U bã đậu là gì? Nguyên nhân hình thành và dấu hiệu nhận biết
U bã đậu là bệnh ngoại khoa có thể gặp ở bất kỳ ai và xuất hiện ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể nhưng thường gặp nhất là những vùng thường xuyên tiết mồ hôi hoặc dịch nhầy. Vậy u bã đậu là gì? Nguyên nhân gây u cũng như làm sao để nhận biết bệnh? Mời bạn đọc cùng tham khảo tại bài viết dưới đây của BVĐK Phương Đông.
Ai là người có nguy cơ cao bị nổi u bã đậu
Thế nào là u bã đậu?
U bã đậu là một dạng u lành tính được cấu tạo bởi lớp vỏ bọc, bên trong là chất bã mềm và có màu vàng nhạt hoặc vàng đục. Khối u này thường xuất hiện ở những vùng da tiết nhiều mồ hôi, dầu, chất bã chẳng hạn như vùng mặt, ngực, vai, lưng,…
U bã đậu là u lành tính
U bã đậu thường không gây cảm giác đau đớn, không có khả năng tiến triển thành u ác tính nhưng khi nó to dần sẽ gây cảm giác khó chịu, khi bị viêm có thể tấy đỏ và đau nhức.
Nguyên nhân hình thành u bã đậu trên cơ thể người
Để có thể điều trị mụn bã đậu hiệu quả thì người bệnh cần nắm rõ đâu là nguyên nhân hình thành các u này. Theo bác sĩ chuyên khoa, u nang bã đậu hình thành do một số nguyên nhân cơ bản như sau:
-
Ống tuyến bã bị tắc: nhiệm vụ của tuyến bã là bài tiết một số chất như sáp hay dầu được gọi là chất bã. Chất bã này đi theo một ống đổ vào nang lông rồi thoát ra ngoài theo lỗ chân lông, giúp bôi trơn da. Khi ống tuyến bã bị tắc, chất bã sinh ra không được bài tiết, tích tụ lại và dần hình thành u bã đậu.
Tắc ống tuyến bã là nguyên nhân chính gây u bã đậu
-
Da mặt nhờn, không vệ sinh sạch sẽ hàng ngày.
-
Làn da từng trải qua chấn thương về da.
-
Khối u nang bã đậu thường xảy ra ở các bạn trẻ khi bước vào tuổi dậy thì.
Dấu hiệu nhận biết u bã đậu
Triệu chứng, dấu hiệu nhận biết khối u bã đậu khá đa dạng, dưới đây là một số dấu hiệu cơ bản mà bạn không thể bỏ qua:
-
U bã đậu có biểu hiện thông thường giống như nổi mụn bọc. Do đó, nhiều người nhầm tưởng là mụn, nhọt nên đã tự y rạch, nặn lấy tổ chức nhân bên trong. Tuy nhiên chúng bị tái đi tái lại nhiều lần không thể hết.
-
U thường nổi trên bề mặt da, sờ vào thấy mềm, không đau và có thể di chuyển được, lấy nhân bên trong thấy tổ chức bã trắng như đậu.
Dấu hiệu bệnh u bã đậu
-
U bã đậu không gây khó chịu hay ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe như nếu để lâu ngày dẫn tới viêm nhiễm thì có thể bị hoại tử, hình thành các vết viêm loét gây cảm giác đau đớn cho người bệnh.
-
U thường xuất hiện ở những vùng da tiết nhiều mồ hôi, dầu và chất bã chẳng hạn như mặt, sau tai, vai, lưng, cánh tay, mông….
Vị trí thường bị mọc u bã đậu
U bã đậu hình thành chủ yếu là do ống tuyến bã bị tắc, vùng da tiết nhiều mồ hôi, dầu nhờn nhưng không được vệ sinh sạch sẽ. Do đó, vị trí thường mọc u là những vùng như mặt, mặt trước hoặc sau vành tai, dái tai, nếp gấp sau tai, phần ranh giới giữa tai và vùng mặt, vai, lưng, cánh tay, vùng mông….
Những vùng tiết nhiều mồ hôi, bã nhờ là vị trí thường mọc u
Ai là người có nguy cơ cao bị nổi u bã đậu
Bệnh u nang bã đậu có thể gặp ở mọi lứa tuổi và mọi giới tính. Gần như ai cũng có thể phát triển một hoặc nhiều u trên cơ thể. Tuy nhiên, tỷ lệ này sẽ cao hơn ở:
-
Lứa tuổi dậy thì
-
Bệnh nhân có lịch sử nặn mụn
-
Người từng trải qua chấn thương da.
U bã đậu có nguy hiểm không?
U mụn bã đậu là u lành tính
-
Hầu hết u bã đậu không gây đau hay khó chịu cho người bệnh khi kích thước u còn nhỏ. Tuy nhiên, theo thời gian, kích thước khối u sẽ lớn dần và tổ chức bên trong hoại tử, tạo viêm loét và mưng mủ. Giai đoạn bệnh này thường điều trị gặp nhiều khó khăn và tốn kém.
-
Khi u bị bội nhiễm, hoại tử sẽ gây sưng tấy, đau đớn cho người bệnh.
-
Nhiều trường hợp, u mọc ở cằm, mặt, sau tai gây mất thẩm mỹ và khiến người bệnh tự ti.
Cách điều trị u bã đậu triệt để
Phẫu thuật là phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất
U bã đậu có nên mổ không? Phẫu thuật cắt bỏ u là cách chữa u bã đậu hiệu quả nhất và hiện cũng đang là phương pháp phổ biến nhất. Hạn chế của phương pháp này là gây đau đớn, để lại sẹo, thậm chí có những trường hợp mổ không triệt để dẫn tới khối u tái phát trở lại.
Tốt nhất, để điều trị triệt để bệnh thì ngay khi xuất hiện u, người bệnh nên đến viện hoặc cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám và hướng dẫn chi tiết, chẩn đoán chính xác bản chất của khối u và can thiệp, điều trị kịp thời.
Vậy u bã đậu có tự khỏi không? Loại u này có thể tự hết nhưng rất hiếm. U xuất hiện do lỗ chân lông bị bít kín nên khi tuyến bã nhờn ở lỗ chân lông được thông thoáng hoặc cơ thể được giải độc, giải nhiệt thì khối u sẽ nhỏ dần và teo lại.
Khi nào cần phẫu thuật bỏ u bã đậu
Theo lời khuyên của các bác sĩ, nên thực hiện cắt bỏ khối u sớm khi chưa bội nhiễm và kích thước còn nhỏ khoảng 1-2cm. Tránh để kéo dài đến khi bị nhiễm khuẩn, chảy mủ và viêm loét mới bắt đầu điều trị. Như vậy việc điều trị vừa phức tạp, mất nhiều thời gian mà nguy cơ để lại sẹo xấu rất cao.
Phòng ngừa u bã đậu bằng cách nào?
Để phòng ngừa và hạn chế u bã đậu hình thành, mỗi người nên lưu ý thực hiện tốt những điều dưới đây, làm như vậy cũng hỗ trợ tốt trong cách chữa u bã đậu tại nhà:
-
Luôn giữ cho da sạch sẽ và khô thoáng
Giữ làn da sạch sẽ để phòng ngừa bệnh
-
Nếu sở hữu làn da dầu thì nên lau rửa, vệ sinh thường xuyên
-
Tắm rửa hàng ngày để giữ lỗ chân lông khô thoáng và hạn chế tích tụ bã nhờn
-
Ưu tiên sử dụng xà phòng có công dụng làm da khô thoáng
-
Tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa về việc dùng thuốc nhằm ngăn chặn sự phát triển của khối u nang.
Như vậy, bài viết đã giải đáp chi tiết cho bạn đọc tất cả những thông tin liên quan đến u bã đậu, mong rằng sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về bệnh.
BVĐK Phương Đông với đội ngũ bác sĩ giỏi, có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm là địa chỉ uy tín trong việc thăm khám và phẫu thuật điều trị u bã đậu hiệu quả, triệt để. Bệnh viện trang bị hệ thống thiết bị y khoa hiện đại, tiên tiến giúp chẩn đoán chính xác khối u và điều trị hiệu quả. Đặc biệt, Phương Đông áp dụng đồng thời BHYT và BHBT theo quy định giúp tiết kiệm chi phí tốt nhất. Quý khách có thể lựa chọn đặt lịch theo thời gian mong muốn. Liên hệ 1900 1806 để được hướng dẫn chi tiết.