UBND huyện Giao Thủy triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP tới các doanh nghiệp.

UBND huyện Giao Thủy triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP tới các doanh nghiệp.

Lượt xem: 743


Theo kế hoạch, tới đây huyện sẽ lựa chọn sản phẩm chủ lực có tiềm năng, lợi thế phát triển triển khai sản xuất theo chuỗi giá trị, xây dựng và đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, kiểm soát chất lượng gắn với truy xuất nguồn gốc góp phần phát triển hàng hóa, tăng thu nhập cho người dân, nâng cao hiệu quả tái cơ cấu nông nghiệp và chương trình xây dựng nông thôn mới. Mục tiêu trong năm 2020 huyện nhà sẽ có ít nhất 19 sản phẩm OCOP, trong đó có từ 5% sản phẩm trở lên đạt tiêu chuẩn 5 sao, 30% sản phẩm đạt tiêu chuẩn 4 sao và 65% sản phẩm đạt tiêu chuẩn 1-3 sao.

     UBND huyện vừa triển khai chương trình mỗi
xã một sản phẩm OCOP giai đoạn 2019-2020 tới các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tại
địa bàn huyện. Đồng chí Doãn Quang Hùng – Phó Chủ tịch UBND huyện chủ trì hội
nghị.

Đồng chí Doãn Quang Hùng – Phó Chủ tịch UBND huyện phát biểu chỉ đạo tại HN

     Phát biểu tại Hội nghị đồng chí Phó Chủ tịch
UBND huyện nhấn mạnh tầm quan trọng của sản phẩm có thương hiệu độc quyền,
chính vì vậy việc đăng ký nhãn hiệu độc quyền đối với các sản phẩm tại Giao Thủy
là hết sức quan trọng cần sự quan tâm của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp
trên địa bàn để mở rộng thị trường, quảng bá giới thiệu sản phẩm tại quê hương.
Hiện trên địa bàn huyện đã có 2 đơn vị đăng ký thương hiệu độc quyền là Ngao sạch
Giao Thủy và Công ty TNHH chế biến thủy hải sản Hùng Vương tại xã Giao Hải.

Ông Nguyễn Hùng Vương – Giám đốc Công ty TNHH chế biến thủy hải sản Hùng Vương tham luận tại HN về lợi ích của chương trình OCOP

     Đối với Công ty TNHH chế biến thủy hải sản
Hùng Vương là đơn vị tiên phong đi đầu trong việc đăng ký sản phẩm độc quyền
trên thị trường, trong đó có 2 sản phẩm đã tiêu thụ ở các thị trường quốc tế.
Hiện công ty đã có 2 sản phẩm được đăng ký thương hiệu và được công nhận sản phẩm
đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao. Theo ông Nguyễn Hùng Vương – Giám đốc Công ty TNHH
chế biến thủy hải sản Hùng Vương cho biết : “Việc đăng ký thương hiệu đạt tiêu
chuẩn “Sao” phải theo từng cấp và đáp ứng các tiêu chí quy định. Vào được với thị
trường OCOP doanh nghiệp được hưởng nhiều lợi ích, trong đó việc vươn ra thị
trường lớn mang lại giá trị thu nhập cao. Ngoài ra doanh nghiệp còn được các cấp
hỗ trợ về đăng ký thương hiệu, tem mác, thông tin quảng cáo, kinh phí đăng ký
thương hiệu”. Hiện tại Hùng vương mỗi ngày năng lực sản xuất 30 tấn nguyên liệu
tươi ra sản phẩm 1 tấn nguyên liệu khô, sản phẩm đã có mặt ở nhiều tỉnh thành
trong nước và xuất sang thị trường Nhật Bản.

      Phát biểu tại HN, bà Ngô Thị Khiếu – Giám
đốc Bảo tàng Đồng quê xã Giao Thịnh cũng rất quan tâm đến việc quảng cáo giới
thiệu các sản phẩm nông nghiệp tại Giao Thủy. Theo bà huyện Giao Thủy nên quan
tâm vào các mặt hàng có thế mạnh ngay tại địa phương. Hiện tại bảo tàng Đồng
quê giới thiệu sản phẩm truyền thống đó là rượu với công thức làm men truyền thống.
Từ khâu chế biến nguyên liệu, quy trình nấu và bảo quản đảm bảo chỉ có ở Bảo
tàng Đồng quê.

Đồng chí Trần Quang Hưng – Trưởng phòng Nông nghiệp

triển khai đăng ký xây dựng thương hiệu theo chương trình OCOP thời gian tới

   Để sản phẩm tại Giao Thủy tiếp tục vươn xa
thị trường trong nước và quốc tế, các doanh nghiệp tại địa bàn huyện nhà cần tiếp
tục mở rộng thị trường. Và để đạt được mục đích đó thì việc đăng ký thương hiệu
theo chương trình OCOP là hết sức cần thiết, ngoài cơ chế khuyến của tỉnh, tới
đây huyện sẽ có hỗ trợ kịp thời khuyến khích các doanh nghiệp phát triển ra thị
trường, khẳng định thương hiệu có giá trị mang lại lợi ích cho nhà sản xuất và
người tiêu dùng. Theo kế hoạch tới đây huyện sẽ lựa chọn sản phẩm chủ lực có tiềm
năng, lợi thế phát triển tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, xây dựng và đăng
ký nhãn hiệu hàng hóa, kiểm soát chất lượng gắn với truy xuất nguồn gốc góp phần
phát triển hàng hóa, tăng thu nhập cho người dân, nâng cao hiệu quả tái cơ cấu
nông nghiệp và chương trình xây dựng nông thôn mới. Mục tiêu trong năm 2020 huyện
nhà sẽ có ít nhất 19 sản phẩm OCOP, trong đó có từ 5% sản phẩm trở lên đạt tiêu
chuẩn 5 sao, 30% sản phẩm đạt tiêu chuẩn 4 sao và 65% sản phẩm đạt tiêu chuẩn
1-3 sao.

Các doanh nghiệp tham quan Trung tâm giới thiệu và bán nông sản sạch theo chương trình OCOP tại Giao Thủy

      Ngay sau khi triển khai chương trình, Phòng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã hướng dẫn các doanh nghiệp đăng ký xây dựng
thương hiệu độc quyền và đăng ký chương trình OCOP. Theo đó mỗi xã lựa chọn một  sản phẩm đặc trưng nhất để đăng ký với 6 nhóm
sản phẩm gồm thực phẩm, đồ uống, thảo dược, vải và may mặc, mỹ nghệ, dịch vụ du
lịch nông thôn, bán hàng. Về hồ sơ thủ tục đã có hướng dẫn cụ thể theo Quyết định 1048 của Thủ tướng Chính phủ.
Ngay sau hội nghị các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn huyện đã tham
quan Trung tâm giới thiệu và bán sản phẩm nông sản theo chương trình OCOP của
huyện. Từ đó, các doanh nghiệp tìm hiểu, nghiên cứu xây dựng thương hiệu cho sản
phẩm của đơn vị hướng đến xây dựng thương hiệu độc quyền trong thời gian tới./. 

 

Hải Yến 

Trung tâm VH-TT-TT Giao Thủy

Tweet

Tin Khác

  • Danh sách sản phẩm OCOP huyện Giao Thủy

  • Du lịch sinh thái Cộng đồng đạt sản phẩm OCOP 3…

  • Nước mắm Cốt cá mức và nước mắm Cốt nhĩ Phúc Hải…

  • Mật Ong sú vẹt Xuân Thủy sản phẩm OCOP 3 sao

  • Huyện Giao Thủy tổ chức hội nghị tập huấn triển…

1

 2