Uống Biotin thường xuyên có sao không? Cách bổ sung hợp lý

Việc bổ sung Biotin thường xuyên khiến nhiều người lo ngại về một số tác dụng phụ của nó. Vậy uống Biotin thường xuyên có sao không, tác hại của việc sử dụng liều lượng Biotin cao. Cùng Optimax tìm hiểu chi tiết từ bài viết dưới đây.

Biotin là gì?

Biotin còn được gọi là vitamin H hoặc vitamin B7, thuộc vitamin nhóm B và là dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Biotin đóng góp một phần không nhỏ nhằm thúc đẩy, hỗ trợ quá trình trao đổi chất của các axit béo, amino axit và glucose. Bên cạnh đó, Biotin cũng giúp chuyển hóa thức ăn thành các chất dinh dưỡng và năng lượng cho hoạt động hàng ngày.

Biotin có thể được bổ sung trong chế độ ăn hàng ngày, có trong một số loại thực phẩm như gan, lòng đỏ trứng, bông cải xanh và trắng, cà rốt, khoai lang, cá hồi, sữa, các loại hạt và ngũ cốc,… Ngoài ra, Biotin cũng có thể được dung nạp vào cơ thể qua các loại thực phẩm bổ sung. Tuy nhiên, lượng Biotin các bác sĩ khuyến nghị là 30 mcg mỗi ngày và được tổng hợp dễ dàng qua chế độ ăn, nên các trường hợp bổ sung Biotin dưới dạng viên uống cần được tham khảo ý kiến của bác sĩ.

 

giai-dap-biotin-la-gi

Giải đáp Biotin là gì?

Tác dụng lớn của Biotin đối với cơ thể

Biotin có tác dụng hỗ trợ chuyển hóa năng lượng để duy trì các hoạt động chức năng của cơ thể. Dưới đây là một số tác dụng đặc biệt của Biotin với sức khỏe bạn cần biết:

  • Cung cấp năng lượng cho cơ thể: Biotin hỗ trợ chuyển hóa năng lượng thông qua 3 cách thức là tân tạo đường, tổng hợp axit béo và phân hủy các axit amin.
  • Kiểm soát lượng đường trong cơ thể: Biotin hỗ trợ cân bằng lượng đường huyết trong máu, đồng thời kiểm soát các triệu chứng của bệnh đái tháo đường, tiền tiểu đường, tiểu đường tuýp 2,…
  • Tốt cho mẹ bầu và mẹ đang cho con bú, hỗ trợ thai kỳ phát triển khỏe mạnh.
  • Tăng cường điều trị đa xơ cứng.
  • Bảo vệ sức khỏe và nuôi dưỡng sự phát triển của da, móng và tóc.

Đối tượng chỉ định nên sử dụng Biotin 

 

nhung-nguoi-de-co-kha-nang-thieu-hut-can-bo-sung-biotin

Những người dễ có khả năng thiếu hụt, cần bổ sung Biotin

Thông thường, Biotin có thể dễ dàng được tổng hợp từ chế độ ăn uống hàng ngày, vậy nên không phải ai cũng cần bổ sung Biotin. Dưới đây là danh sách những đối tượng có nguy cơ thiếu hụt và cần được bổ sung Biotin theo chỉ định của bác sĩ:

  • Người có chế độ ăn uống thất thường, không lành mạnh, không cân bằng các nhóm chất dinh dưỡng.
  • Người nghiện rượu hoặc đã từng phẫu thuật cắt dạ dày.
  • Người có nhu cầu làm đẹp, cải thiện da, tóc và móng từ sâu bên trong.
  • Người đang gặp một số tình trạng như thường xuyên rụng tóc, ít tóc, tóc mỏng, lâu mọc hoặc người muốn cải thiện chất lượng tóc.
  • Người có mái tóc khô, yếu, gãy, chẻ ngọn do tác động nhiệt và hóa chất muốn phục hồi tóc.
  • Người có vấn đề về da liễu như mụn trứng cá, mụn viêm, da dầu khó kiểm soát,…
  • Người bị mất ngủ, khó ngủ, rối loạn giấc ngủ
  • Người thường xuyên bị stress, căng thẳng, lo lắng, rối loạn cảm xúc.

Nếu bạn không nằm trong những đối tượng trên nhưng vẫn muốn bổ sung thêm Biotin cho cơ thể, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

 

Uống Biotin thường xuyên có sao không? Tác hại liều lượng cao

 

uong-biotin-can-chu-y-ve-lieu-luong-cho-phu-hop

Uống Biotin cần chú ý về liều lượng cho phù hợp

Nếu bạn còn đang thắc mắc uống Biotin thường xuyên có sao không thì câu trả lời chính là không, bởi Biotin là loại vitamin nhóm B có khả năng tan trong nước. Chính vì vậy, ngay cả khi dung nạp lượng Biotin quá nhiều vào cơ thể, lượng dư thừa sẽ tự động được đào thải ra khỏi cơ thể thông qua đường bài tiết nước tiểu. 

Biotin được đánh giá là khá an toàn và hiện chưa ghi nhận trường hợp tác dụng phụ nào nguy hiểm sau khi sử dụng Biotin. Tuy nhiên, liều lượng sử dụng Biotin vẫn nên được kiểm soát và tuân theo lời khuyên của bác sĩ để tránh gây những tác hại dưới đây:

Sai lệch kết quả xét nghiệm

Khi bệnh nhân đang bổ sung Biotin dưới dạng viên uống, kết quả xét nghiệm máu có thể bị thay đổi và ảnh hưởng. Một số trường hợp ghi nhận kết quả xét nghiệm có thể xuất hiện dương tính hoặc âm tính giả, gây sai lệch về thông tin, chẩn đoán bệnh không chính xác. 

Chính vì vậy, trước khi thực hiện một số xét nghiệm cần thiết hoặc quan trọng, cần trao đổi với bác sĩ để ngưng sử dụng Biotin trong khoảng thời gian nhất định giúp kết quả chẩn đoán được rõ ràng hơn.

 

Gây dị ứng và mụn trứng cá

su-dung-biotin-lieu-qua-cao-co-the-gay-mun-trung-ca

Sử dụng Biotin liều quá cao có thể gây mụn trứng cá

Biotin giúp bảo vệ sức khỏe làn da, cải thiện tình trạng mụn trứng cá hiệu quả. Tuy nhiên, nếu sử dụng hàm lượng Biotin quá cao có thể gây bất thường, rối loạn nội tiết, kích thích sản sinh bã nhờn, tạo điều kiện cho các tác nhân gây mụn hình thành và phát triển. Ngoài ra, dị ứng, phát ban cũng có thể xảy ra khi bạn bổ sung quá nhiều Biotin. Mặc dù vậy, không cần quá lo lắng bởi tình trạng này sẽ được kiểm soát và cải thiện khi lượng Biotin dung nạp vào cơ thể được cân bằng trở lại.

Tăng nguy cơ sảy thai 

   

Mặc dù Biotin có tác dụng hỗ trợ sức khỏe thai kỳ, tuy nhiên trong trường hợp bổ sung Biotin dưới dạng thực phẩm chức năng, mẹ mang thai và cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ, bởi đây là những thời điểm nhạy cảm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mẹ và bé. Mặc dù chưa được xác thực, nhưng có một số thông tin cho rằng, sử dụng quá liều Biotin còn tăng nguy cơ sảy thai, vì vậy mẹ nên cẩn thận trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.

Đi tiểu thường xuyên và gây tiêu chảy  

Việc sử dụng Biotin quá hàm lượng khuyến cáo còn có thể làm tăng số lần đi tiểu, ra mồ hôi bởi hệ bài tiết làm việc quá sức. Ngoài ra, Biotin liều cao có thể làm rối loạn tiêu hóa, gây tình trạng đau bụng, thậm chí là tiêu chảy cấp. Khi xuất hiện những triệu chứng kể trên, hãy ngay lập tức ngừng sử dụng Biotin để xác định chính xác nguyên nhân gây tình trạng trên, đồng thời đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và có biện pháp xử lý kịp thời.

 

Liều lượng cao không thích hợp với người tiểu đường

nguoi-bi-tieu-duong-khong-nen-su-dung-biotin-qua-lieu

Người bị tiểu đường không nên sử dụng Biotin quá liều

Mặc dù Biotin có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu rất hiệu quả và được khuyên dùng cho người bị tiểu đường, tuy nhiên sử dụng quá liều lượng khuyến cáo có thể kích thích sản sinh glucose và axit béo, làm tăng lượng đường trong máu ở bệnh nhân bị tiểu đường và gây nên những biến chứng nguy hiểm.

Ảnh hưởng lớn đến công dụng của thuốc khác  

 

Biotin khi kết hợp cùng một số loại thuốc khác có thể làm mất tác dụng hoặc ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ của cơ thể. Một số loại thuốc không nên sử dụng cùng Biotin bao gồm thuốc chống động kinh, thuốc chống đông máu, thuốc hạ nồng độ cholesterol,… Ngoài ra, trước khi bổ sung Biotin, hãy trao đổi với bác sĩ những loại thuốc đang sử dụng để được điều chỉnh cho hợp lý, tránh gây những tác dụng phụ không mong muốn.

Gây ra các bệnh về hô hấp cấp tính  

 

biotin-lieu-cao-co-the-gay-nen-mot-so-benh-ho-hap-cap-tinh

Biotin liều cao có thể gây nên một số bệnh hô hấp cấp tính

Biotin liều cao còn có khả năng gây sốc phản vệ, khiến người sử dụng mắc các bệnh về hô hấp cấp tính. Mặc dù chưa được kiểm chứng và xác thực nhưng việc sử dụng bất kỳ loại thuốc nào quá liều lượng cho phép cũng không được khuyến cáo cho sức khỏe. Chính vì vậy, hãy chú ý hàm lượng khuyên dùng khi bổ sung Biotin nhé!

Liều lượng uống Biotin hợp lý mà bạn chưa biết

Hiện nay, chưa có một khuyến nghị cụ thể và chính thức nào về liều lượng Biotin khuyên dùng. Tuy nhiên, các chuyên gia và bác sĩ đã đưa ra liều lượng dùng trong mức độ an toàn như sau:

  • Trẻ sơ sinh đến 3 tuổi: 10 – 20 mcg mỗi ngày.
  • Trẻ 4 – 6 tuổi: 25 mcg mỗi ngày.
  • Trẻ 7 – 10 tuổi: 30 mcg mỗi ngày.
  • Trẻ em 10 tuổi trở lên và người lớn: 30 – 100 mcg mỗi ngày.
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú: 30 mcg mỗi ngày hoặc nhiều hơn tùy theo tình trạng sức khỏe.

 

lieu-luong-uong-biotin-co-the-thay-doi-dua-tren-do-tuoi-va-tinh-trang-suc-khoe

Liều lượng uống Biotin có thể thay đổi dựa trên độ tuổi và tình trạng sức khỏe

Trong trường hợp muốn bổ sung Biotin qua viên uống, nên tham khảo ý kiến bác sĩ và không sử dụng quá 0,03 mg mỗi ngày. Đây là liều lượng an toàn và thường không ảnh hưởng quá lớn đến các kết quả xét nghiệm, kiểm tra sức khỏe. Ngoài ra Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ cảnh báo, hiện nay có nhiều loại thực phẩm chức năng cho da, móng và tóc trên thị trường có chứa gấp 650 lần lượng Biotin được khuyến nghị mỗi ngày. Vậy nên trước khi sử dụng, cần tìm hiểu kỹ để tránh gây nên những tác dụng phụ không mong muốn.

Cách bổ sung Biotin đơn giản từ thực phẩm tự nhiên

 

cach-bo-sung-biotin-don-gian-tu-thuc-pham-tu-nhien

Cách bổ sung Biotin đơn giản từ thực phẩm tự nhiên

Biotin là loại vitamin nhóm B dễ dàng được tổng hợp và dung nạp từ chế độ ăn hàng ngày. Ngoài ra, tình trạng thiếu hụt Biotin ở người trưởng thành vô cùng hiếm gặp, nên việc bổ sung Biotin từ những loại thực phẩm tự nhiên vẫn luôn được chuyên gia ưu tiên và khuyên dùng. Dưới đây là danh sách những loại thực phẩm giàu Biotin có thể thêm vào thực đơn hàng ngày:

  • Gan, thận, nội tạng động vật
  • Lòng đỏ trứng
  • Khoai lang
  • Bông cải xanh, bông cải trắng
  • Sữa
  • Cà rốt
  • Cá hồi
  • Các loại đậu như đậu đen, đậu đỏ, đậu trắng, đậu nành
  • Các loại hạt ngũ cốc, lúa mì như hạt lanh, hạt óc chó, hạt mắc ca, yến mạch,…    

Trên đây,

Optimax

đã cùng bạn tìm lời giải đáp cho câu hỏi

uống Biotin thường xuyên có sao không

. Biotin nên được bổ sung theo đúng liều lượng khuyên dùng để đảm bảo không gây nên những tác dụng phụ không mong muốn. Ngoài việc bổ sung Biotin qua thực phẩm chức năng, bạn cũng có thể cung cấp cho cơ thể lượng Biotin cần thiết qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Cùng theo dõi và đón chờ thêm nhiều thông tin mới nhất từ Optimax nhé!

 

 Bài viết được tham vấn bởi

Dược sĩ Đinh Trường Sơn

» Dược sĩ Đinh Trường Sơn tốt nghiệp Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh. Hiện đang làm việc tại Viện Dược Liệu. Dược sĩ đã có nhiều năm nghiên cứu về dược liệu, ứng dụng dược liệu trong hỗ trợ điều trị bệnh lý. Ngoài ra, Dược sĩ còn đang là học viên cao học tại Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh..