Ủy thác đầu tư là gì? Các bên tham gia & các hình thức ủy thác

Trong thời gian gần đây, hình thức ủy thác đầu tư đang được nhiều người lựa chọn, đặc biệt là các bạn trẻ tuổi. Vậy nó là gì? Nó có đặc điểm gì nổi bật? Điều gì khiến hoạt động đầu tư này đang trở nên phổ biến và được nhiều người yêu thích? Hãy cùng tìm hiểu bài viết sau để hiểu rõ hơn nhé!

Ủy thác đầu tư là gì?

Ủy thác đầu tư là gì?Khái niệm ủy thác đầu tư

Ủy thác đầu tư là việc bạn gửi tiền cho một tổ chức, doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động đầu tư với kỳ vọng sẽ đạt được lợi nhuận. Toàn bộ số tiền và việc đầu tư sẽ được bên nhận ủy thác chịu trách nhiệm thực hiện. Hoạt động này bắt nguồn từ việc có rất nhiều người muốn tham gia đầu tư nhưng không có nhiều thời gian cũng như kiến thức. Việc ủy thác tiền nhàn rỗi cho các chuyên gia là một lựa chọn nhằm giảm thiểu rủi ro, tăng hiệu quả sử dụng vốn.

Người được ủy thác sẽ chịu trách nhiệm cho việc sử dụng số tiền đó một cách hiệu quả nhất để sinh lời. Thông thường các kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản, tiền điện tử,… sẽ được lựa chọn. Hoạt động ủy thác này cần được thực hiện thông qua việc ký kết hợp đồng cũng như những giấy tờ cần thiết khác. Dịch vụ đầu tư uỷ thác được quản lý và kiểm soát chặt chẽ trong khuôn khổ của Pháp Luật.

Quỹ đầu tư ủy thác là quỹ được thành lập phục vụ cho việc đầu tư chung. Tiền vốn của quỹ được đóng góp từ các nhà đầu tư. Quỹ sử dụng nguồn tiền này để thực hiện các giao dịch nhằm mục đích sinh lời. Bản thân người góp vốn sẽ không phải tự mình ra quyết định đầu tư. Quỹ sẽ công bố các danh mục đầu tư, phương hướng và cách thức thực hiện, kèm theo đó là các phân tích, đánh giá các phương án để khách hàng có thể dễ dàng nắm bắt.

Việc góp vốn được thực hiện bằng cách mua chứng chỉ quỹ. Số lượng chứng chỉ quỹ được phát hành sẽ được cố định hàng năm. Quỹ đầu tư ủy thác có nghĩa vụ thực hiện đúng danh mục đã cam kết. Đồng thời, họ cũng phải có trách nhiệm với số tiền góp vốn, với các điều lệ trong hợp đồng. Toàn bộ hoạt động đầu tư đều sẽ được quỹ thực hiện.

Một điểm khác biệt rất lớn của quỹ đầu tư so với các loại quỹ khác chính là họ có thể đi vay tín chấp. Trong quá trình hoạt đồng đầu tư, nếu quỹ nhìn thấy một cơ hội đầu tư tiềm năng, nhưng số vốn cần không đủ, quỹ có thể vay tiền để không bỏ lỡ cơ hội này. Điều này nhằm mang lại lợi ích tối đa cho quỹ cùng các cổ đông đồng hành cùng.

Các bên tham gia vào đầu tư ủy thác

Chi tiết việc ủy thác đầu tưHoạt động ủy thác đầu tư

  • Bên ủy thác: là các nhà đầu tư. Họ có thể là các nhà đầu tư cá nhân hoặc doanh nghiệp.
  • Bên nhận ủy thác: họ thường là những chuyên gia hoạt động trong ngân hàng, tổ chức tài chính, quỹ tín dụng. Đôi khi đó là các doanh nghiệp quản lý quỹ, các công ty trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán.

Một cá nhân độc lập không thể nhận đầu tư ủy thác. Điều kiện để nhận ủy thác đầu tư là doanh nghiệp phải có vốn pháp định ít nhất 10 tỷ đồng và được cơ quan có thẩm quyền cấp phép mới có thể thực hiện. Theo quy định hiện nay, chỉ có các ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ được nhận ủy thác.

Các hình thức ủy thác đầu tư

Dựa vào mức độ chia sẻ rủi ro cùng với quyền và nghĩa vụ của các bên, ủy thác đầu tư có thể được chia thành 3 hình thức như sau:

  • Nhận ủy thác có chia sẻ rủi ro cao: đặc điểm của hình thức này là bên nhận ủy thác sẽ chia sẻ rủi ro với khách hàng. Điều này xảy ra khi xuất hiện danh mục đầu tư tiềm năng, hứa hẹn đem lại lợi nhuận lớn nhưng đi kèm tính rủi ro cao. 
  • Nhận ủy thác không chia sẻ rủi ro: như tên gọi của nó, bên nhận ủy thác sẽ không chia sẻ trách nhiệm khi có rủi ro xảy ra. 
  • Nhận ủy thác với lợi tức cố định: đây là hình thức phù hợp với những ai muốn đảm bảo an toàn. Với hình thức này, quỹ sẽ tập trung chủ yếu vào các sản phẩm đầu tư có tính biến động nhỏ, ít rủi ro. Vì thế, bạn sẽ không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các biến động thị trường. Thay vào đó, bên ủy thác sẽ được chia lợi nhuận định kỳ bằng cổ tức tương ứng với số vốn đã bỏ ra.

Đặc điểm của việc ủy thác đầu tư

Tiền đầu tư của bạn sẽ được Quỹ gộp chung với nhiều nhà đầu tư khác. Tổng số tiền đó sẽ được sử dụng để đầu tư vào một danh mục nhất định. Việc uỷ thác sẽ phù hợp với nhà đầu tư không có quá nhiều thời gian hay muốn đầu tư an toàn, ít rủi ro.

Tùy theo hình thức ủy thác, bạn sẽ có biên độ lợi nhuận cũng như rủi ro hoàn toàn khác nhau. Lợi nhuận cao thường đi kèm với rủi ro lớn và ngược lại. Lựa chọn hình thức ủy thác nào cũng rất quan trọng với mong muốn và mục đích của mỗi người. Khi đến ngày hết hạn hợp đồng ủy thác khách hàng muốn tiếp tục phải đến làm thủ tục gia hạn để hoạt động ủy thác có thể được tiếp tục diễn ra.

1. Ưu điểm

Ưu điểm của ủy thác đầu tưƯu điểm của ủy thác đầu tư

  • Phù hợp với nhà đầu tư có khẩu vị rủi ro thấp bởi lợi nhuận thu được từ hình thức này thường an toàn và ổn định hơn so với tự đầu tư. Giao dịch đều được thực hiện bởi các chuyên gia đầu ngành nhiều kinh nghiệm nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm.
  • Danh mục đầu tư được cân đối hợp lý để đem lại hiệu quả cao nhất.
  • Lợi nhuận kiếm được từ quỹ luôn luôn cao hơn lãi suất khi bạn gửi tiết kiệm tại ngân hàng.
  • Đối với khách hàng là các doanh nghiệp, đây là hoạt động rất phù hợp nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng vốn. Họ hoàn toàn có thể hạn chế sự hiện diện trực tiếp của mình để làm giảm áp lực cạnh tranh từ phía các đối thủ.
  • Đem lại sự tiện lợi, dễ dàng tiếp cận đến tất cả mọi người. Bạn hoàn toàn có thể tham gia đầu tư dù không có quá nhiều thời gian hay kiến thức chuyên môn.

2. Nhược điểm

Nhược điểm của ủy thác đầu tưNhược điểm của ủy thác đầu tư

  • Vì toàn bộ việc đầu tư đều được thực hiện bởi bên được ủy thác nên bạn cần nghiên cứu kỹ, cẩn thận lựa chọn quỹ đầu tư uy tín, có năng lực. Bởi nếu quyết định sai, bạn có thể sẽ thua lỗ hoặc thậm chí là mất trắng.
  • Tuy rằng ủy thác đầu tư có lợi nhuận lớn hơn so với gửi tiết kiệm nhưng lại hoàn toàn không so được với cổ phiếu. Ngoài ra, quỹ đầu tư chỉ phát huy hiệu quả tốt nhất trong dài hạn. Do đó, nếu bạn đang mong cầu nguồn lợi lớn trong ngắn hạn thì phương thức này không phải là một lựa chọn thích hợp.
  • Việc tốn nhiều thời gian cũng sẽ dẫn đến một rủi ro khác về vốn. Những nhà đầu tư có ít tiền vốn, tiền nhàn rỗi còn hạn chế nên cân nhắc để tránh xảy ra việc đột xuất khiến bạn phải rút vốn trước kỳ hạn. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của việc đầu tư.
  • Bên ủy thác sẽ không có quyền kiểm soát hay đưa ra các quyết định đầu tư. Họ chỉ có thể thực hiện trực tiếp rút vốn nếu không muốn tham gia nữa. Vì vậy hãy cân nhắc thật kỹ để lựa chọn các doanh nghiệp, tổ chức đầu tư có kinh nghiệm, kiến thức và trách nhiệm với tiền của bạn.
  • Nhà đầu tư cần nắm rõ các hợp đồng, giấy tờ pháp lý có liên quan trước khi tiến hành ký kết giao dịch ủy thác. Nếu được, hãy tham khảo ý kiến và sử dụng dịch vụ luật sư có kinh nghiệm để hạn chế rủi ro tranh chấp.