Ứng phó với biến đổi khí hậu là gì? Quy định về thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính như thế nào?
Em hiện nay đang làm khóa luận tốt nghiệp liên quan đến biến đổi khí hậu, em muốn hỏi biến đổi khí hậu là gì? Ứng phó với biến đổi khí hậu ra sao? Và làm thế nào để thích ứng với biến đổi khí hậu? Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính có thuộc biện pháp ứng phó biến đổi khí hậu hay k? Nội dung Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính là gì?
Biến đổi khí hậu là gì?
Biến đổi khí hậu là sự thay đổi lâu dài về nhiệt độ tổng thể của trái đất, của khí hậu tự nhiên theo thời gian, làm thay đổi thành phần hóa học của bầu khí quyển. Nó gây ra những hậu quả, những ảnh hưởng có hại đến hệ sinh thái tự nhiên, ảnh hưởng đến hoạt động, sức khỏe của con người trong đời sống.
Nguyên nhân gây biến đổi khí hậu
Khí hậu bị biến đổi chính là do hai nhóm nguyên nhân, đầu tiên đó là nhóm nguyên nhân khách quan, nguyên nhân này xuất phát từ sự biến đổi theo thời gian của tự nhiên thông qua những hoạt động như sự thay đổi của quỹ đạo mặt trời, các dạng hải lưu, sự thay đổi, lưu chuyển trong nội bộ hệ thống khí quyển.
Nhóm nguyên nhân thứ hai là nguyên nhân chủ do bởi vì sự tác động của con người. Đầu tiên phải nói đến là hoạt động của con người làm gia tăng hiệu ứng nhà kính như khói thải nhiên liệu của các nhà máy, hoạt động nông nghiệp, chặt phá rừng, rác thải nhựa. Trong đó các khí đốt nhiên liệu gồm: than, dầu mỏ, khí tự nhiên, xăng dầu,… đây là những nguyên liệu khi đốt đã làm gia tăng lượng CO2 trong không khí tạo ra một lớp khói dày gây ô nhiễm môi trường không khí.
Như vậy có thể nhận ra rằng nguyên nhân biến đổi khí hậu từ tự nhiên chỉ là một phần nhỏ không đáng kể so với những gì mà con người đã thải ra ngoài môi trường tự nhiên. Biến đổi khí hậu bắt đầu rõ rệt hơn khi lượng CO2 thải vào khí quyển nhiều hơn do cuộc cách mạng công nghiệp phát triển, làm nhiệt độ trái đất ngày càng nóng lên trong suốt một thế kỷ qua.
Ứng phó với biến đổi khí hậu là gì? Quy định về thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính như thế nào?
Ứng phó với biến đổi khí hậu là gì? Quy định chi tiết về thích ứng với biến đổi khí hậu?
Căn cứ khoản 32 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 có quy định về ứng phó với biến đổi khí hậu như sau: là hoạt động của con người nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
Quy định chi tiết về thích ứng với biến đổi khí hậu
Căn cứ Điều 90 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về thích ứng với biến đổi khí hậu như sau:
– Thích ứng với biến đổi khí hậu là các hoạt động nhằm tăng cường khả năng chống chịu của hệ thống tự nhiên và xã hội, giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và tận dụng cơ hội do biến đổi khí hậu mang lại.
– Nội dung thích ứng với biến đổi khí hậu bao gồm:
+ Đánh giá tác động, tính dễ bị tổn thương, rủi ro, tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu đối với các lĩnh vực, khu vực và cộng đồng dân cư trên cơ sở kịch bản biến đổi khí hậu và dự báo phát triển kinh tế – xã hội;
+ Triển khai hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ rủi ro thiên tai, mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng và dựa vào hệ sinh thái; ứng phó với nước biển dâng và ngập lụt đô thị;
+ Xây dựng, triển khai hệ thống giám sát và đánh giá hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu.
– Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm sau đây:
– Tổ chức thực hiện quy định tại điểm a và điểm c khoản 2 Điều 90 Luật Bảo vệ môi trường 2020;
+ Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu và định kỳ rà soát, cập nhật 05 năm một lần; hệ thống giám sát và đánh giá hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu cấp quốc gia; tiêu chí xác định dự án đầu tư, nhiệm vụ thích ứng với biến đổi khí hậu thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ; tiêu chí đánh giá rủi ro khí hậu;
+ Hướng dẫn đánh giá tác động, tính dễ bị tổn thương, rủi ro, tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu;
+ Xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu;
+ Xây dựng và tổ chức thực hiện hệ thống giám sát và đánh giá hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu cấp quốc gia.
– Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:
+ Thực hiện nội dung quy định tại điểm b khoản 2 Điều 90 Luật Bảo vệ môi trường 2020 theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; tổ chức đánh giá tác động, tính dễ bị tổn thương, rủi ro, tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu; định kỳ hằng năm tổng hợp, gửi báo cáo về Bộ Tài nguyên và Môi trường;
+ Xây dựng và tổ chức thực hiện việc giám sát và đánh giá hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu cấp ngành, cấp địa phương trong phạm vi quản lý của ngành, lĩnh vực.
Làm thế nào để thích ứng với biến đổi khí hậu?
Tại khoản 2 Điều 90 Luật Bảo vệ môi trường 2020 có quy định về thích ứng với biến đổi khí hậu như sau:
+ Đánh giá tác động, tính dễ bị tổn thương, rủi ro, tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu đối với các lĩnh vực, khu vực và cộng đồng dân cư trên cơ sở kịch bản biến đổi khí hậu và dự báo phát triển kinh tế – xã hội;
+ Triển khai hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ rủi ro thiên tai, mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng và dựa vào hệ sinh thái; ứng phó với nước biển dâng và ngập lụt đô thị;
+Xây dựng, triển khai hệ thống giám sát và đánh giá hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu.
Như vậy, để thích ứng với biến đổi khí hậu cần tuyên truyền và phát động các dự án ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường sống xung quanh tới từng địa phương, nâng cao nhận thức của người dân qua các kênh truyền thông, và nhiều những biện pháp sẽ triển khai trong tương lai để tái tạo lại một bầu khí quyển trong lành, một môi trường “xanh-sạch-đẹp”.
Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính có thuộc biện pháp ứng phó biến đổi khí hậu hay không? Nội dung giảm nhẹ phát thải khí nhà kính là gì?
Căn cứ khoản 31 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về khái niệm giảm nhẹ phát thải khí nhà kính như sau:
Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính là hoạt động nhằm giảm nhẹ mức độ hoặc cường độ phát thải khí nhà kính, tăng cường hấp thụ khí nhà kính.
Căn cứ khoản 32 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định như sau:
Ứng phó với biến đổi khí hậu là hoạt động của con người nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
Như vậy, giảm nhẹ phát thải nhà kính vừa là mục đích vừa là biện pháp để ứng phó với biến đổi khí hậu.
Nội dung giảm nhẹ phát thải khí nhà kính là gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 91 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định như sau:
Nội dung giảm nhẹ phát thải khí nhà kính bao gồm:
+ Tổ chức thực hiện hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và hấp thụ khí nhà kính theo lộ trình, phương thức giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện của đất nước và cam kết quốc tế;
+ Kiểm kê khí nhà kính và đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp quốc gia, cấp ngành, lĩnh vực và cấp cơ sở có liên quan;
+ Kiểm tra việc tuân thủ quy định về kiểm kê khí nhà kính, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, việc thực hiện cơ chế, phương thức hợp tác về giảm nhẹ phạt thải khí nhà kính;
+ Xây dựng và triển khai cơ chế, phương thức hợp tác về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
+ Tổ chức và phát triển thị trường các-bon trong nước.
Trên đây là lời giải đáp của chúng tôi về vấn đề mà bạn quan tâm.