Ưu và nhược điểm của các hình thức trả lương cho người lao động
Tiêu chí
Trả lương theo thời gian
Trả lương theo sản phẩm
Trả lương khoán
Căn cứ xác định
Thời gian làm việc theo tháng, tuần, ngày, giờ theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động (điểm a khoản 1 Điều 54 Nghị định 145/2020/NĐ-CP).
Mức độ hoàn thành số lượng, chất lượng sản phẩm theo định mức lao động và đơn giá sản phẩm được giao (điểm b khoản 1 Điều 54 Nghị định 145/2020/NĐ-CP).
Khối lượng, chất lượng công việc và thời gian phải hoàn thành công việc (điểm c khoản 1 Điều 54 Nghị định 145/2020/NĐ-CP).
Đối tượng áp dụng
Thường áp dụng với những công việc cố định, người lao động cần nhiều thời gian để tích lũy kinh nghiệm, đầu tư nâng cao chất lượng công việc.
Thường áp dụng với những công việc yêu cầu sản xuất một khối lượng hàng lớn trong thời gian nhất định.
Thường áp dụng cho những công việc không thể giao từng chi tiết, từng bộ phận hoặc nếu giao từng chi tiết, từng bộ phận sẽ không hiệu quả mà phải giao toàn bộ khối lượng công việc với những yêu cầu cụ thể về chất lượng cho người lao động thực hiện trong một thời gian nhất định.
Thời điểm trả lương
Trả theo định kỳ tháng, tuần hoặc ngày làm việc được thỏa thuận trong hợp đồng lao động.
Trả theo định kỳ thời gian, thông thường là theo tháng làm việc của người lao động.
– Trả sau khi hoàn thành công việc;
– Trả lương tạm ứng trong trường hợp công việc khoán kéo dài
Phân loại
– Tiền lương tháng;
– Tiền lương tuần;
– Tiền lương ngày;
– Tiền lương giờ.
– Lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân: căn cứ vào số lượng và chất lượng sản phẩm mà 01 công nhân hoàn thành trong thời gian làm việc;
– Lương theo sản phẩm tập thể: căn cứ vào số lượng và chất lượng sản phẩm mà nhóm công nhân hoàn thành trong thời gian làm việc;
– Lương theo sản phẩm gián tiếp: trả cho công nhân gián tiếp cùng tham gia hoạt động sản xuất với công nhân trực tiếp sản xuất;
– Lương theo sản phẩm có thưởng: là tiền lương trả theo sản phẩm kết hợp với chế độ tiền thưởng trong sản xuất như nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất lao động, giảm tỷ lệ hàng hư hỏng.
Không phân loại
Ưu điểm
Dễ hiểu, dễ tính và dễ thực hiện. Áp dụng hình thức trả lương này người lao động không phải chạy theo số lượng sản phẩm, vì vậy họ có nhiều thời gian để sáng tạo, tích lũy kinh nghiệm, đầu tư cho chất lượng công việc.
– Có tác dụng gắn kết người lao động với kết quả công việc. Vì vậy người lao động sẽ tự ý thức được trách nhiệm và quyền lợi của mình từ việc hoàn thành định mức, tăng năng suất lao động;
– Tính chính xác và công bằng trong việc trả lương ở hình thức này cũng dễ dàng được thực hiện hơn so với hình thức trả lương theo thời gian.
– Dễ dàng cho người lao động và người sử dụng lao động trong việc thỏa thuận đơn giá để thực hiện công việc;
– Đảm bảo được khối lượng và chất lượng công việc cần hoàn thành;
– Người lao động có trách nhiệm đảm bảo sản phẩm/công việc hoàn thành đạt chất lượng yêu cầu.
Nhược điểm
Trong nhiều trường hợp, tiền lương mà người lao động nhận được không liên quan trực tiếp (không tương xứng) đến sự đóng góp lao động của họ trong một khoảng thời gian nhất định.
– Việc tính toán lương và áp dụng khó khăn hơn;
– Trong trường hợp không quy định rõ về chất lượng sản phẩm, dễ xảy ra tình trạng người lao động chạy theo số lượng sản phẩm để đạt mục đích lương cao hơn là tập trung thời gian để học hỏi kinh nghiệm, sáng tạo, đầu tư cho nâng cao chất lượng sản phẩm.
– Người sử dụng lao động cần phải ứng trước một khoản tiền cho người lao động nếu như thời gian thực hiện công việc trong một khoảng thời gian dài;
– Chỉ phù hợp với các công việc có tính chuyên môn cao và cần được thực hiện một cách toàn diện và thống nhất.