Uống trà sữa có tốt không? 10 tác hại của trà sữa trân châu

Uống trà sữa có tốt không? 10 tác hại của trà sữa trân châu

Trà sữa uống nhiều liệu có gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Hàng loạt tác hại của trà sữa sẽ được bài viết điểm qua. Các bạn cùng theo dõi để kiềm hãm cơn thèm trà sữa của mình cũng như trả lời cho câu hỏi uống trà sữa nhiều có tốt không nhé

Trà sữa đã trở thành một loại thức uống cực kì phổ biến Việt Nam. Hiện nay, không ít trẻ em và người lớn thừa nhận mình “nghiện” loại thức uống này bởi hương vị hấp dẫn của nó. Tuy nhiên, tác hại của nó đến sức khỏe người tiêu dùng cực kì lớn nếu không tiêu dùng đúng cách.

1Vì sao uống trà sữa lại tăng cân?

Theo hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ thì ở nữ cần khoảng 25g đường, ở nam khoảng 37,5g đường cho các hoạt động hàng ngày. Tuy nhiên trong 1 ly trà sữa thì có khoảng 50g đường lớn hơn rất nhiều mà lượng đường cơ thể cần.

Uống trà sữa nhiều bạn có thói quen dùng thêm trân châu và 1 số topping khác, theo nghiên cứu thì trong trân châu chứa khoảng 65% tinh bột, tinh bột sau khi cơ thể tiêu hoá thì chuyển hoá thành đường.

Nếu tính về calo thì trong 1 ly trà sữa có chứa khoảng 340 calo, vậy với các bạn uống 2-3 ly một ngày thì lượng calo tăng lên rất nhiều cùng với các thức ăn khác trong ngày dẫn đến dư lượng calo mà cơ thể cần.

Vì vậy nếu uống nhiều trà sữa trong ngày dẫn đến dư lượng đường và calo mà cơ thể cần, đặc biệt với người ít vận động thì nguy cơ tăng cân, tăng mỡ bụng là không thể tránh khỏi.

Nếu uống nhiều trà sữa trong ngày dẫn đến tăng cân, tăng mỡ bụng

2Thành phần chính trong một ly trà sữa trân châu

Thành phần chính trong một ly trà sữa

Trà

Trà được dùng để pha chế trà sữa thường là trà đen, trà xanh, trà ô long có chứa chất chống oxy hóa, có tác dụng tốt cho sức khỏe.

Trên thực tế là để tăng hương vị cho trà nhằm thu hút người tiêu dùng, người bán thường tẩm thêm các hương liệu vào trà như hương sen, hương nhài, hương bạc hà…

Những loại hương liệu này thường chứa các hóa chất độc hại có nguồn gốc hữu cơ như: penzylacetat, P – dimethoxy penzin… gây hại cho sức khỏe người dùng khi uống quá nhiều.

Ngoài ra, vì lý do lợi nhuận người bán trà sữa không sử dụng trà mà thay bằng hóa chất tạo vị trà hoặc sử dụng trà tẩm ướp hương liệu độc hại có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng.

Sữa

Để kích thích khẩu vị và gia tăng lợi nhuận, người bán trà sữa thường sử dụng kem béo thay cho sữa tươi, sữa đặc.

Kem béo chứa rất nhiều dầu thực vật được hydro hóa, có thể khiến người dùng gặp các vấn đề về sức khỏe như: tắc mạch máu, tăng cholesterol xấu, giảm cholesterol tốt.

Chưa kể đến hàm lượng canxi, các vitamin và protein trong kem béo rất thấp so với sữa tươi nên có thể khiến người dùng bị thiếu chất.

Sữa là thành phần không thể thiếu trong ly trà sữa

Hạt trân châu

Hạt trân châu được làm chủ yếu từ tinh bột lọc hoặc tinh bột sắn (chiếm khoảng 80% thành phần), đường cô đặc, hương liệu và gần như không có chất xơ, protein hay bất kỳ loại khoáng chất nào.

Do đó hạt trân châu chứa rất nhiều năng lượng nhưng lại thiếu hụt gần như hoàn toàn các vitamin, khoáng chất thiết yếu và gần như không có giá trị dinh dưỡng nào.

Đường

Bạn có biết trong 1 ly trà sữa có thể chứa đến 50g đường, trong khi đó theo Hiệp Hội tim mạch Hoa Kỳ, lượng đường tiêu thụ tối đa mỗi ngày không quá:

37,5g/ngày (tương đương với 9 thìa cà phê đường, cung cấp khoảng 150 calo) đối với nam giới.

25g/ngày (tương đương với 6 thìa cà phê đường, cung cấp khoảng 100 calo) đối với nữ giới.

Do đó, bạn dễ dàng nhận thấy việc uống một ly trà sữa có thể khiến trẻ tiêu thụ quá nhiều đường so với nhu cầu của cơ thể.

Các topping khác

Thạch, pudding trứng, kem phô mai, ca cao, kem tươi, bánh plan… Đây là những nguồn thực phẩm giàu năng lượng nhưng ít dưỡng chất.

Do đó, uống một ly trà sữa đồng nghĩa với việc bạn vừa cung cấp cho cơ thể một nguồn năng lượng lên đến trên 300 calo, tương đương với khoảng 1/5 mức năng lượng mà một người trưởng thành cần cho cả một ngày dài.

3Uống trà sữa có tốt không? Những tác hại của trà sữa đối với sức khỏe

Uống trà sữa làm mất ngủ

Đây là một trong những tác hại của trà sữa mà bạn dễ nhận thấy nhất. Nguyên nhân là cũng giống như cà phê, trà, cụ thể là trà đen, loại trà được sử dụng để pha trà sữa rất giàu caffeine.

Việc bạn uống quá nhiều trà sữa, đặc biệt là vào chiều tối khiến cơ thể trẻ dung nạp quá nhiều caffeine. Điều này có thể trở thành nguyên nhân gây ra tình trạng trằn trọc và mất ngủ.

Trà sữa có thể làm mất ngủ

Ngộ độc thực phẩm

Việc người bán không bảo quản trà sữa đúng cách, sử dụng thành phần, nguyên liệu không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không đảm bảo yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm có thể khiến người dùng bị ngộ độc thực phẩm khi dung nạp quá nhiều chất độc hại hóa học vào cơ thể gây tổn thương và làm suy giảm chức năng gan, thận.

Táo bón – Tác hại của trà sữa

Trà chứa chất theophylline có tác dụng giải độc cơ thể, làm dịu tâm trí, thư giãn cơ bắp và cải thiện lưu lượng máu rất tốt cho sức khỏe.

Tuy nhiên, nếu dung nạp quá nhiều theophylline từ hỗn hợp trà với sữa có thể khiến người dùng bị mất nước dẫn đến táo bón.

Da bị nổi mụn

Một trong những tác hại của trà sữa không mong muốn nhất đối với các bạn trẻ là bị nổi mụn.

Vì khi nạp lượng lớn trà sữa sẽ khiến cơ thể bị nóng, gây mất cân bằng các chất trong cơ thể làm cho da bị nổi mụn. Các vùng da dễ bị ảnh hưởng nhất là mặt, cổ và ngực.

Trà sữa làm da bị nổi mụn

Nguy cơ gây vô sinh

Thành phần chủ yếu của trà sữa là dầu thực vật hydro hóa, một loại axit béo dạng trans, những axit béo có trong trà sữa còn nguy hại hơn cả mỡ động vật.

Việc dung nạp quá nhiều axit này có thể làm giảm lượng hormone nam giới, khống chế sức sống của tinh trùng, gây ảnh hưởng chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới.

Giảm lượng sắt trong cơ thể

BS Chu Minh Văn nhấn mạnh,các chất như canxi trong sữa, axit tannic trong trà hoặc cà phê, axit thực vật và chất xơ trong thực vật, đều gây tác dụng cản trở quá trình hấp thụ sắt.

Để một cơ thể có thể hấp thụ tốt chất sắt thì cần phải có môi trường axit. Thế nhưng trà sữa đã cản trở điều đó. Chất kiềm trong trà sẽ làm trung hòa axit trong dạ dày.

Vì thế nếu uống trà vào mỗi bữa ăn, quá trình hấp thụ sắt sẽ vô tình bị cản trở.

Uống trà sữa nhiều làm thừa cân, béo phì

Trà sữa chứa rất nhiều đường( trên 50g) và năng lượng (trên 500 calos) . Nếu thường xuyên uống loại thức uống này, bạn sẽ đối mặt với nguy cơ cao bị thừa cân, béo phì.

Uống nhiều trà sữa làm tăng cân

Mất cân bằng huyết áp

Một trong những tác hại nguy hiểm nhất của việc uống quá nhiều trà là gây ra sự mất cân bằng huyết áp.

Với một lượng nhỏ, trà có thể giúp cải thiện quá trình lưu thông máu, duy trì sức khỏe của tim, não, các chức năng thần kinh và giúp cải thiện hệ thống miễn dịch.

Nhưng nếu bạn tiêu thụ quá nhiều trà thông qua việc uống trà sữa sẽ làm cho nhịp tim của bạn tăng nhanh dẫn đến tình trạng huyết áp cao hoặc huyết áp giảm do tính chất thư giãn của trà.

Gây ngạt thở

Vào tháng 8 năm 2018, tại thành phố Hồ Chí Minh, bé gái 11 tuổi tử vong vì hạt trân châu có trong trà sữa mắc vào đường thở gây ngạt.

Việc trẻ dùng ống hút hút thật mạnh hạt trân châu hay các thực phẩm có dạng hạt làm bằng bột dẻo dễ khiến chúng lọt vào thanh quản, gây ngạt thở.

Bệnh đái tháo đường

Trà sữa là một loại thức uống giàu đường và tinh bột nên những người có nguy cơ bị đái tháo đường hay đang bị căn bệnh này nên hạn chế dùng để không gây hại cho sức khỏe.

4Giải pháp hạn chế tác hại của trà sữa

Cần phải có giải pháp hạn chế tác hại của trà sữa

Như các thông tin bên trên thì trà sữa không cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể, vì thế chuyên gia dinh dưỡng có 1 số lời khuyên sau đây dành cho bạn:

  • Chọn cửa hàng uy tín có thương hiệu và hệ thống rõ ràng, không nên uống trà sữa lề đường, ngoài giảm được nguy cơ tăng cân thì còn giúp tránh được các tác hại của trà sữa gây ra.
  • Không uống trà sữa sau khi ăn no vì sẽ ảnh hưởng đến tiêu hoá và cũng sẽ làm tăng cân. Tốt nhất sau khi ăn khoảng 2-3 tiếng thì có thể dùng trà sữa.
  • Trà sữa có nhiều size, nên lựa chọn ly size nhỏ thay vì chọn ly lớn giúp giảm được lượng đường hấp thụ vào cơ thể.
  • Khi mua trà sữa thì nên yêu cầu mức đường thấp nhất, thay vì chọn 100% đường thì bạn có thể dùng 65% hoặc 70% đường.
  • Không nên uống quá 1 ly một ngày và cách ngày uống 1 lần sẽ tốt hơn với bạn.

Thay thế loại sữa tách béo

Bạn có thể thay thế bằng các loại sữa tách béo như sữa đậu nành, sữa hạt, sữa dừa hay các loại sữa tốt cho sức khỏe thay thế sữa thường sử dụng trong trà sữa.

Giảm topping khi uống trà sữa

Trong thành phần topping cũng được sử dụng nhiều đường hoặc chất tạo ngọt kém lành mạnh. Do vậy bạn có thể cân nhắc bỏ hẳn hoặc giảm số lượng sử dụng.

Đôi khi thức uống bạn chọn còn được phủ kem bề mặt để tạo cảm giác béo ngậy. Nhưng những hương vị đó chỉ đánh lừa vị giác để bạn tiêu thụ thực phẩm còn thực chất chúng khiến bạn mất kiểm soát cân nặng khá nhanh.

Để tránh những tác hại xảy ra không mong muốn đến sức khỏe tốt nhất bạn nên hạn chế uống trà sữa hay bạn có thể tự chế biến trà sữa tại nhà vào những ngày nghỉ để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bạn và cả gia đình.

Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH