Unit Manager Là Gì? Cách Trở Thành Một Unit Manager Xuất Sắc
Khái niệm Unit Manager và những công việc của vị trí này nhìn chung còn có nhiều điều mới mẻ đối với các bạn trẻ hiện nay.
Cùng Glints khám phá những chìa khóa quan trọng giúp bạn giải mã Unit Manager là gì và những kỹ năng cần có để trở thành một nhà unit manager tài giỏi nhé!
Unit Manager là gì?
Khái niệm Unit Manager thường xuất hiện với nhiều tên gọi khác nhau như Business Unit Manager (Quản lý kinh doanh ngành hàng) hay Nursing Unit Manager (Quản lý các đơn vị trong bệnh viện hoặc trung tâm chăm sóc sức khỏe).
Tuy nhiên, ở Việt Nam, Business Unit Manager thường được các doanh nghiệp sử dụng phổ biến hơn. Vị trí này thường chịu trách nhiệm giám sát, quản lý một bộ phận, đơn vị cụ thể trong một doanh nghiệp, đảm bảo các chiến lược, mục tiêu của công ty đạt được hiệu quả và năng suất.
Nhiệm vụ, công việc của Business Unit Manager
Triển khai các chính sách và quy trình
Unit Manager chịu trách nhiệm khá lớn về quy trình vận hành, triển khai các chính sách và các quy trình, quy tắc làm việc, tạo điều kiện cho toàn đơn vị có thể thực hiện công việc liền mạch và mang lại hiệu suất cao.
Phân tích thị trường
Sự lên xuống của thị trường cùng những xu hướng mới có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh. Vì vậy, Unit Manager cũng sẽ phụ trách nghiên cứu và phân tích tiềm năng tăng trưởng, cơ hội kinh doanh từ các xu hướng thị trường ở thời điểm hiện tại.
Xây dựng chiến lược
Một nhà Unit Manager cũng sẽ tham gia xây dựng các chiến lược giúp thúc đẩy đơn vị, bộ phận dưới quyền quản lý đạt được mục tiêu kinh doanh.
Bên cạnh đó, họ cũng sẽ là người rà soát và kiểm tra hiệu quả của các chiến lược hiện tại để đề xuất giải pháp sửa đổi kịp thời.
Giám sát mục tiêu dự án
Dựa trên những dự án và mục tiêu đã được thông qua, Unit Manager sẽ tiếp tục giám sát tiến độ dự án và đảm bảo được các mục tiêu đang được thực hiện đúng hướng và đúng tiến độ.
Unit manager có trách nhiệm giám sát dự án và nhân viên.
Vai trò đào tạo và cố vấn
Để đảm bảo mục tiêu đạt được đúng hạn, người quản lý phải truyền đạt đầy đủ các nhiệm vụ, quy trình cần thực hiện cũng như tiến hành đào tạo nhân viên để mang lại kết quả như mong muốn.
Trong quá trình đào tạo, Unit Manager còn là người cố vấn cho các nhân viên để họ làm việc hiệu quả hơn và đạt được kết quả như mong muốn.
Cần kỹ năng gì để trở thành Unit Manager?
Để ứng tuyển vào vị trí Unit Manager, ứng viên cần sở hữu những kỹ năng và phẩm chất quan trọng sau đây:
Kỹ năng giao tiếp, lắng nghe
Hầu hết các vị trí quản lý đều cần có những kỹ năng mềm thuần thục, và yêu cầu này cũng không ngoại lệ đối với một unit manager. Trong đó, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp để truyền tải thông tin đầy đủ, rõ ràng, hiệu quả đến các nhân viên của mình cũng như các bộ phận liên quan và Ban lãnh đạo của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, một Unit Manager tài giỏi cũng là người chịu lắng nghe những vấn đề, khó khăn hay những đề xuất, ý tưởng của các thành viên để giúp họ phát triển tốt hơn, đồng thời thúc đẩy hiệu quả năng suất của toàn bộ phận.
Kỹ năng lãnh đạo, quản lý
Tư duy lãnh đạo, quản lý là yếu tố cốt lõi để nhà Unit Manager quản lý đội ngũ của mình một cách hiệu quả, đồng thời dẫn dắt và đồng hành cùng các thành viên trong nhóm tạo ra năng suất cao hơn cho công việc.
Kỹ năng ra quyết định
Để giám sát nhiều thành viên và dự án cùng lúc, kỹ năng ra quyết định sẽ giúp cho các quy trình làm việc được liền mạch và nhanh chóng.
Một nhà Unit Manager cần có tư duy phân tích thông tin và đánh giá, dự đoán những kết quả khả thi để từ đó đưa ra các quyết định, giải pháp tốt nhất cho vấn đề hiện tại.
Một unit manager cần biết ra quyết định quan trọng khi cần.
Làm việc dưới áp lực và deadline
Phạm vi công việc và môi trường làm việc của một Unit Manager là vô cùng rộng, ẩn chứa nhiều biến số và chịu nhiều áp lực, căng thẳng khi làm việc. Điều này đòi hỏi khả năng xử lý và giải quyết vấn đề một cách nhanh nhạy, linh hoạt và khéo léo.
Kỹ năng, kiến thức Marketing
Kiến thức và kinh nghiệm về Marketing cũng là một yêu cầu quan trọng giúp cho nhà quản lý tiếp cận gần hơn với thị trường để xác định các cơ hội mới, tiềm năng kinh doanh của doanh nghiệp để thực hiện những giải pháp thúc đẩy hiệu quả kinh doanh cũng như các mục tiêu của dự án.
Đọc thêm: Top 20 Thuật Ngữ Marketing Trong Tiếng Anh Bạn Cần Biết
Mức thu nhập của Unit Manager là gì?
Unit Manager là một vị trí đòi hỏi cần đáp ứng nhiều yêu cầu về kiến thức và kỹ năng chuyên môn quan trọng. Đổi lại, mức thu nhập cho vị trí này thường dao động ở mức khá cao.
Trung bình, một Unit Manager thường sẽ nhận được mức thu nhập hằng tháng từ 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng, và sẽ được thỏa thuận dựa trên kết quả kinh doanh và doanh thu hằng tháng.
Một số câu hỏi phỏng vấn Unit Manager
- Hãy mô tả sơ lược về những kinh nghiệm và công việc chính ở công ty trước đây?
- Bạn nghĩ mình có yếu tố nào phù hợp với vị trí này?
- Hãy mô tả quy trình làm việc trước đây khi bạn nhận một dự án mới?
- Hãy mô tả một dự án thành công mà bạn đã từng tham gia quản lý và giám sát?
- Trong quá trình giám sát một dự án, bạn đã gặp những khó khăn gì và bạn đã giải quyết như thế nào?
- Trong trường hợp các thành viên trong nhóm mà bạn quản lý có mâu thuẫn khi làm việc gây ảnh hưởng đến tiến độ dự án, bạn sẽ tiếp cận vấn đề và giải quyết như thế nào?
- Với những tìm hiểu về công ty, bạn dự định sẽ làm gì nếu trở thành nhân viên chính thức của công ty?
Đọc thêm: Kinh Nghiệm Đi Phỏng Vấn Vị Trí Quản Lý Gây Ấn Tượng Tốt
Kết
Sau khi đã tìm hiểu chính xác Unit Manager là gì và những kỹ năng, phẩm chất cần có của một nhà Unit Manager, hi vọng rằng bạn sẽ cập nhật được nhiều thông tin bổ ích về công việc này.
Tiếp tục theo dõi những bài viết tiếp theo và khám phá những cơ hội làm việc hấp dẫn chỉ có tại Glints Việt Nam nhé!
Bài viết có hữu ích đối với bạn?
Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn
Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!
Tác Giả