Ưu nhược điểm của các cách đặt tên nhãn hiệu [Chi tiết 2023]

Một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm hiện nay là đặt tên cho nhãn hiệu của mình sao cho phù hợp. Hiện nay có nhiều cách đặt tên nhãn hiệu khác nhau, tuy nhiên kèm theo đó là những ưu điểm và nhược điểm riêng biệt của từng cách Trong bài viết dưới đây, Công ty Luật ACC sẽ cung cấp thông tin về Ưu nhược điểm của các cách đặt tên nhãn hiệu. Mời các bạn tham khảo.

Huong Dan Chi Tiet Cach Tra Cuu Kha Nang Dang Ky Bao Ho Nhan Hieu 1012162413

1. Nhãn hiệu là gì?

Căn cứ theo Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 (sau đây được gọi là Luật Sở hữu trí tuệ), nhãn hiệu được giải thích là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu phải là những dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, hình vẽ hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

Cụ thể có các loại nhãn hiệu sau đây:

– Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.

– Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.

– Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được bộ phận công chúng có liên quan biết đến rộng rãi trên lãnh thổ Việt Nam

Bên cạnh đó,  theo khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. 

Như vậy, nhãn hiệu của một tổ chức, cá nhân,…chỉ được bảo hộ khi tổ chức, cá nhân,… đó tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

2. Tên nhãn hiệu là gì?

Tên nhãn hiệu là một trong những quyết định quan trọng đối với nhãn hiệu. Tên nhãn hiệu là cách gọi tên của một nhãn hiệu nhất định.

Tên nhãn hiệu sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết vấn đề này, cụ thể:

– Giúp phân biệt các sản phẩm hay dịch vụ với các đối thủ: Doanh nghiệp tạo ra sản phẩm mục đích chính hướng tới khách hàng và tên nhãn hiệu là cái sẽ giúp họ nhận biết dễ dàng hơn so với các đối thủ của bạn

–  Tạo giá trị cho doanh nghiệp: Giá trị được nhắc đến ở đây là tạo ra đội nổi tiếng về chất lượng sản phẩm và đem lại lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp. Bạn có thể chưa biết, trung bình mỗi ngày Coca-Cola có thể bán  được hơn 1 tỷ loại đồ uống và mỗi giây có hơn 10.000 người sử dụng. Tất cả đều nhờ vào chiến lược việc đặt tên và xây dựng nhãn hiệu của Coca-Cola tạo ra số lượng bán “khủng” như vậy.

3. Các cách đặt tên nhãn hiệu – Ưu, nhược điểm

Có bốn cách đặt tên cho nhãn hiệu như sau:

Đặt tên theo từng sản phẩm riêng biệt: mỗi sản phẩm sản xuất đều đặt dưới những tên gọi khác nhau. Việc gắn tên riêng cho các loại sản phẩm của công ty như vậy sẽ không ràng buộc uy tín của công ty với các loại sản phẩm cụ thể. Nhưng công ty phải chi thêm tiền cho quảng cáo khi giới thiệu các sản phẩm mới với những tên mới.

Ví dụ: Nokia đặt tên cho khác nhau cho những sản phẩm của mình như: 1200, Lumina 800, Nokia N9….

Đặt một tên cho tất cả sản phẩm:Khi đặt tên chung cho tất cả các sản phẩm của công ty sẽ giảm được chi phí quảng cáo, bao bì. Các sản phẩm ra sau sẽ thừa hưởng uy tín của sản phẩm ra trước. Nhưng nếu nó thất bại thì cũng ảnh hưởng uy tín đến những sản phẩm khác. Mặt khác với một tên chung cho tất cả các loại hàng hóa khác nhau có thể gây nhầm lẫn cho khách hàng về mặt chất lượng.

Ví dụ: Công ty Mỹ Hảo đặt tên chung cho các sản phẩm của mình là Mỹ Hảo: như nước rửa chén Mỹ Hảo, xà phòng giặt áo quần Mỹ Hảo…

Đặt tên sản phẩm theo từng nhóm hàng. Nếu công ty sản xuất những nhóm sản phẩm khác nhau thì nên đặt tên theo nhóm sản phẩm.

Kết hợp tên doanh nghiệp và tên nhãn hiệu. Kiểu đặt tên kết hợp vừa mang được uy tín của công ty cho sản phẩm, vừa tránh được các ảnh hưởng xấu cho các loại sản phẩm khác nếu một loại sản phẩm thất bại.

Ví dụ: Honda đã đặt tên cho các nhãn hiệu sản phẩm xe máy của mình như: Honda Cub, Honda Dream, Honda Wave, Honda Airblade…

Mỗi một chiến lược về tên nhãn hiệu đều có ưu nhược điểm, vì vậy cần căn cứ vào đặc điểm của doanh nghiệp, thị trường mục tiêu và nhu cầu của người tiêu dùng.

4. Một số lưu ý khi đặt tên nhãn hiệu

  • Thứ nhất,

    doanh nghiệp cần đặt tên nhãn hiệu đáp ứng các điều kiện nhất định:

Căn cứ Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 20 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022), nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

(i) Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc hoặc dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa;

(ii) Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.

Theo đó, tên nhãn hiệu không nhất thiết phải có trong từ điển, bởi vì nhãn hiệu là một từ mang tính sáng tạo. Nhãn hiệu phải là những từ hay ký tự dễ đọc, dễ nghe, dễ nhớ và không gây dị ứng về ý nghĩa và văn hoá đối với mọi dân tộc trên thế giới.

  • Thứ hai,

    về khả năng phân biệt của nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ:

Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không thuộc các trường hợp không được coi là nhãn hiệu.

  • Thứ ba,

    doanh nghiệp không được đặt tên nhãn hiệu có dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với:

+ Hình quốc kỳ, quốc huy các nước

+  Biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội,…

+ Tên thật, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân Việt Nam, của nước ngoài.

+ Dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp tổ chức này đăng ký các dấu hiệu đó làm nhãn hiệu chứng nhận.

Trên đây là tất cả thông tin về Ưu nhược điểm của các cách đặt tên nhãn hiệu [Chi tiết 2023] mà Công ty Luật ACC cung cấp tới các bạn đọc giả. Nếu các bạn đọc giả còn có bất kỳ thắc mắc hay góp ý nào liên quan đến bài viết hoặc những vấn đề pháp lý khác hãy liên hệ với Công ty Luật ACC để nhận được sự hỗ trợ từ đội ngũ luật sư và các tác giả. Chúng tôi luôn sẵn lòng giải đáp thắc mắc của các bạn đọc. Trân trọng!

✅ Dịch vụ thành lập công ty
⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc

✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh
⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình

✅ Dịch vụ ly hôn
⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn

✅ Dịch vụ kế toán
⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật

✅ Dịch vụ kiểm toán
⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác

✅ Dịch vụ làm hộ chiếu
⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin