Uống thuốc giảm cân có ảnh hưởng gì không? Khi nào nên uống?

Các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng đang đối mặt với gánh nặng dinh dưỡng kép, bên cạnh suy dinh dưỡng thì tình trạng béo phì cũng ngày một tăng. Nhu cầu tìm phương pháp giảm cân nhanh, hiệu quả từ đó cũng tăng theo. Vì vậy, nhiều thuốc giảm cân ra đời để đáp ứng nhu cầu ấy.

Vậy uống thuốc giảm cân có ảnh hưởng gì không? Với tình trạng nào thì có nên uống thuốc giảm cân? Hãy để YouMed giải đáp những thắc mắc trên của bạn nhé!

1. Cơ chế giảm cân của thuốc

Thuốc giảm cân là thuốc có thể giúp người thừa cân, béo phì giảm được cân nặng khi kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý và hoạt động thể chất. Để biết uống thuốc giảm cân có ảnh hưởng gì không, bạn nên biết về một số cơ chế giảm cân của thuốc được FDA chấp thuận. Cụ thể:

1.1. Thuốc ức chế sự thèm ăn

Hầu hết các loại thuốc giảm cân được FDA chấp thuận đều ngăn chặn sự thèm ăn bằng cách ảnh hưởng đến một hoặc nhiều chất dẫn truyền thần kinh kiểm soát sự thèm ăn trong não. Những thuốc này có thể khiến người bệnh cảm thấy ít đói hơn hoặc no lâu hơn. Có nhiều loại chất ức chế sự thèm ăn khác nhau, bao gồm:

Chất kích thích giống amphetamin như diethylpropion; benzphetamin (Didrex, Regimex); methamphetamin (Desoxyn); phentermin (Adipex-P); phendimetrazin (Bontril PDM, Bontril); Qsymia (phentermin / topiramat ER)

Các loại thuốc giảm cân mới hoạt động trên chất dẫn truyền thần kinh trong não, ví dụ như:

  • Belviq (lorcaserin): giúp giảm thèm ăn và tăng cảm giác no thông qua một thụ thể serotonin trong não.
  • Thuốc phối hợp bupropion/ naltrexon: bupropion là thuốc chống trầm cảm; naltrexon hỗ trợ cai nghiện ma túy và rượu. Tuy nhiên, cả hai có thể kiềm chế cảm giác đói và thèm ăn.
  • Saxenda (liraglutid): giúp kiểm soát lượng đường trong máu và mức insulin; nhưng cũng có thể giảm cân
  • Qsymia (phentermin/ topiramat ER): phentermin ngăn thèm ăn tương tự amphetamin. Khi sử dụng thuốc cùng chế độ ăn kiêng và tập thể dục có thể giúp giảm cân; nhưng cơ chế chính xác vẫn chưa rõ.

uống thuốc giảm cân có ảnh hưởng gì không

1.2.2. Thuốc ức chế lipase

Orlistat (Xenical) đã được FDA chấp thuận vào năm 1999 để điều trị lâu dài bệnh béo phì. Orlistat ức chế sự hấp thụ chất béo trong chế độ ăn tới 30%. Thuốc ức chế enzym lipase tuyến tụy phân hủy chất béo. Chất béo không được tiêu hóa sẽ được đào thải ra ngoài theo phân.

2. Uống thuốc giảm cân có hại không?

Để biết uống thuốc giảm cân có ảnh hưởng gì không, bạn cần biết những tác hại nghiêm trọng của thuốc. Cụ thể:

  • Thuốc giảm cân được gọi là amin giống giao cảm có thể kích thích tim, dẫn đến huyết áp cao, nhịp tim nhanh.
  • Thuốc dẫn xuất amphetamin có thể gây táo bón, khô miệng, bồn chồn, hiệu ứng cai nghiện, mất ngủ, lạm dụng và nghiện thuốc.
  • Chất ức chế lipase có liên quan đến tổn thương gan hiếm gặp; cảnh giác với các dấu hiệu như ngứa, vàng da, đau dạ dày, chán ăn, xanh xao, phân có màu, nước tiểu có màu nâu.
  • Qsymia có topiramat có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh nghiêm trọng ở phụ nữ mang thai. Không sử dụng nếu đang mang thai hoặc có kế hoạch mang thai. Phải thử thai âm tính trước khi bắt đầu dùng và mỗi tháng trong khi dùng thuốc.
  • Contrave: các tác dụng phụ nghiêm trọng về tâm thần, như thay đổi tâm trạng (trầm cảm, hưng cảm), rối loạn tâm thần; ảo giác, hoang tưởng; ý nghĩ tự sát ở thanh thiếu niên đã được báo cáo.
  • Saxenda: có liên quan đến ung thư khối u tế bào C tuyến giáp ở động vật. Không dùng thuốc nếu tiền sử hoặc gia đình bị ung thư biểu mô tuyến giáp thể tuỷ hoặc hội chứng đa sản nội tiết loại 2.
  • Belviq: có thể tương tác với một số thuốc chống trầm cảm, thuốc trị đau nửa đầu có ảnh hưởng đến serotonin.

3. Có nên uống thuốc giảm cân? Khuyến cáo của Bác sĩ

Thừa cân, béo phì có thể gây ra hệ quả nghiêm trọng về sức khỏe. Vì vậy, người ta rất tin dùng thuốc giảm cân. Bạn nên đến gặp bác sĩ. Sau khi thăm khám kỹ lưỡng, đánh giá tình trạng béo phì, tình trạng sức khỏe và các bệnh kèm theo, bác sĩ mới có thể cân nhắc và lựa chọn loại thuốc phù hợp nhất.

uống thuốc giảm cân có ảnh hưởng gì không

3.1. Thuốc giảm cân được FDA chấp thuận

Thuốc giảm cân theo toa chỉ được sử dụng cho người có chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 30 trở lên; hoặc từ 27 trở lên có các yếu tố nguy cơ như bệnh mạch vành, tăng huyết áp, tiểu đường loại 2, rối loạn lipid máu, chứng ngưng thở lúc ngủ. Việc giảm cân theo đúng chỉ định của bác sĩ cũng giúp làm giảm các vấn đề sức khỏe trên.

Ví dụ về orlistat là thuốc giảm cân khá an toàn, được FDA chấp thuận sử dụng lâu dài. Do thuốc đào thải mỡ qua phân, nếu được bác sĩ thăm khám, bên cạnh được cân nhắc về tác dụng phụ, bạn có thể được khuyên bổ sung các vitamin tan trong chất béo (vitamin A, D, E, K, beta caroten).

3.2. Các sản phẩm giảm cân khác

uống thuốc giảm cân có ảnh hưởng gì không

Sản phẩm giảm cân không kê đơn là không hiệu quả và an toàn. Trên thị trường hiện nay, tràn lan thực phẩm chức năng (TPCN) giảm cân dạng viên, bột, cao, sâm, nước, trà… được quảng cáo giúp giảm 5-7kg trong 7-10 ngày. Tuy nhiên, TPCN rất khó kiểm chứng tác dụng. Thậm chí một số chất bị cấm sử dụng vẫn trôi nổi trên thị trường. Ví dụ:

  • Nhiều nước trên thế giới đã cảnh báo về các TPCN giảm cân thảo dược nhưng có chứa chất giảm béo bị cấm (như fenfluramin, sibutramin, phenolphtalein).
  • Ma hoàng
  • Thảo dược Phan tả diệp thực chất gây xổ mạnh, chỉ giúp đi tiêu nhiều do loại bỏ chất lỏng trong cơ thể.
  • Một số thuốc giảm cân bị cấm sử dụng do gây nghiện và hại tim mạch như phenmetrazin (obesitol), isomerid, anorex, ponderal…
  • Hiện nay vẫn có chế phẩm tiêm trộn chất cấm như phosphatidylcholin được quảng cáo là phân hủy mỡ, nhưng chỉ có nguy hại khi dùng đường tiêm.

3.3. Khuyến cáo chung

uống thuốc giảm cân có ảnh hưởng gì không

Theo các bác sĩ, ngoại trừ trường hợp béo phì do bệnh (rối loạn chuyển hóa, nội tiết…), đa số thừa cân béo phì là do mất cân bằng 2 yếu tố: dinh dưỡng và vận động thể lực. Vì vậy, bạn cần đi khám bác sĩ để được tư vấn uống thuốc giảm cân có ảnh hưởng gì không có nên uống thuốc giảm cân. Không nên tự mua thuốc trên mạng hoặc từ người không có chuyên môn, tránh tiền mất tật mang. Cách giảm cân an toàn, hiệu quả nhất vẫn là ăn kiêng và tập thể dục thể thao.

Người ta tìm đến thuốc giảm cân để giảm bớt gánh nặng sức khỏe do thừa cân gây ra. Tuy nhiên, nếu lạm dụng thuốc có thể gây nhiều tác hại nghiêm trọng. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc để đảm bảo an toàn, hiệu quả.