lối sống đội ngũ cán bộ giáo viên và học sinh; thực hiện tốt việc luân chuyển, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại…cán bộ quản lý trường học gắn với giải quyết chính sách theo Nghị định 132 của chính phủ. Tăng cường công tác xây dựng Đảng trong trường học; nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về Giáo dục và Đào tạo; thực hiện tốt quy chế dân chủ thường xuyên thanh tra theo chuyên ngành nhằm phát hiện, khắc phục những yếu kém trong Giáo dục, đồng thời biểu dương khen thưởng xứng đáng và kịp thời những điển hình tiên tiến.

          + Đối với Chính quyền cấp huyện, xã cần quan tâm hơn nữa công tác xã hội, giáo dục địa phương.

 

Thanh Yên, ngày 2 tháng 4 năm 2020

Người viết

 

 

 

Đàm Thị Huệ