Uống thuốc tránh thai khẩn cấp nhưng vẫn có thai: Nguyên nhân là gì?
-
Thuốc điều trị động kinh Dilantin, HIV, bệnh lao
-
Thuốc làm giảm axit dạ dày như omeprazole,
pantoprazole… được dùng trong điều trị loét dạ dày-tá tràng, trào ngược dạ dày
-
Một số thuốc kháng sinh như rifampicin hay griseofulvin.
Những loại thuốc này có thể làm giảm hay ngăn chặn tác dụng ngừa thai của thuốc dẫn đến trường hợp uống thuốc tránh thai khẩn cấp vẫn có thai.
>>> Đọc thêm: Cách dùng các loại thuốc tránh thai khẩn cấp
Mục Lục
Uống tránh khai khẩn cấp vẫn có thai do một số nguyên nhân khác
Tác dụng phụ của thuốc ngừa thai khẩn cấp đôi khi sẽ khiến bạn nôn mửa. Trong vòng 2 giờ sau khi uống, thuốc vẫn còn lưu lại tại dạ dày hay hệ thống tiêu hóa của bạn, việc nôn mửa vô tình làm bạn tống xuất thuốc ra ngoài và ảnh hưởng đến khả năng ngừa thai của thuốc. Đây có thể là nguyên nhân khiến bạn uống thuốc tránh thai khẩn cấp vẫn có thai.
Nếu điều này diễn ra trong vòng 2 giờ sau khi uống thuốc, để yên tâm và an toàn, bạn cần đến gặp các bác sĩ sản khoa để được tư vấn dùng thuốc làm dịu dạ dày và uống liều thuốc tránh thai khẩn cấp thứ 2.
Theo nhiều nghiên cứu, chỉ số BMI của phụ nữ ảnh hưởng đến tỷ lệ thành công của viên uống ngừa thai khẩn cấp. Chỉ số BMI càng cao thì tỷ lệ ngừa thai thất bại càng lớn. Do đó, với những phụ nữ có BMI trên 30, thuốc có thể sẽ không đạt được hiệu quả như mong đợi.
Uống thuốc tránh thai khẩn cấp vẫn có thai có ảnh hưởng gì không?
Các tác dụng phụ của thuốc là gì?
Viên uống ngừa thai khẩn cấp được xem là an toàn với hầu hết phụ nữ, ít có tác dụng phụ nào từ thuốc. Nhưng bạn có thể có những biểu hiện nhẹ như:
-
Buồn nôn, nôn
-
Đau đầu
-
Chóng mặt, mệt mỏi
-
Căng ngực
-
Chảy máu giữa kỳ kinh hay ra máu kinh nguyệt nhiều hơn
-
Đau bụng dưới hoặc chuột rút
-
Kỳ kinh tiếp theo chậm hơn 1-2 tuần. Nhưng nếu bạn không có kinh trong vòng 3-4 tuần sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp, bạn nên thử thai ngay vì đây có thể là dấu hiệu bạn đã mang thai.
Những triệu chứng này đều thường tự khỏi vài ngày sau khi dùng thuốc. Tuy nhiên, nếu bạn có những triệu chứng sau đây cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ sản khoa:
-
Ra máu như kinh nguyệt thành đốm nhỏ hay xuất huyết kéo dài trong 1 tuần
-
Đau bụng dưới dữ dội từ 3-5 tuần.
Những dấu hiệu này cho thấy bạn có thể bị những biến chứng thai kỳ như sẩy thai hoặc mang thai ngoài tử cung, cần được can thiệp y khoa kịp thời.
>>> Đọc thêm: Thuốc tránh thai khẩn cấp và hàng ngày: Bạn nên dùng loại nào?
Thuốc tránh thai khẩn cấp có bảo vệ bạn khỏi các bệnh lây qua đường tình dục (STDs) không?
Các loại viên uống ngừa thai không có khả năng ngăn ngừa lây truyền bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục như HIV, lậu, chlamydia… Sự lựa chọn thích hợp hơn lúc này là sử dụng một màn chắn vật lý để ngừa thai và bảo vệ bạn khỏi STDs như bao cao su – an toàn, ít tác dụng phụ và không để lại rủi ro.