Unilever và hành trình đổi mới sản phẩm – Tài liệu Các vấn đề Marketing doc – 123docz.net

Một cuộc điều tra gần đây do Euromonitor International – hãng chuyên nghiên cứu về thị
trường và người tiêu dùng – tiến hành cho thấy, chỉ tính riêng trong năm ngoái, thị trường
hàng tiêu dùng có tăng cường dưỡng chất vitamin, giảm cholesterol và hỗ trợ giảm cân… đã
đạt 253 tỷ USD và dự báo đến năm 2012, con số này có thể đạt đến 407 tỷ USD.

Trong những năm gần đây, Unilever thường xuyên làm buồn lòng các cổ đông: nhiều chỉ số
kinh doanh đã cho thấy hãng đang thua kém hai đối thủ của mình là Nestle và
Proter&Gamble. Chỉ trong quý 1 năm nay, Unilever đã tăng mức lợi nhuận lên 10%, đạt 1,3
tỷ USD, song đối với Procter&Gamble, những con số này chẳng có gì là ấn tượng: “gã khổng

lồ” đến từ nước Mỹ kia thể hiện đà tăng trưởng ngoạn mục với 17% và lợi nhuận lên tới 4,6
tỷ USD.

Bên cạnh đó, các cổ đông của Unilever còn lo lắng một điều rằng tập đoàn đang từng bước
thua trận ngay trên “sân nhà”- thị trường Tây Âu – nơi vẫn đem lại hơn ½ doanh thu cho cả
tập đoàn. Trong quý 1 vừa qua, doanh số bán hàng của các chi nhánh châu Âu của Unilever
đã sụt giảm 0,5%. Đương nhiên, tình trạng suy giảm mức cầu chung đã gây ảnh hưởng xấu
không chỉ riêng cho Unilever, nhưng việc Nestle vẫn có thể tăng doanh số bán hàng ở Châu
Âu lên 2,8% không khỏi khiến cho nhiều nhà sản xuất phải suy nghĩ.

Tập đoàn Unilever thành lập năm 1930, là kết quả cuộc sát nhập của công ty Lever Brothers
(Anh) và Margarine Unie (Đan Mạch). Kể từ thời điểm đó, hãng đã có 2 trụ sở chính đặt tại
Rotterdam, London và 2 tổng giám đốc. Năm 2005, hãng sắp xếp lại cơ cấu này và từ đây sẽ
chỉ có một tổng giám đốc duy nhất.

Chỉ tính riêng năm 2005, doanh số của Unilever từ các nhãn hiệu Dove, Knorr, Rama, Axe,
Domestos, Sunsilk đã tăng 3%, đạt 39,6 tỷ EUR.

Rắc rối bắt đầu xuất hiện từ hơn nửa thế kỷ trước, và ngay từ lúc đó, công ty này đã cố gắng
để giải quyết. Những người đứng đầu của Unilever – Niall Fitzerald và Antony Burgmans –
cho rằng nguồn gốc vấn đề nằm ở chỗ các chi nhánh địa phương được trao cho quá nhiều
quyền hành. Các chuyên gia tiếp thị luôn tự mình quyết định chiến lược quảng bá hay đường
hướng phát triển cho thương hiệu mới tại địa phương của họ. Kết quả là hãng có đến 30
phương án thiết kế mẫu mã và 48 công thức khác nhau cho chỉ một sản phẩm, như trường
hợp đã từng xảy ra với sáp lăn Rexona. Sau đó, một bảng danh sách dài gồm các quy định ra
đời đã chấm dứt tình trạng các chi nhánh tự ý thay đổi chương trình tiếp thị chung của toàn
tập đoàn.

Với mục đích cắt giảm chi phí, Unilever đã tiến hành cải tổ các thương hiệu đang có. Từ
1600, hãng đã bán đi 1200 thương hiệu của mình và chỉ giữ lại những thương hiệu thực sự
mang lại lợi nhuận – những thương hiệu giữ vị trí thứ nhất hoặc thứ hai trong dòng sản phẩm
nhất định nào đó. Ngoài ra, hãng còn thực hiện những giao dịch có lợi như mua lại nhà máy
sản xuất các loại sản phẩm giúp giảm cân Slimfast, công ty Bestfoods – chủ nhân của súp
Knorr, hay bán đi phần tài sản đã không còn sinh lợi như sản phẩm nước hoa cho hãng Coty
Inc., Mỹ.

Tuy nhiên, những động thái này không cứu được tập đoàn, cũng như không giúp gì được cho
Fitzerald và Burgmans. Năm 2004, cả hai đều phải từ nhiệm. Nhà lãnh đạo duy nhất được bầu
lên đã đi đến kết luận là thất bại không phải do sự thiếu hoàn thiện của bộ máy điiều hành,
quản lý, mà nằm ở chỗ sản phẩm đã không còn được người tiêu dùng quan tâm.

Tập đoàn Unilever đã:

– Tiến hành nhiều nghiên cứu thị trường và phát hiện ra rằng, nhóm sản phẩm dinh dưỡng,
hay thực phẩm bổ sung vitamin, thảo dược, trái cây và các yếu tố giúp giảm cân… đang trên
đà tăng trưởng mạnh.

– Tung ra nhiều sản phẩm hoàn toàn mới: nước ép trái cây, rau củ dưới cái tên Knorr Vie,
thực phẩm ít chất béo Becel…

– Lên kế hoạch đưa vào các thương hiệu sẵn có khái niệm “được bổ sung các yếu tố nâng cao
sức đề kháng”.

– Đặt nhiệm vụ đuổi kịp Nestle và Procter&Gabler trên thị trường Châu Âu.

Unilever đã chậm chân hơn các đối thủ cạnh tranh khi đặt cược vào các thực phẩm dinh
dưỡng, nhưng lại là doanh nghiệp đầu tiên nghĩ tới việc đưa những yếu tố có lợi cho sức khỏe
vào tất cả các sản phẩm của mình. Tuy nhiên, khi Unilever hướng đến khái niệm Vitality (sức
sống) như sự mở đầu cho dòng sản phẩm có lợi cho sức khỏe, thì trên thị trường đã có rất
nhiều công ty đi trước trong việc “lành mạnh hóa” sản phẩm của mình. Ví dụ Danone, công
ty sữa chua của Pháp, đã kịp lồng ghép thông điệp này vào tất cả các nhãn hiệu sữa của mình,
hay Nestle với nước uống tinh khiết Nestle Pure Life và bữa điểm tâm Nestle Fitness, hoặc
Procter&Gamble với dầu gội dưỡng tóc bằng thảo dược Herbal Essence.

Để vượt qua đối thủ cạnh tranh, Unilever phải đưa ra được điều gì đó làm người tiêu dùng
thực sự quan tâm, thích thú. Một số người cho rằng ý tưởng về Vitality không có gì xuất sắc,
nhưng “bạn hãy thử nhìn xem, các thương hiệu lớn khác cũng đã chiếm được thị trường đó
thôi”. Ở đây, lãnh đạo của Unilever muốn nói đến việc các đối thủ đi trước chỉ bổ sung “sức
khỏe” vào một vài sản phẩm nào đó của họ. Còn Unilever vẫn bước tiếp con đường này và
yếu tố Vitality sẽ trở thành “con át chủ bài” trong toàn bộ 400 thương hiệu hiện nay của tập
đoàn.

Trên thế giới chúng ta vẫn thường bắt gặp không ít ví dụ về việc khai thác toàn bộ thương
hiệu, nghĩa là dưới “tán che” của thương hiệu chính sẽ là một số thương hiệu con. Ý tưởng
này cũng được Unilever sử dụng. Nhưng trong tham vọng tập hợp dưới một cái tên nhiều loại
sản phẩm quá khác biệt nhau luôn ẩn chứa nhiều nguy cơ. Các thương hiệu có thể sẽ bị “xào
xáo” lại, và đây là nguyên nhân khiến công ty đánh mất khách hàng trung thành, trong khi
không thể lôi kéo thêm khách hàng mới.

Unilever sẽ ưu tiên giải quyết nhiệm vụ mới ở Tây Âu, thị trường truyền thống của mình, còn
các thị trường đang phát triển sẽ đón nhận các giải pháp đó muộn hơn một chút. Nga, Ucraina
và Belarus là những điểm sáng trong bản báo cáo của tập đoàn hàng năm. Chỉ tính riêng năm
ngoái, doanh số bán hàng ở các nước này tăng 23%. Có lẽ chính vì tốc độ tăng trưởng ấn
tượng đó mà Unilever không vội vàng thay đổi sản phẩm ở khu vực này.

(Dịch từ Secret firmy – theo bwportal)