Uống cỏ mực nhiều có sao không – 12+ Tác dụng của cây cỏ mực
Uống cỏ mực nhiều có sao không – 12+ Tác dụng của cây cỏ mực
Ngày cập nhật :19/08/2022
Cỏ mực hay còn gọi là nhọ nồi là loại thảo dược rất dễ tìm thấy trong tự nhiên. Vậy uống cỏ mực nhiều có sao không? Cỏ mực có tác dụng gì? Cách sử dụng như thế nào? Là những câu hỏi sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về loại thảo dược này trong nội dung bài viết dưới đây, để sử dụng hiệu quả hơn nhé!
Cỏ mực là cây gì? Đặc điện nhận biết
Trước khi giải đáp câu hỏi “uống cỏ mực nhiều có sao không?” Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về loại thảo dược này nhé!
Cây cỏ mực hay còn gọi là cỏ nhọ nồi là loại thảo dược mọc rất nhiều trong vườn nhà. Loại cây này được coi là một loại thuốc đông y, có tác dụng cầm máu, giảm sốt rất tốt. Hơn nữa, vì nó là thảo dược nên rất lành tính.
Vì vậy, mà mỗi khi trong nhà có trẻ con sốt hay chảy máu. Các bà các mẹ thường lấy một nắm lá nhọ nồi rửa sạch, giã nát để đắp lên trán. Cho trẻ uống một chút nước lá nhọ nồi hòa với nước ấm để uống, để giảm sốt.
Cây cỏ mực cũng được y học phương tây nghiên cứu và tìm ra nhiều hợp chất tốt cho sức khỏe như: alcaloid, tanin, tinh dầu, các dẫn chất thiophen, α terthienyl, terthienyl aldehyd ecliptal, dithienyl acetylen ester, sitosterol, daucosterol; saponin: ecliptasaponin A, B, C, các chất wedelolacton, stigmasterol.
Cây cỏ mực được tìm thấy nhiều ở đồng bằng, chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy trong vườn nhà. Cây cỏ mực cao khoảng 40cm là loại thân thảo, có lông cứng, hoa màu trắng.
Tác dụng chữa bệnh của cây cỏ mực
Ngoài tác dụng cầm máu, hạ sốt, cây nhọ nồi còn có rất nhiều tác dụng chữa bệnh khác không phải ai cũng biết. Từ xa xưa, cha ông ta sử dụng cây cỏ mực để ứng dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Dưới đây là tác dụng của cây cỏ mực:
Tốt cho sức khỏe tim mạch
Cây cỏ mực còn được sử dụng để hỗ trợ làm ổn định huyết áp, giảm cholesterol xấu. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, dịch chiết ethanol có trong cỏ mực còn có khả năng giảm mỡ máu, giảm cân hiệu quả.
Tăng cường chức năng gan, viêm gan vàng da
Hàm lượng flavonoid cao và các hoạt chất sinh học như: wedelolactone,… có tác dụng bảo vệ chức năng gan rất tốt.
Năm 2015, viện y học Quốc gia Hoa Kỳ đã công bố nghiên cứu khoa học, chỉ ra rằng. Chiết ethanol trong cỏ mực có thể tăng trọng lượng gan, thúc đẩy hoạt động của enzyme chống oxy hóa trong gan.
Do đó, những người sử dụng rượu bia và các thực phẩm độc hại,… Sử dụng cỏ mực sẽ giúp bảo vệ gan, đồng thời tái tạo lại tế bào gan.
Kháng khuẩn
Ở Châu Á, cây nhọ nồi (cỏ mực) được sử dụng để chống nhiễm trùng trong các trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu, mụn nhọt đầu đinh, chứng nấm lưỡi ở trẻ,…
Cầm máu
Ngoài ra, cây cỏ mực còn có tác dụng để chữa nhiều chứng bệnh do xuất huyết gây ra như: đại tiện ra máu, rong kinh, băng huyết sau sinh, ho ra máu, chảy máu cam.
Cỏ mực giúp giảm đau
Nếu bạn bị đau răng, viêm lợi, đau lưng,… có thể sử dụng cỏ mực tươi để giảm đau nhức răng. Đây là một trong những bài thuốc cổ truyền được người Ấn Độ sử dụng rất nhiều.
Nhiều cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tác dụng giảm đau của cỏ mực tương đương với các loại thuốc giảm đau như codein và aspirin.
Cây nhọ nồi tốt cho tiêu hóa
Trong thành phần của cây nhọ nồi có chứa nhiều hoạt chất có tác dụng trung hòa axit và cải thiện chứng viêm loét dạ dày – tá tràng như: ợ nóng rát, ợ chua,… Do đó, người dân Ấn Độ thường sử dụng cây cỏ mực tươi để điều trị những bệnh lý liên quan đến rối loạn tiêu hóa, táo bón và khó tiêu,…
Uống cỏ mực chữa bệnh đường hô hấp
Ngoài những công dụng chữa bệnh kể trên, cây cỏ mực còn có khả năng hỗ trợ làm tan đờm, kháng viêm,… Do đó, được sử dụng nhiều để làm giảm cơn ho khan, ho có đờm hoặc cảm lạnh thông thường, bệnh cúm,…
Lưu ý: Loại thảo dược này chỉ có hiệu quả khi mắc bệnh đường hô hấp nhẹ, khi chưa có dấu hiệu bội nhiễm. Trường hợp bị khó thở, suy hô hấp,.. sử dụng cỏ mực sẽ không có tác dụng.
Tốt cho tóc
Ngoài công dụng chữa bệnh, cỏ mực còn có tác dụng làm đẹp cho tóc. Những người bị rụng tóc, tóc thưa, tóc mỏng, hói đầu, tóc bạc sớm… Dùng cỏ mực giã nát kết hợp với mật ong, rượu gạo… Sẽ giúp kích thích tóc mọc, giữ cho tóc chắc khỏe, ngăn ngừa tóc bạc sớm.
Cây nhọ nồi tốt cho mắt
Carotene – là chất chống oxy hóa giúp cho đôi mắt khỏe mạnh. Và hợp chất này đã được tìm thấy trong cỏ mực.
Tuy nhiên, nghiên cứu về việc dùng cỏ nhọ nồi để cải thiện thị lực còn tương đối ít. Do đó, bạn không nên tùy ý áp dụng.
Ngăn ngừa nhiễm trùng bàng quang
Cỏ mực là loại thảo dược quen thuộc dùng trong các bài thuốc. Do tác dụng kháng viêm, lợi tiểu, cầm máu, giảm đau tốt.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các hoạt chất trong cỏ mực có khả năng ngăn ngừa biến chứng nhiễm khuẩn huyết trong các trường hợp viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang.
Cỏ mực chống ung thư
Một tác dụng nữa của cây cỏ mực không thể không nhắc đến đó là khả năng tiêu diệt và ngăn chặn sự sinh sản của các tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư gan.
Hỗ trợ giảm sốt
Dùng lá nhọ nồi để giảm sốt, có lẽ là công dụng được nhiều người Việt ta áp dụng nhất. Loại thảo dược này có thể dùng để chữa sốt xuất huyết, sốt phát ban ở trẻ em vô cùng hiệu quả.
Uống cỏ mực nhiều có sao không?
Nhiều người khi thấy công dụng chữa bệnh tuyệt vời của cây cỏ mực, nên lạm dụng, sử dụng quá nhiều. Vậy uống cỏ mực nhiều có sao không?
Các chuyên gia khuyến cáo, tuy là thảo dược thiên nhiên, lành tính. Tuy nhiên, sử dụng nhọ nồi cũng cần theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Bởi sử dụng nhiều cỏ mực có thể gây ra kích ứng dạ dày, nôn mửa,…
Hơn nữa, không phải đối tượng nào cũng có thể sử dụng cỏ mực được. Dưới đây là một số chống chỉ định khi sử dụng nhọ nồi, mọi người cần hết sức lưu ý:
-
Phụ nữ mang thai không nên dùng nhọ nồi, sẽ dễ gây tụt huyết áp, rối loạn đông máu gây sảy thai hoặc sinh non. Ngoài ra, bà bầu có thể còn phải đối diện với nguy cơ mắc tiền sản giật, gây tử vong cho cả mẹ và bé.
-
Dùng nhọ nồi để rửa vùng kín dễ gây ngứa và khô âm đạo.
-
Người bị viêm đại trùng mãn tính, đại tiện phân lỏng, sôi bụng cũng không nên dùng cỏ nhọ nồi.
-
Người bị gan, thận, tiểu đường, tiểu chảy, đau dạ dày,… trước khi sử dụng cỏ mực nên hỏi ý kiến bác sĩ.
Cách sử dụng cỏ mực
Uống cỏ mực nhiều có sao không? Câu trả lời là CÓ. Bất kỳ loại thuốc nào, dù là thảo dược hay thuốc đông y khi dùng đều cần có liều lượng nhất định.
Dưới đây là một số cách sử dụng cỏ mực đơn giản, phổ biến trong dân gian:
-
Dùng cây cỏ mực trị sốt cao, trúng thử, sốt xuất huyết: Bạn lấy 50 – 100gr lá tươi cỏ nhọ nồi rửa sạch, giã vắt lấy dịch uống hoặc sắc uống.
-
Lá cỏ mực chữa động thai ra máu: Dùng cỏ nhọ nồi, ngải cứu, trắc bách diệp, tất cả đều sao cháy mỗi vị 16gr, củ gai, cành tía tô, mỗi vị 12gr, sắc uống, ngày một thang.
-
Nhọ nồi chữa tóc bạc sớm: Rửa sạch một nắm cỏ nhọ nồi vừa đủ, nấu cô đặc thành cao. Rồi cho thêm một lượng vừa phải nước gừng và mật ong, nấu cho cô đặc lại lần nữa. Sau đó, bạn cho hỗn hợp vào lọ thủy tinh, đậy nắp kín và bảo quản nơi khô ráo. Tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời. Khi dùng, bạn lấy 1 – 2 muỗng canh, hòa với nước đun sôi còn ấm hoặc cho thêm ít rượu gạo để uống 2 lần/ngày.
-
Dùng lá nhọ nồi trị sốt xuất huyết, sốt phát ban: Bạn kết hợp cỏ nhọ nồi, rau sam, sài đất, huyền sâm, mạch môn, mỗi vị 12gr, sắc uống.
-
Lá cỏ mực chữa chứng tưa lưỡi ở trẻ: Giã nát một ít lá nhọ nồi và lá hẹ để lấy nước cốt hòa với chút mật ong sau đó chấm lên lưỡi của bé, làm 2 giờ/lần sẽ giảm tưa lưỡi ở trẻ.
-
Dùng cây nhọ nồi chữa rong kinh, rong huyết: Lấy cỏ nhọ nồi kết hợp với sinh địa, hoài sơn, mỗi vị 16gr, đương quy, thỏ ty tử, bạch thược, ích mẫu, mỗi vị 12gr, hương phụ 10gr, sắc uống, ngày một thang.
-
Cây nhọ nồi chữa đau dạ dày: Rửa sạch 200 – 300gr cỏ nhọ nồi, xay nhuyễn, lọc lấy nước uống. Mỗi sáng nên uống 1 ly 200 – 250ml.
-
Dùng cây cỏ nhọ nồi chữa chảy máu cam, đại, tiểu tiện ra máu: Bạn lấy cỏ nhọ nồi cùng với trắc bách diệp, huyết dụ, đều sao cháy, đồng lượng 12gr, sắc uống, ngày một thang.
Hi vọng rằng, với những thông tin giải đáp trên đây, chúng ta đã có lời giải cho câu hỏi “uống cỏ mực nhiều có sao không?” Tác dụng cũng như các dùng cây cỏ mực đúng cách để thảo dược phát huy hiệu quả tốt nhất.
Xem thêm bài viết