Tuyển tập 135 tình huống sư phạm và cách xử lý dành cho thi giáo viên chủ nhiệm, – Tài liệu text
Tuyển tập 135 tình huống sư phạm và cách xử lý dành cho thi giáo viên chủ nhiệm, giáo viên giỏi, khi dạy học các cấp
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (449.78 KB, 83 trang )
Những nguyên tắc vàng khi xử lý tình huống sư phạm:
1. Lấy học sinh là đối tượng trung tâm để giải quyết. Dựa trên đối tượng cụ thể,
cách xử lý tình huống sẽ khác nhau.
2. Giải quyết phải căn cứ vào quy định của Bộ giáo dục, của pháp luật.
3. Chỉ giải quyết trực tiếp khi nắm rõ vấn đề, giải quyết vào thời điểm khác khi
chưa rõ cần tìm hiểu thêm hoặc vấn đề đó là vấn đề cá nhân.
4. Không phát sinh thêm tình huống có vấn đề sau khi giải quyết.
5. Không ảnh hưởng đến các học sinh khác và tiến độ của bài giảng.
6. Luôn có hướng động viên nhằm giúp học sinh phát triển sau khi giải quyết tình
huống.
NHỮNG TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM VÀ CÁCH XỬ LÝ
Nghề Giáo Viên là nghề làm ra sản phẩm là con người đó là những học sinh than
thương đã từng được mình dìu dắt, nhưng trong quá trình tôi luyện tạo ra những
mầm non xanh cho đất nước thì bản than người thầy cũng gặp không ít những tình
huống khó xử nên qua quá trình tham khảo tôi tổng hợp được một số tình huống và
các cách xử lý cho quí thầy cô tham khảo
Tình huống sư phạm 1
Giáo viên chủ nhiệm đưa học sinh phạm lỗi về nhà
Có một học sinh vi phạm nghiêm trọng nội quy của nhà trường. Ban giám hiệu yêu
cầu giáo viên chủ nhiệm phải đưa em đó về tận nhà để nói chuyện với bố mẹ.
Nhưng khi chưa kịp để giáo viên trình bày xong, bố của em học sinh đó đã đứng
dậy tát em học sinh tới tấp vì đã làm “xấu mặt” gia đình. Vào địa vị của người giáo
viên chủ nhiệm này, bạn xử lý sao đây?
1. Bạn im lặng không nói gì vì đó là chuyện của gia đình giáo dục con cái. Và đó
cũng là một bài học cho cậu học sinh phạm tội.
2. Bạn bỏ về vì cho rằng gia đình phụ huynh học sinh đã không tôn trọng giáo viên
3. Bạn can thiệp không cho người bố tiếp tục đánh học sinh đó. Đồng thời bạn
dùng những lời lẽ giải thích cho vị phụ huynh hiểu đó không phải là cách giáo dục
hay và yêu cầu gia đình cùng phối hợp với nhà trường để giáo dục em.
GỢI Ý CÁCH XỬ LÍ
Việc phải dẫn học sinh phạm lỗi về tận nhà để trình bày với gia đình là “vạn bất
đắc dĩ”, vì giáo viên sẽ phải chuẩn bị “đương đầu” với những phản ứng từ phía gia
đình. Nhưng thiết lập mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục
học sinh là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Là một giáo viên chủ nhiệm, bạn
thay mặt cho nhà trường để thực hiện sự phối hợp đó.
1
Trong tình huống này bạn thực sự đã gặp phải một thách thức lớn vì phụ huynh
học sinh quá nóng tính và cư xử có phần hơi thô lỗ, đánh con ngay trước mặt giáo
viên. Bạn có thể im lặng vì nghĩ đó là quyền giáo dục con của gia đình, chỉ là một
giáo viên chủ nhiệm nên bạn không có quyền can thiệp. Sẽ có nhiều người lựa
chọn phương án xử lý này vì dù sao đó cũng là hình phạt thích đáng cho một cậu
học trò nghịch ngợm. Nhưng liệu học sinh sẽ nghĩ gì về thái độ “thờ ơ”, phó mặc
đó của bạn? Biết đâu em đó sẽ nghĩ rằng chính việc “tố cáo” của bạn là nguyên
nhân khiến em phải chịu một trận đòn ngay trước mặt “người ngoài”. Và sự bực
tức, thậm chí coi thường cô giáo sẽ ngấm ngầm hình thành và những lời dạy bảo
của bạn trở nên vô tác dụng. Dù học sinh có mắc khuyết điềm thế nào đi nữa thì
không một giáo viên nào lại muốn học sinh phải chịu những trận đòn chí mạng. Vì
trách nhiệm với học sinh, bạn sẽ không thể chọn một giải pháp chỉ vì sự “an toàn”
của bản thân.
Nếu bỏ về trong lúc này thì lại là cách xử sự hết sức sai lầm. Bạn có quyền làm
điều đó vì sự tự ái trước thái độ cư xử thiếu tôn trọng của phụ huynh học sinh. Bạn
thay mặt nhà trường đến gặp gia đình trình bày tình hình sai phạm của học sinh để
cùng gia đình tìm giải pháp giúp đỡ em chứ không phải để “tố cáo” khiến học sinh
phải chịu đòn. Chính vì thế bạn có quyền tức giận nhưng tuyệt đối không nên bỏ
về vào lúc này vì nhiệm vụ của bạn chưa được hoàn thành.
Đứng trước tình huống khó xử này bạn nên thật bình tĩnh và khéo léo. Hãy cố gắng
kiềm chế sự tự ái để nhanh chóng tìm ra phương án xử lý. Trước hết bạn cần tìm
cách chấm dứt ngay hành động đánh con của vị phụ huynh đó và phân tích để phụ
huynh nhận ra rằng trong việc giáo dục học sinh bạo lực không bao giờ đem lại kết
quả tốt đẹp mà đôi khi còn phản tác dụng. Sau khi vị phụ huynh đó có vẻ bình tĩnh
trở lại, bạn bắt đầu câu chuyện của mình một cách nhẹ nhàng, cởi mở. Bạn phải
giải thích cho phụ huynh hiểu nhà trường luôn coi trọng vai trò của gia đình trong
việc phối hợp để giáo dục học sinh, nhất là khi chúng phạm lỗi. Dù đó có thể là
một học sinh nghịch ngợm, hay vi phạm nội quy của trường, lớp nhưng không bao
giờ mong muốn gia đình lại giáo dục em bằng những hình thức tiêu cực, phản khoa
học như đánh đập, chửi mắng thậm tệ, xúc phạm đến lòng tự trọng của các em. Ở
độ tuổi học sinh trung học các em đã có ý thức về cái tôi cá nhân, cần được người
lớn tôn trọng. Chính vì vậy, chỉ có sự nhẹ nhàng, ân cần nhưng tuyệt đối nghiệm
khắc mới có tác dụng khi chúng có lỗi. Bạo lực hay sự xúc phạm quá đáng chỉ
khiến chúng dễ nảy sinh tâm lý chống đối và trở nên ương ngạnh hơn mà thôi.
Những cố gắng của bạn sẽ có ý nghĩa hơn khi thẳng thắn đề xuất với gia đình
những biện pháp cụ thể để cùng giúp đỡ em học sinh đó tiến bộ. Sự điềm tĩnh,
2
khéo léo và tình thương yêu, trách nhiệm với học trò là điều kiện quan trọng để
bạn xử lý thành công tình huống này.(Vũ Mạnh Quỳnh)
Tình huống sư phạm 3
Học sinh bị kỷ luật, phụ huynh nhờ giáo viên chủ nhiệm can thiệp
Một học sinh sắp bị đưa ra xét ở Hội đồng kỷ luật. Phụ huynh là người có chức vị
chủ chốt ở địa phương đến đề nghị bạn với tư cách là giáo viên chủ nhiệm xin với
Hội đồng kỷ luật chiếu cố và “cho qua”. Nếu là giáo viên chủ nhiệm, bạn ứng xử
thế nào với vị phụ huynh đó?
1. Giáo viên chủ nhiệm đế nghị với phụ huynh đó lên thẳng hiệu trưởng để trình
bày ý kiến.
2. Nhận là sẽ trình bày đề nghị của gia đình trước cuộc họp Hội đồng kỷ luật.
3. Tóm tắt lại khuyết điểm trầm trọng mà học sinh vi phạm. Đề nghị gia đình cùng
thống nhất với giáo viên chủ nhiệm đánh giá mức độ vi phạm và biện pháp kỷ luật
cần thiết, coi đó là biện pháp giáo dục để em học sinh có dịp “tỉnh ngộ” rút kinh
nghiệm và sửa chữa khuyết điểm.
GỢI Ý CÁCH XỬ LÍ
Mối quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh là vô cùng quan trọng
trong việc giáo dục học sinh. Giáo viên chủ nhiệm là người thay mặt nhà trường
thực hiện mối liên kết giữa giáo dục nhà trường và giáo dục gia đình để đảm bảo
được tính thống nhất, toàn vẹn của quá trình giáo dục.
Tuy nhiên, mối quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh nhiều khi lại
là một vấn đề hết sức nhạy cảm, đặt giáo viên vào những tình thế khó xử mà không
phải bất cứ giáo viên nào cũng tìm được cách xử lý đúng đắn.
Trong trường hợp này, phụ huynh học sinh bị kỷ luật là một vị chức sắc ở địa
phương (và chắc chắn rất có ảnh hưởng trong Hội phụ huynh của lớp bạn), đã đến
nhờ bạn giúp để “giảm tội” cho con họ. Đây là một hiện tượng không hiếm. Bởi đã
là một người có địa vị, lại là gia đình danh giá, chắc chắn họ không muốn con họ
lại bị kỷ luật, “tiếng dữ” đồn xa ảnh hưởng đến uy thế chính trị của gia đình. Bạn
thực sự lúng túng không biết nên nhận lời hay kiên quyết từ chối?
Và không ít giáo viên đã chọn xử lý theo phương án 1 và 2. Bởi bạn sẽ gặp khó
khăn khi phải từ chối thẳng thừng đề nghị của vị phụ huynh có địa vị ấy, nhất là
khi việc này “nằm trong tầm tay” của bạn. Khi chọn cách xử lý này chắc chắn bạn
sẽ cảm thấy thoải mái hơn trong mối quan hệ với vị phụ huynh đó. Và cũng có khi
sự nhận lời của bạn chỉ là giải pháp tình thế để “yên lòng” vị phụ huynh đó. Nhưng
sau đó bạn sẽ “bào chữa” thế nào trước Hội đồng kỷ luật và các em học sinh khác
trong lớp về những lỗi mà em đó đã gây ra? Liệu các em học sinh có đặt nghi vấn
3
gì về mối quan hệ “đặc biệt” giữa bạn và gia đình có địa vị ấy khi mà học sinh vi
phạm kỷ luật mà vẫn không bị xử lý hay xử lý rất nhẹ?
Như vậy, hai cách trên nghe chừng không ổn. Bạn nên xử lý theo gợi ý 3. Đầu tiên
bạn nên ôn tồn giải thích cho vị phụ huynh đó hiểu được mức độ vi phạm kỷ luật
trầm trọng của con họ và biện pháp xử lý kỷ luật là cần thiết để giáo dục em. Bạn
phải nói thế nào để vị phụ huynh đó hiểu rằng việc đưa trường hợp của em ra xét ở
Hội đồng kỷ luật nhà trường không có gì khác là nhằm giúp đỡ em tiến bộ, chỉ cho
em thấy hậu quả của việc vi phạm kỷ luật, để em nhận lỗi và chịu trách nhiệm về
những việc làm sai trái của mình. Có như thế lần sau em mới không tái phạm.
Bạn cần nói để phụ huynh của em hiểu rằng chiếu cố cho em lúc này không phải là
giúp đỡ em mà trái lại, chỉ làm hại em, và rất có thể lần sau em vẫn tiếp tục phạm
lỗi.
Để phụ huynh của em “yên tâm”, bạn cũng có thể nói với họ rằng việc đưa ra Hội
đồng kỷ luật trường không phải là điều gì ghê gớm cả và bạn sẽ hết sức giúp đỡ
trong khả năng có thể để nâng đỡ em nếu như em biết ăn năn và quyết tâm sửa
chữa sai lầm.
Và bạn cũng cần phải nói cho phụ huynh biết rằng để xảy ra hiện tượng học sinh vi
phạm kỷ luật lỗi một phần cũng do phía gia đình và nhà trường chưa nghiêm khắc
trong việc giáo dục em. Chính vì thế đây là cơ hội để bạn đưa ra lời đề nghị và giải
pháp để thắt chặt hơn mối quan hệ này. Nếu khéo léo bạn có thể chuyển hướng
mục đích của buổi gặp gỡ này từ “nhờ vả” sang sự phối hợp để tìm hiểu nguyên
nhân mắc lỗi của em học sinh và bàn biện pháp giúp đỡ. Bằng một thái độ nghiêm
túc, bằng tinh thần trách nhiệm bạn hãy biến nó thành một cuộc trao đổi cởi mở và
thẳng thắn.
Tuy nhiên bạn cũng phải chuẩn bị tinh thần để đối phó với tình huống vị phụ
huynh đó sau khi bị bạn từ chối sẽ tức giận với bạn. Điều đó hoàn toàn có thể xảy
ra. Nhưng dù thế nào bạn cũng phải giữ vững nguyên tắc không thỏa hiệp chiếu cố
cho những vi phạm kỷ luật nghiêm trọng. Có thể bạn sẽ gặp phải một vài rắc rối
nào đó, nhưng lương tâm bạn thanh thản vì đã làm tròn trách nhiệm của một giáo
viên chủ nhiệm. và chắc chắn rằng sau đó mọi người (kể cả vị phụ huynh đã bị từ
chối ấy) cũng không thể nhìn bạn với ánh mắt coi thường.
Tình huống sư phạm 4
Khi học sinh lảng tránh thầy cô
Cô Lan chủ nhiệm lớp 8A. Lớp của cô hầu hết đều rất ngoan và lễ phép. Tuy nhiên,
cũng có một số các em nam nghịch ngợm, lười học, hay bị cô giáo phê bình.
Nhiều lần, khi gặp những em học sinh này trong sân trường, cô Lan nhận thấy học
4
sinh của mình thường lảng tránh, giả vờ nhìn đi chỗ khác để không phải chào cô.
Nếu là cô Lan, bạn sẽ làm như thế nào? Tại sao bạn lại làm như vậy?
1. Không nói gì vì cho đó là những học sinh hư hỏng, vô văn hoá, không thể giáo
dục được.
2. Coi như không có chuyện gì vì cho đó là chuyện bình thường, bây h học sinh hầu
hết là vậy.
3. Không nói gì nhưng nhân buổi học nào đó có thể khéo léo kể một câu chuyện
tương tự để giáo dục các em.
GỢI Ý CÁCH XỬ LÍ
Ngày nay, nước ta đã thoải mái hơn về tư tưởng, không còn gò bó đến mức thầy
giáo nói gì, học sinh cũng phải cho đó là đúng “đã là thấy giáo thì sao có thể nói sai
được”. Đó là những quan niệm quá cứng nhắc vì thầy cô giáo cũng là những con
người bình thường, cũng có những lúc phạm sai lầm.
Tuy vậy nhân dân ta luôn giữ gìn truyền thống “tôn sư trọng đạo”, các trường đều
có khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn”. Mỗi em học sinh đi học, trước khi học kiến
thức để mở mang sự hiểu biết, các em cần học lễ nghĩa, học cách để làm người.
Thầy cô giáo là người trực tiếp dạy dỗ các em, cùng gia đình dìu dắt các em nên
người. Chính vì vậy, thế hệ trước thường nhắc nhở thế hệ sau:
“Nhất tự vi sư bán tự vis ư” (Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy). Thầy cô
thường được ví dụ như cha mẹ, học sinh sao có thể gặp thầy cô mà lờ đi như không
quen biết, không chào hỏi được?
Là giáo viên, bạn cũng không thể lờ đi như không có gì xảy ra. Đây không chỉ là
vấn đề nhỏ nhặt, coi đó chỉ là một câu chào, mình cũng không cần, bỏ qua cho xong
được. Đó còn là vấn đề về đạo đức, lễ nghĩa. Bạn là giáo viên, không chỉ phải dạy
kiến thức cho các em mà còn phải dạy cách cư xử, giao tiếp, uốn nắn học sinh thành
những con người đạo đứa tốt, có văn hoá, có trình độ. Vì coi nhẹ vấn đề này mà
nhiều giáo viên lại cảm thấy rất bình thường khi học sinh không chào mình, hậu quả
là ngày càng nhiều học sinh quên mất rằng chào thầy cô giáo là một quy tắc ứng xử
tối thiểu trong giao tiếp. Cũng có học sinh khi thấy thầy cô giáo thì vẫn chạy huỳnh
huỵch, nhai nhóp nhép, chào lấy lệ mà chẳng thèm nhìn xem thầy cô giáo phản ứng
ra sao, có nghe thấy mình chào không.
Bạn hãy nhân dịp nào đó trong buổi học, khéo léo kể một câu chuyện tương tự để
nhắc nhở, giáo dục chung cả lớp. Hãy nhắc cho các em hiểu đó là một việc nên làm,
một việc thể hiện văn hoá, đạo đức của con người các em, và cũng là biểu hiện tình
cảm của các em với thầy cô giáo. Bạn cũng nên nói với học sinh:
”Nếu cô gặp học sinh của mình ngoài đường mà các em không chào cô thì cô sẽ
buồn lắm vì cô nghĩ điều đó là do mình đáng ghét và dữ dằn nên học sinh mới sợ và
5
lẩn tránh không muốn gặp mình”. Câu nói đùa mà thật như vậy sẽ có thể nhắc nhở
học sinh chú ý, quan tâm hơn đến thầy cô giáo.
Những học sinh nghịch ngợm, hay bị mắng thường lảng tránh không chào giáo viên
cũng có thể do ngượng ngùng, xấu hổ, mặc cảm hoặc sợ hãi. Bạn cũng nên gần gũi
hơn với những em này, nhẹ nhàng khuyên bảo các em chứ không nên quá gay gắt
mỗi khi phê bình hay trách phạt. Khi đã yêu quý thầy cô giáo, có lẽ không có học
sinh nào lại phải giả vờ như không trông thấy hoặc lảng tránh thầy cô giáo chỉ bởi
vì… ngại phải chào
Tình huống sư phạm 5
Cả lớp đứng lên nhưng một em vẫn ngồi
Khi bạn bước vào lớp, cả lớp đều đứng lên rất ngay ngắn chào cô. Nhưng khi nhìn
xuống cuối lớp, bạn phát hiện ra có một em học sinh vẫn ngồi. Trước hiện tượng đó,
bạn sẽ xử lý ra sao?
1. Bạn lờ đi coi như không biết và cho cả lớp ngồi xuống rồi bắt đầu bài giảng
của mình.
2. Bạn nhìn thẳng và gọi trực tiếp học sinh đó đứng lên chào giáo viên khi
vào lớp.
3. Bạn cho cả lớp ngồi xuống, sau đó bạn đi xuống chỗ học sinh đó để tìm
hiểu nguyên nhân vì sao em lại không thể đứng lên chào cô như các bạn, nếu
không thấy học sinh trình bày được lý do gì chính đáng, bạn nghiêm khắc yêu
cầu em lần sau phải đứng dậy và có ý thức nghiêm chỉnh khi giáo viên bước
vào lớp.
GỢI Ý CÁCH XỬ LÍ
Bắt đầu tiết học, giáo viên vào lớp, học sinh đứng lên chào và giáo viên chào đáp
lại, là một điều hiển nhiên. Nó có tác dụng ổn định trật tự lớp học, đồng thời cũng
qua đó thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau giữa giáo viên và học sinh. Tuy nhiên, tình
huống xảy ra như trên cũng không phải hiếm gặp trong nhà trường.
Khi gặp phải tình huống này, nhiều giáo viên được coi là dễ tính có thể chọn cách
xử lý như phương án 1. Nhưng làm như thế là bạn đã để cho học sinh có ý khinh
nhờn, coi thường giáo viên. Nếu cứ tiếp tục như thế, e rằng đến một ngày nào đó
không chỉ có một mình em học sinh đó không đứng lên chào bạn. Đến lúc đó bạn sẽ
làm thế nào? Sẽ hết sức khó khăn để khắc phục đấy!
Cũng có một số giáo viên ứng xử theo cách 2: ngay lúc đó yêu cầu em học sinh
đứng dậy chào cô để nâng cao uy tín. Tuy nhiên không phải bao giờ bạn cũng đạt
được kết quả theo ý muốn (có thể bạn gặp phải một cô cậu bướng bỉnh nào đó
không chịu đứng lên thì sao?). Phải chịu “bó tay” trước mặt học sinh là điều rất bất
6
lợi cho bạn.
Tốt nhất trong tình huống này bạn nên giữ thái độ bình tĩnh, đưa mắt nhìn nhanh cả
lớp và dừng lâu hơn ở chỗ em học sinh đó, chờ đợi trong giây lát. Nếu em học sinh
đó nhận được “tín hiệu” từ ánh mắt của bạn và tự giác đứng lên thì coi như không
có chuyện gì. Nhưng trong trường hợp ánh mắt của bạn không nhận được sự phản
hồi thì bạn cũng nên cho lớp ngồi xuống. Sau khi ổn định lớp, bạn đi xuống chỗ em
học sinh đó và tìm hiểu nguyên nhân tại sao em không đứng lên chào bạn. Bạn có
thể bắt đầu “hỏi thăm” rất nhẹ nhàng: “Em có thể cho cô biết hôm nay em có gặp
khó khăn gì mà không thể đứng lên chào cô lúc đầu giờ không?”. Nếu trường hợp
em bị đau chân hay một lý do chính đáng nào đó, bạn nên thông cảm. Nhưng nếu
chỉ vì một sự “chống đối”, vì lý do không thích, thì bạn nên tỏ thái độ nghiêm khắc.
Bạn phải nói rõ cho em hiểu đây không phải là vấn đề thích hay không thích mà là
thái độ tôn trọng kỷ luật lớp, tôn trọng giáo viên của một học sinh. Em đã là một học
sinh trong lớp thì phải có nghĩa vụ tuân thủ những nội quy đó. (Vũ Mạnh Quỳnh )
Tình huống sư phạm 6
Khi cô giáo đến lớp muộn
Một lần vì có việc bận đột xuất nên bạn đã đến muộn 10 phút. Khi vừa bước đến
cửa lớp bạn nghe rõ tiếng học sinh trong lớp đang reo hò vì tưởng cô giáo không
đến dạy.
Gặp tình huống này bạn xử lý thế nào?
1. Bạn lờ đi coi như chưa nghe thấy và vẫn vào lớp bắt đầu bài giảng như bình
thường.
2. Bạn bước vào lớp với thái độ bực bội và cho cả lớp nghe một bài giảng về thái
độ thiếu tôn trọng thầy cô.
3. Bạn vào lớp, xin lỗi các em về việc mình đã đến muộn. Đồng thời cũng nhẹ
nhàng nhắc nhở học sinh về thái độ vừa rồi và nhanh chóng bắt đầu bài giảng.
GỢI Ý CÁCH XỬ LÍ
Ai đã từng trải qua thời học trò tinh nghịch chắc chắn đã có lần được hưởng cảm
giác sung sướng,ạnh phúc khi được thông báo là hôm nay nghỉ học vì giáo viên
có việc bận đột xuất. Là một giáo viên, bạn nên hiểu và thông cảm cho hành động
này của các em vì cũng đã có một thời mình như thế. Xin đừng vội đánh giá đó là
một biểu hiện của thái độ không tôn trọng thầy, cô giáo mà đó đơn giản chỉ là
những cảm xúc bồng bột trẻ con của tuổi học trò.
Bạn sẽ trở thành một cô giáo cứng nhắc khi bước vào lớp với thái độ bực tức và
7
gay gắt hơn lại cho cả lớp một “bài giảng” về đạo đức. Làm như thế bạn đã vô
tình gây ra một không khí căng thẳng không có lợi cho buổi giảng bài của bạn.
Làm như thế bạn cũng không thể chắc chắn rằng lần sau các em sẽ không reo hò
khi bạn đến muộn (nhất là sau lưng bạn). Hơn nữa, bạn phải công nhận một điều
rằng lỗi trước tiên phải thuộc về bạn, vì đến muộn nên mới để lớp có “cơ hội”
như thế chứ!
Vậy bạn sẽ tỏ ra dễ dãi hơn và sẵn sàng bỏ qua, vẫn vào lớp bình thường như
không có chuyện gì xảy ra? Thực tế có nhiều giáo viên ứng xư theo cách này vì
đơn giản đó là chuyện “thường ở huyện” của tuổi học trò nghịch ngợm, không có
gì đáng phải bận tâm cả. Và lúc này trong mắt học sinh, bạn là một cô giáo “cực
kỳ dễ tính”. Nhưng dù sao cách bỏ qua “vô điều kiện” của bạn chưa phải là cách
ứng xử hay.
Trong tình huống này, dù có tự ái hay không vừa lòng trước hành động đó của
học sinh, bạn vẫn nên vào lớp như bình thường. Thay vì “lên lớp” học sinh, bạn
thành thật xin lỗi vì việc đột xuất nên đã đến muộn. Đồng thời bạn cũng nên nhẹ
nhàng, khéo léo nhắc nhở học sinh về hành động bột phát khi thấy giáo viên đến
muộn, khuyên các em lần sau không nên làm như thế. Và bạn cũng không nên để
mất quá nhiều thời gian vào những chuyện “ngoài rìa” này bằng cách nhanh
chóng bắt đầu bài giảng của mình với tâm lý thoải mái để buổi học được thành
công.
Tình huống sư phạm 7
Khi lớp vắng nhiều học sinh
Bước vào giờ dạy, sau khi điểm danh, bạn biết lớp học vắng đến một nửa số học
sinh. Khi hỏi nguyên nhân, bạn biết được là các em bỏ đi đưa đám ma mẹ của một
bạn học sinh trong lớp từ tiết trước nên chưa kịp về. Trước tình huống đó, bạn xử lý
thế nào?
1. Vì thấy học sinh nghỉ nhiều, nên bạn tức giận và tuyên bố cho học sinh nghỉ luôn
không tiến hành dạy giờ đó nữa.
2. Bạn vẫn tiến hành dạy bình thường để không ảnh hưởng đến quyền lợi của các
em còn lại, và nói sẽ phạt các em không có mặt trong buổi học hôm nay.
3. Bạn ghi tên những học sinh vắng mặt, tuyên bố sẽ lùi việc giảng bài mới sang
buổi sau, và sau đó tổ chức cho học sinh làm bài tập tại lớp, tránh việc để trống giờ.
GỢI Ý CÁCH XỬ LÍ
Dù là một giáo viên dễ tính đến mức nào đi nữa cũng không thể “vui vẻ” trước tình
8
trạng đã đến giờ vào học mà lớp vắng đến một nửa số học sinh. Bạn có thể tức giận,
tự ái vì cho rằng học sinh đã không tôn trọng mình. Điều đó hoàn toàn dễ hiểu.
Nhưng vì phút tức giận ấy mà bạn sẵn sàng tuyên bố cho học sinh nghỉ học luôn một
tiết là quá nóng vội. Thứ nhất, bạn đã vi phạm quy chế của nhà trường; thứ hai, bạn
đã làm ảnh hưởng đến quyền lợi của học sinh.
Trên thực tế có nhiều giáo viên sẽ xử lý theo cách thứ hai, vẫn tiến hành bài giảng
như bình thường để hoàn thành nhiệm vụ của mình. Cách xử lý này có thể đảm bảo
quyền lợi của các em học sinh đang có mặt ở lớp và bạn cũng không sợ mang tiếng
là cho học sinh nghỉ tự do. Nhưng như vậy còn các em học sinh vắng mặt thì sao?
Bởi vì, dù sao các em cũng vắng vì một lý do khá chính đáng. Bạn vẫn kiên quyết
xử lý “rắn” trong khi biết rõ nguyên nhân đó e rằng không tránh khỏi việc “mang
tiếng” là cứng nhắc, thậm chí “vô tình”.
Việc đảm bảo kỷ cương trong học đường, nhất là với các em học sinh phổ thông là
hết sức cần thiết. Nhưng đôi khi các giáo viên cũng phải tính đến những trường hợp
bất đắc dĩ để có cách ứng xử linh hoạt. Ở đây các em đến muộn vì lý do là đi đám
ma mẹ một bạn trong lớp nên giáo viên có thể thông cảm và không nên tức giận. Tốt
nhất bạn không nên dạy ngay vào bài mới để ảnh hưởng đến quyền lợi của các em
vắng mặt. Nhưng cũng không thể để trống giờ cho các em học sinh ngồi tán gẫu
trong lớp được. Bạn nên cho học sinh ôn luyện một số bài tập trong khi chờ các em
kia kịp về.
Nhưng khi các em đã có mặt đầy đủ, bạn cũng nên nhẹ nhàng nhắc nhở các em lần
sau chú ý sắp xếp thời gian để không về quá muộn ảnh hưởng đến việc học tập. Với
thái độ cảm thông và cách xử lý nghiệm khắc nhưng có tình, chắc chắn bạn sẽ nhận
được sự ủng hộ của học sinh và khiến các em ngày càng tôn trọng và yêu quý bạn
hơn.
Tình huống sư phạm 8
Học sinh chê bài giảng của giáo viên
Là một giáo viên mới ra trường, tình cờ bạn nghe được hai học sinh đi trước đang
nói chuyện và có ý chê bai bài giảng của bạn vừa nông cạn, vừa kém hấp dẫn.
Trong tình huống đó, bạn sẽ làm gì?
1. Lờ đi như không nghe thấy họ nói gì và đi tiếp.
2. Đi vượt lên trên và hỏi “Hai em trò chuyện gì mà vui thế?” nhằm chấp dứt câu
chuyện “buôn dưa lê” lung tung, phê phán giáo viên không đúng chỗ và cũng là để
“nhắc khéo” cho chúng biết bạn đã nghe thấy.
3. Không phản ứng gì vội mà chú ý lắng nghe hết câu chuyện xem hai học sinh đó
9
phàn nàn về vấn đề gì. Khi biết được thông tin, bạn có thể xem lại cách dạy của
mình cho phù hợp. Buổi lên lớp sau bạn gợi ý lại vấn đề bằng cách hỏi các em về
cách dạy của mình và “vô tình” mời một trong hai em hôm qua lên phát biểu. Sau
đó bạn hứa sẽ tiếp thu và nhắc nhở các em nên nói chuyện một cách trực tiếp,
thẳng thắn với giáo viên, không nên biến nó thành những câu chuyện phiếm sau
lưng các thầy cô.
GỢI Ý CÁCH XỬ LÍ
Việc bàn tán về các thầy cô giáo dường như đã là một “căn bệnh mãn tính” của học
sinh. Nào là cô này xinh, cô kia xấu, cô này ăn mặc “model”, thầy kia có nụ cười
duyên, đôi mắt đẹp, rồi cô kia có dáng đi “hãm tài”… vô vàn những “đặc điểm”
của các thầy cô trở thành đề tài cho các cuộc bàn luận sôi nổi ở mọi lúc mọi nơi.
Là một giáo viên trẻ bạn nên “làm quen” dần với điều này và đôi khi cũng phải coi
nó là “chuyện thường ngày ở huyện” nên không cần để ý.
Nhưng lần này bạn vô tình nghe thấy câu chuyện về cách giảng bài của bạn. Không
thể bỏ ngoài tai được rồi. Là một giáo viên trẻ mới về trường, bạn luôn có tâm lý lo
lắng, “nghe ngóng” xem có ai bàn tán gì về cách dạy của mình không? Phương
pháp truyền đạt của mình đã thực sự phù hợp chưa? Vì vậy khi nghe lời phàn nàn
dù không trực tiếp và chưa chắc đã chính xác này cũng làm bạn giật mình. Bạn sẽ
“hành động” ngay lập tức bằng cách đi vượt lên trên và ra tín hiệu cho chúng biết
là bạn đã nghe thấy, và “liệu hồn” mà chấm dứt ngay. Điều đó cũng cần thiết để
ngăn chặn việc nói năng về giáo viên không đúng chỗ, nhưng cũng chỉ là giải pháp
tạm thời mà thôi. Biết đâu khi bạn đi qua rồi chúng còn bàn tán nhiệt tình hơn thì
sao!
Hay bạn sẽ bỏ qua vì cho rằng đó chỉ là những câu chuyện thường ngày, chẳng có
gì lạ của học sinh, không đáng phải bận tâm. Nếu nghĩ như vậy e rằng bạn đã quá
chủ quan. Vì biết đâu những lời nói đó lại phản ánh đúng sự thật, một sự nhận xét
rất cần thiết để bạn tiến bộ mà không bao giờ bạn có thể nghe một cách trực tiếp.
Vì thế hãy thận trọng và bình tĩnh hơn, cố gắng lắng nghe hết những điều mà hai
học sinh đó đang “trò chuyện” về mình (mặc dù phải nói thẳng rằng “nghe trộm”
câu chuyện của người khác là việc làm hơi xấu, bạn không nên vận dụng nó một
cách thường xuyên). Sau đó bạn chắt lọc thông tin và xem lại cách dạy của mình
xem có gì chưa ổn và tìm cách khắc phục. Nhưng điều này đòi hỏi sự điềm tĩnh,
biết lắng nghe và thấu hiểu học sinh mà không phải giáo viên nào cũng có được.
Thái độ luôn sẵn sàng tiếp thu để thay đổi rất cần thiết cho những giáo viên trẻ
muốn cải thiện khả năng giảng dạy của mình.
Và trong buổi học hôm sau chắc chắn bạn phải dành ra một khoảng thời gian để
thẩm định lại thông tin. Bạn có thể bắt đầu vấn đề một cách nhẹ nhàng cởi mở:
10
“Như các em biết cô là một giáo viên trẻ, mới ra trường nên kinh nghiệm nghề
nghiệp còn rất non nớt. Chính vì vậy cách giảng bài của cô chắc chắn sẽ còn những
chỗ chưa sâu sắc, chưa phù hợp. Trước hết cô mong các em hiểu và thông cảm cho
cô. Nhưng điều cô mong muốn hơn đó là các em sẽ góp ý, giúp đỡ cô để cô có thể
thay đổi. Nếu các em không cho cô biết thì trước hết người thiệt thòi sẽ là các em.
Các em hoàn toàn có quyền phát biểu thẳng thắn những suy nghĩ của mình vì mục
đích xây dựng, cô rất cảm ơn và trân trọng những ý kiến đó”. Dừng một lát để học
sinh có thời gian để suy nghĩ nghiêm túc về vấn đề này, bạn có thể tiếp tục bằng
cách mời các em phát biểu. Nhân cơ hội này bạn cũng nên “đánh tiếng” cho hai em
học sinh hôm qua đã bàn tán sau lưng bạn là bạn đã biết các em “nói xấu” về bạn
bằng cách “vô tình” gọi một trong hai lên trình bày ý kiến của mình. Kết thúc buổi
thảo luận đó, bạn cần phải chốt lại vấn đề và không quên nhắc nhở các em: “Cô rất
vui vì hôm nay các em đã nói lên những suy nghĩ của mình. Cô hứa sẽ có sự điều
chỉnh để phù hợp với các em hơn. Cô trò chúng ta cùng phấn đấu vì một kết quả tốt
đẹp nhất. Nhưng cô mong rằng lần sau có vấn đề gì các em hãy cứ trao đổi thẳng
thắn với các thầy cô giáo, đừng e ngại điều gì cả. Đó là quyền lợi chính đáng của
các em. Tuyệt đối không nên đem những vấn đề đó ra bàn tán, nếu “chẳng may”
các thầy cô biết được sẽ nghĩ không hay về các em”.
Sau cuộc trò chuyện vừa chân tình vừa nghiêm khắc ấy, chắc chắn học sinh sẽ cảm
phục bạn hơn không chỉ vì bản lĩnh của một cô giáo trẻ mà còn vì sự cởi mở, tinh
thần cầu tiến, không tự ái cá nhân, luôn phấn đấu vì tương lai của học trò.
(Nguồn: “Ứng xử sư phạm những điều cần biết” – NXB ĐHQG Hà Nội)
Tình huống sư phạm 9
Học sinh mất tiền trong lớp
Hồi trống báo hiệu bắt đầu tiết học thứ hai vang lên, tôi bước vào lớp. Nhưng bài
học mới chỉ bắt đầu được vài phút thì một em học sinh đứng lên thất thanh:
“Thưa… ưa… ưa… cô em bị mất tiền. Em mang tiền đi đóng quỹ lớp mà sau giờ ra
chơi em vào thì đã không thấy đâu”.
Cả lớp nhốn nháo, em học sinh không ngừng khóc. Vào hoàn cảnh của tôi lúc đó
bạn sẽ làm gì?
1. Bạn yêu cầu học sinh đó ngồi xuống và nói: “Tiền em mang đi thì phải cất giữ
cẩn thận, bây giờ trót mất rồi cô biết làm thế nào”, và khuyên em đó đành cho qua vì
cũng không đáng là bao.
2. Bạn dừng ngay bài giảng của mình và tiến hành truy tìm thủ phạm.
11
3. Bạn ân cần nói với học sinh cứ bình tĩnh ngồi xuống tiếp tục học. Sau đó bạn cố
gắng kết thúc bài sớm, dành ra 10 – 15 phút để giải quyết vấn đề của em. Bạn sẽ
dùng lời lẽ nghiêm khắc nhưng ân cần để thuyết phục em học sinh nào đã trót lấy tự
giác trả lại cho bạn.
GỢI Ý CÁCH XỬ LÍ
Đây là vấn đề liên quan đến chuyện tiền bạc nên các em không thể tự giải quyết mà
chắc chắn sẽ tìm đến sự giúp đỡ của giáo viên. Và dù số tiền đó là ít hay nhiều thì
bạn vẫn phải đứng ra phân giải để chấm dứt ngay hiện tượng lấy trộm tiền của nhau
trong lớp học.
Nhưng ngặt một nỗi đây là chuyện đã xảy ra trong giờ ra chơi, không một ai để ý
nên chắc chắn không hy vọng gì có được nhân chứng. Chính vì thế nhiều giáo viên
đã chọn cách xử lý 1 vì như thế bạn cũng không mất thời gian đi “mò kim đáy bể”
mà lại làm mất tiết học của cả lớp. Và một số tiền “không đáng bao nhiêu” ấy bạn
khuyên em nên về nhà xin lại bố mẹ. Nhưng như thế là bạn đã cố tình làm ngơ để
cho tật xấu trộm cắp tiền của bạn bè ngang nhiên tồn tại trong lớp học. Và lần sau
biết đâu lại là một em học sinh khác cũng kêu mất tiền! Bạn khuyên em nên cho qua
vì theo suy nghĩ của bạn nó chẳng đáng bao nhiêu. Nhưng bạn có nghĩ đến tình
huống phụ huynh học sinh sẽ nghĩ gì khi con họ thông báo là bị mất tiền ngay ở
trong lớp học mà cô giáo không có biện pháp gì. Còn nữa nếu đó là một em có hoàn
cảnh gia đình khó khăn thì khoản tiền đó cũng đáng kể đấy chứ!
Cũng có nhiều người cho rằng đây là vấn đề rất nghiêm trọng ở lứa tuổi học trò nên
cho dừng ngay tiết học và truy tìm thủ phạm. Trong tình huống mất tiền không rõ
ràng như thế liệu bạn có chắc chắn vào khả năng “phá án” của mình? Bạn có nghĩ
đến trường hợp sau một thời gian căng thẳng cố gắng đến mấy bạn cũng không thể
tìm ra thì tính sao đây? Uy tín của bạn ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng, và cả lớp mất một
tiết học, chịu đựng không khí căng thẳng nghi ngờ lẫn nhau mà vấn đề vẫn không
được giải quyết. Đành rằng phương án xử lý này có thể nói lên trách nhiệm và sự
quan tâm đến các vấn đề trong lớp học của bạn nhưng nó sẽ đẩy bạn vào nhiều tình
huống khó xử khác và bạn rất dễ vận dụng những biện pháp “rắn” không cần thiết.
Vì bạn nên biết rằng ở lứa tuổi này các em thường rất sợ bị dư luận tập thể lên án,
coi thường, thậm chí hắt hủi vì tội trộm cắp tài sản của bạn là tật xấu không thể bỏ
qua. Nên mặc dù có thể đã “trót cầm nhầm” nhưng vì bạn đang truy xét đến cùng và
rất gay gắt nên em đó sẽ tìm mọi cách để tẩu tán “tang vật” chứ không bao giờ để
bạn phát hiện ra.
Việc cần làm trước tiên trong tình huống này là bạn phải trấn an em học sinh đó để
em không hoảng hốt. Bạn có thể nói: “Cô rất hiểu sự lo lắng của em nhưng em cứ
bình tĩnh, đã có cô ở đây. Nhưng bây giờ đang là tiết học, chắc em cũng không
12
muốn vì việc riêng của mình mà ảnh hưởng đến tất cả các bạn trong lớp. Cô hứa sau
tiết học này cô sẽ giải quyết giúp em”. Đó cũng có thể coi là “kế hoãn bình” để bạn
có thời gian suy nghĩ tìm ra giải pháp tối ưu nhất. Sau đó bạn cố gắng kết thúc bài
giảng của mình sớm, dành ra một khoảng thời gian để giải quyết vấn đề. Trước tiên
bạn nên khuyên em học sinh đó xem xét lại thật kỹ xem có thật sự là mất tiền không
và có thể là mất ở đâu đó sau đấy mới đến lớp. Nếu sau khi em đã xem xét kỹ và
khẳng định với bạn rằng đã mất trong lớp học thì vấn đề lại trở nên khá nghiêm
trọng rồi đấy! Lúc này bạn cần giữ một thái độ bình tĩnh, ôn tồn để nói chuyện với
các em học sinh trong lớp. Bằng những lời lẽ nhẹ nhàng, có sức thuyết phục, bạn
“kêu gọi” tinh thần tự giác của các em: “Cô biết lớp ta từ trước đến nay rất thương
yêu nhau, đoàn kết và luôn giúp đỡ nhau trong mọi lĩnh vực. Chính vì vậy cô tin
không bao giờ có trường hợp lấy trộm tiền hay tài sản của nhau. Hôm nay bạn A có
mất một số tiền. Tuy đối với nhiều em đó không phải là một điều gì to tát cả, nhưng
trong điều kiện hoàn cảnh nhà bạn A rất khó khăn để có thể thuyết phục bố mẹ cho
lại. Vậy các em thử đặt vào hoàn cảnh của bạn A, các em sẽ hiểu và cảm thông với
bạn. Cô mong rằng nếu bạn nào đã “trót” cầm hay nhặt được tiền của bạn thì cho
bạn xin lại. Nếu không muốn đưa trực tiếp cho bạn thì có thể lên gặp cô để nộp quỹ
cho bạn A. Cô sẽ rất cám ơn và đánh giá cao sự trung thực ấy. Các em biết không,
thực ra cô không thiếu cách để truy xét các em đến cùng nhưng cô đã không làm
như vậy, vì cô biết các em không bao giờ muốn điều đó và điều quan trọng là cô tin
vào tình cảm của các em dành cho bạn bè cùng lớp học”.
Những lời lẽ chí tình ấy của bạn chắc chắn sẽ khiến các em tôn trọng và em nào đã
trót phạm lỗi cũng có thêm dũng khí để nhận lỗi, vì em tin tưởng rằng cô sẽ không
bao giờ mạt sát, phê bình em gay gắt và em vẫn có thễ giữ được tình cảm và sự tôn
trọng của các bạn trong lớp mặc dù mình đã phạm tội. (Nguồn: “Ứng xử sư phạm
những điều cần biết” – NXB ĐHQG Hà Nội)
Tình huống sư phạm 10
Khi học sinh đến muộn
Bạn đang say sưa giảng bài thì một học sinh đi học muộn xin vào lớp làm cắt
ngang bài giảng của bạn. Lúc này giờ học đã bắt đầu được 15 phút. Bạn bực mình
vì bị mất hứng. Vậy bạn xử lý như thế nào?
1. Bạn hỏi “Tại sao bây giờ mới đến, có biết vào học từ mấy giờ không?” rồi mới
nói với giọng bực tức: “Vào đi”
2. Nhất định không cho học sinh vào lớp, phạt đứng ngoài cửa đến hết tiết học mới
được vào lớp.
13
3. Nhẹ nhàng ra hiệu cho học sinh vào lớp, tiếp tục giảng bài bình thường rồi hết
tiết học mới gọi học sinh lên, tìm hiểu nguyên nhân đi học muộn của em ấy rồi
nhắc nhở.
GỢI Ý CÁCH XỬ LÍ
Học sinh đi học muộn là điều rất thường gặp, có thể do nguyên nhân chủ quan
hoặc khách quan, do đó cũng không nên làm to chuyện, xử lý quá nghiêm khắc và
gay gắt. Ngay cả bạn, là giáo viên, chắc bạn cũng không thể cam đoan bạn sẽ
không bao giờ đi muộn. Nếu ngày hôm trước bạn cương quyết không cho học sinh
đi muộn được vào lớp mà ngay ngày hôm sau chính bạn lại có việc đột xuất phải
đến muộn thì bạn phải làm thế nào? Đừng để học sinh cho rằng bạn cậy mình là
giáo viên nên không ai dám phê bình bạn, bạn được quyền đi muộn còn học sinh
thì không!
Do vậy, bạn không thể ứng xử như cách hai, khăng khăng không cho học sinh vào
lớp hoặc phạt học sinh đứng ngoài cửa đến hết tiết học mới được vào lớp. Làm như
thế, học sinh sẽ không tiếp thu được bài giảng và bạn cũng không thể tập trung
giảng bài được. Nếu để học sinh lang thang ở ngoài thì có điều gì xảy ra, bạn sẽ
phải chịu trách nhiệm. Còn nếu phạt em ấy đứng ở cửa lớp thì thật không hay,
những giáo viên khác đi qua sẽ thắc mắc, còn học sinh trong lớp cũng sẽ bị phân
tâm, để ý và cười em bị phạt ở ngoài chứ không chú ý vào bài giảng nữa.
Nếu bạn chọn cách thứ nhất, bạn sẽ làm mất thời gian vô ích, lại làm mất hứng
giảng bài của chính bạn và làm mất sự tập trung chú ý của học sinh, làm không khí
lớp học căng thẳng và em học sinh bị mắng cũng ấm ức.
Bạn chỉ nên nhẹ nhàng ra hiệu cho học sinh vào lớp bằng cách gật nhẹ rồi tiếp tục
giảng bài bình thường. Như vậy, giờ giảng vẫn được tiếp tục, không bị gián đoạn
và học sinh cũng không có gì để bàn tán, phân tán sự chú ý. Hết tiết học, bạn hãy
gọi em học sinh lên, tìm hiểu nguyên nhân đi học muộn của em ấy rồi nhắc nhở,
động viên, khuyến khích em ấy đi học đúng giờ. Bạn cũng nên nhắc học sinh
mượn vở các bạn khác để xem lại phần bài học em không được nghe vì đi muộn.
Nếu em ấy thường xuyên đi học muộn như vậy, bạn phải có biện pháp xử lý
nghiêm khắc hơn như báo với giáo viên chủ nhiệm hoặc gặp gia đình để nhắc nhở
em đi học cho nghiêm túc. Bạn cũng có thể nhờ các em ở gần nhà qua rủ em đó đi
học cùng. Đối với cả lớp, cũng nên nhắc nhở các em đi học cho đúng giờ, chấp
hành kỷ luật của nhà trường. Phải tỏ ra nghiêm khắc để học sinh hiểu rằng bạn sẽ
không dễ dàng bỏ qua cho những học sinh không chấp hành kỷ luật.
(Nguồn: “Ứng xử sư phạm những điều cần biết” – NXB ĐHQG Hà Nội)
Tình huống sư phạm 11
14
Một tình huống khó xử trong phòng thi
Trong phòng thi có một em học sinh là con của vị giám đốc cơ quan chồng bạn
đang công tác, bị bắt quả tang đang quay cóp bài và thậm chí còn có lời lẽ thiếu lễ
phép với giám thị. Bạn cũng có mặt ở đó. Vậy bạn sẽ ứng xử sao đây?
1. Quay đi chỗ khác coi như không biết hoặc vì không thuộc quyền hạn giải quyết
của mình.
2. Bạn cố gắng xin giám thị tha cho em đó chỉ vì “đó là con của một nhân vật rất
quan trọng ở cơ quan chồng bạn”.
3. Bạn kiên quyết để cho giám thị xử lý theo đúng nguyên tắc, đồng thời giải thích
cho em đó biết mức độ vi phạm của mình và có hướng khắc phục. Nhưng để không
gây căng thẳng trong mối quan hệ của bạn và em đó, đồng thời tránh tiếng “thấy
người quen mà không giúp”, bạn có thể nói với em là bạn sẽ nói với Hội đồng kỷ
luật nâng đỡ em nếu như em thực sự có quyết tâm khắc phục khuyết điểm.
GỢI Ý CÁCH XỬ LÍ
Trong mối quan hệ xã hội chồng chéo, phức tạp như hiện nay thì tình huống của
người giáo viên này không phải là hiếm gặp. Nếu là người nhà ruột thịt của bạn thì
còn dễ vì dù sao họ cũng có thể thông cảm được. Đằng này lại là con của một vị
lãnh đạo trong cơ quan chồng bạn, có thể rất có ảnh hưởng đến con đường công
danh của anh ấy. Có khi chỉ cần sự “quan tâm, tạo điều kiện” của bạn đối với học
sinh thì biết đâu phụ huynh của em đó sẽ cho chồng bạn những cơ hội thuận lợi.
Nhưng cũng vì thế mà chỉ cần thái độ không “thiện chí hợp tác” của bạn cũng có
thể gây khó khăn cho anh ấy. Vậy bạn phải xử lý thật khéo léo để không phá vỡ
nguyên tắc trong việc giáo dục học sinh nhưng cũng không làm tổn hại đến mối
quan hệ của chồng mình.
Nhiều người sẽ chọn phương án 1. Đó là cách rút lui an toàn nhất để phụ huynh
cũng không thể có gì trách cứ bạn. Nhưng bạn có tính đến trường hợp học sinh đó
đã nhìn thấy bạn và biết rằng bạn đã cố tình làm ngơ? Lúc đó thì rắc rối to! Đôi khi
lảng tránh để đỡ phiền hà cho bản thân lại không phải là cách xử lý hay.
Vậy theo bạn xử lý theo cách 2? Cũng không ít trường hợp giáo viên chọn cách
này. Đơn giản đó là một cơ hội để bạn tỏ rõ sự quan tâm giúp đỡ của mình đối với
học sinh đó, và hy vọng rằng việc làm đó sẽ có tác động tốt đến vị lãnh đạo ở cơ
quan chồng bạn. Nhưng như vậy bạn sẽ đối mặt ra sao với học sinh của mình,
chúng có còn kính trọng bạn không khi chỉ vì lợi ích cá nhân mà bạn đã sẵn sàng
bỏ qua cho học sinh phạm lỗi. Bạn luôn nhắc nhở học sinh về sự công bằng,
nghiêm khắc, nhưng chính hành động của bạn phản tác dụng mất rồi! Và chắc chắn
15
sự bao che ấy cũng không có lợi gì cho học sinh đã vi phạm kỷ luật vì sẽ tạo cho
chúng tâm lý “đã có người che chở rồi, muốn làm gì thì làm”. Như vậy bạn không
thể tránh khỏi cảnh phải đứng ra xin xỏ vài lần sau nữa. Xử lý theo cách này lợi thì
chưa thấy đâu nhưng cái hại thì đã bày ra trước mắt.
Trong tình huống này, cách tốt nhất là bạn luôn luôn giữ vững sự nghiêm khắc và
công tâm của mình. Dù là con của một người có địa vị đi nữa nhưng đã vi phạm kỷ
luật thì cần phải được xử lý. Bạn nhẹ nhàng giải thích cho em học sinh đó biết rằng
em đã vi phạm vào nội quy của trường nên không thể xin các thầy tuyên bố “trắng
án” trước sự chứng kiến của đông đảo mọi người được. Bạn có thể nói: “Cô có thể
giúp em xin với các thầy cô giám thị nhưng như thế thì các bạn sẽ nghĩ như thế nào
về cô, về em? Chắc chắn là sự coi thường đúng không? Nhưng em yên tâm, em vi
phạm lần đầu thì các thầy cô chỉ lập biên bản để nhắc nhở em thôi chứ không có gì
nặng nề cả. Nếu em thực sự nhận thấy lỗi của mình và có ý thức sửa chữa thì thầy
cô sẽ sẵn sàng giúp đỡ em”. Với những lời lẽ chí tình ấy của bạn chắc chắn rằng dù
không nhận được “sự bào chữa hiệu quả” của bạn nhưng học sinh đó cũng không
giữ tâm lý bất bình, tức giận với bạn. (Nguồn: “Ứng xử sư phạm những điều cần
biết” – NXB ĐHQG Hà Nội)
Tình huống sư phạm 12
Học sinh không học thêm ở lớp của thầy
Hiền là một học sinh vào loại khá giỏi trong lớp. Em đã đi học tại lớp học thêm của
thầy B (giáo viên dạy môn Toán ở lớp em) đã hai năm. Nhưng sang năm lớp 12 em
không theo học thầy nữa mà chọn học thêm tại một thầy dạy Toán ở trường khác.
Biết được điều này, thầy B có vẻ không hài lòng, mỗi lần gọi Hiền lên bảng trả lời
thầy thường đặt ra những câu hỏi rất khó, điểm bài kiểm tra của Hiền tự nhiên “sa
sút” hẳn. Hiền đã gặp bạn để tâm sự. Với tư cách là cô giáo chủ nhiệm, bạn xử lý
thế nào?
1. Phản đối ngay những lời em nói vì cho rằng không bao giờ một thầy giáo như
thầy B lại có thái độ đó với học sinh.
2. Tỏ ra thông cảm với tâm sự của học sinh và hứa sẽ lựa lời nói giúp với thầy dạy
Toán.
3. Bạn khuyên em học sinh trước hết cần xem lại nhận định của mình có chính xác
hay không hay chỉ là “cảm giác” như thế. Sau đó em tìm một cơ hội nào đó để
khéo léo tìm hiểu nguyên nhân cách cư xử của thầy với em. Và để em có thể yên
tâm phần nào, bạn hứa sẽ có dịp chuyện trò với thầy giáo B để thầy hiểu và thông
16
cảm cho em.
GỢI Ý CÁCH XỬ LÍ
Có thể nói hiện nay học sinh ít gặp phải vấn đề này và cũng không còn hiện tượng
thầy giáo trù dập học sinh khi không tham gia học thêm ở lớp của thầy. Nhưng bạn
có chắc rằng tình huống này không bao giờ xảy ra trong quá trình bạn tham gia
công tác chủ nhiệm?
Đây là một tình huống hiếm gặp nhưng lại khá phức tạp vì nó động chạm đến vấn
đề tế nhị, không chỉ ảnh hưởng đến mối quan hệ thầy trò mà còn là tình cảm giữa
các đồng nghiệp với nhau. Chính vì thế đòi hỏi ở bạn sự sáng suốt và khéo léo.
Lựa chọn theo cách 1 bạn sẽ tránh được những rắc rối với đồng nghiệp. Bạn cũng
thừa biết rằng học sinh bạn có thể dạy một, hai năm hoặc ba năm là cùng trong khi
mối quan hệ với đồng nghiệp là mối quan hệ lâu dài, thường xuyên, hàng ngày
“chạm mặt với nhau”, không “dại” gì vì chuyện nhỏ của học sinh mà ảnh hưởng
đến mối quan hệ đó. Nhưng như vậy còn trách nhiệm là một giáo viên chủ nhiệm
và lương tâm nghề nghiệp của bạn thì sao? Và thái độ của bạn lúc đó rất dễ khiến
em học sinh đó nghĩ rằng bạn “bao che” cho đồng nghiệp và không dám bênh vực
quyền lợi của học sinh. Niềm tin của học sinh đối với bạn theo đó mà giảm dần.
Bạn sẽ lựa chọn cách 2? Và đương nhiên đối với học sinh lúc đó bạn trở nên vĩ đại
vô cùng. Nhưng bạn sẽ nói như thế nào với thầy dạy Toán? Chả lẽ lại “kết luận”
thầy không hài lòng về học sinh khi không tham gia vào lớp học thêm của thầy?
Mà bạn thừa biết rằng đây mới chỉ là những lời tâm sự từ một phía của em học
sinh và cũng chỉ là nhận định “thầy có vẻ không hài lòng”. Nếu đây chỉ là nhận
định chủ quan của cá nhân em và không đúng sự thật thì quả là tai hại, bạn đã xúc
phạm nghiêm trọng đến một đồng nghiệp đáng kính của mình rồi đấy.
Vậy lựa chọn hai cách trên đều thể hiện sự nóng vội và chủ quan trong nghệ thuật
ứng xử sư phạm của bạn. Trong trường hợp này, khi chưa biết được mức độ chính
xác của thông tin đến đâu bạn cần giữ thái độ điềm tĩnh, hỏi han em đó thật cặn kẽ
và khuyên em nên xem xét lại. Bạn có thể nói: “Cô hiểu nỗi lo lắng của em vì đây
là năm học rất quan trọng. Các em hoàn toàn có quyền lựa chọn học thêm ở một
thầy giáo phù hợp. Là thầy cô, ai cũng mong các em tiến bộ và có kết quả học tập
tốt. Chính vì thế theo cô em nên xem lại thật kỹ bài làm của mình xem có chỗ nào
không phù hợp với cách dạy của thầy không. Và biết đâu những câu hỏi khó của
thầy lại xuất phát từ mong muốn em tiến bộ. Nếu thực sự khi đã xem xét kỹ mà em
vẫn không tìm ra được nguyên nhân thì em nên tìm một cơ hội nào đó thật phù
hợp, khéo léo hỏi thầy xem do đâu mà bài của em điểm không cao để em có cách
khắc phục. Cô nghĩ rằng với sự bình tĩnh, khéo léo, tế nhị và tôn trọng thầy giáo
17
của em, chắc chắn em sẽ có được câu trả lời. Và để em yên tâm là bạn không bỏ
mặc vấn đề của em, bạn có thể hứa: “Về phía cô, cô sẽ lựa lời trò chuyện với thầy
B để thầy hiểu và thông cảm cho em”. Nhưng bạn cũng nên nhắc em không nên
đem chuyện này ra để bàn tán làm chủ đề cho những cuộc “buôn dưa lê” trên lớp.
Điều đó không giúp em cải thiện được tình hình mà chỉ làm cho quan hệ thầy trò
xấu đi mà thôi.
Tình huống sư phạm 13
Nhắc lại thầy vừa nói gì?
V. là một học sinh bướng bỉnh nhất lớp mà hầu như giáo viên nào cũng biết tiếng.
Trong giờ Toán, thầy X. đang say sưa giảng bài (về một vấn đề khó của chương
trình), cả lớp đang chú ý lắng nghe. Riêng V. ngồi dưới cứ khi nào thầy quay mặt
lên bảng là lại trêu chọc mấy bạn bên cạnh rồi tủm tỉm cười một mình.
Bất chợt thầy quay xuống thấy V. đang cười, trêu bạn, thầy giáo nghiêm khắc:
– V., em đứng dậy và nhắc lại thầy vừa nói gì?
V. đứng dậy và nhanh nhảu đáp:
– Thưa thầy… thầy vừa nói :”V., em đứng dậy và nhắc lại thầy vừa nói gì” ạ.
Cả lớp cười ồ lên, còn thầy giáo thì đỏ mặt tía tai.
Vào “tình cảnh” này của thầy giáo X., bạn sẽ làm gì?
1. Đành làm ngơ và quay lên bục giảng tiếp tục công việc của mình, không để ý đến
em học sinh đó nữa.
2. Bạn tức giận đuổi em đó ra khỏi lớp vì đã có thái độ không nghiêm túc với thầy
cô giáo.
3. Bạn bình tĩnh nhìn thẳng vào em học sinh và yêu cầu em nhắc lại vấn đề bạn đang
giảng. Nếu em tỏ ra lúng túng và không trả lời được thì bạn phải có sự nhắc nhở thật
nghiêm khắc.
GỢI Ý CÁCH XỬ LÍ
Sự bướng bỉnh, “láu cá” của học sinh đôi khi đẩy giáo viên vào những tình huống
“dở khóc dở cười”. Trong những tình thế đó nếu bạn không thực sự nhanh trí, thông
minh thì khó có thể xử lý một cách thành công.
Hiện tượng học sinh trong lớp không chú ý nghe giảng, lại trêu chọc bạn không lấy
gì làm lạ, nhất là bạn lại đang dạy ở một lớp có nhân vật “thầy cô nào cũng biết
tiếng”. Một số giáo viên do đã quá quen với chuyện đó, vả lại cũng không muốn
phải trực tiếp đối mặt với những học sinh cá biệt ấy nên cũng đành “làm ngơ”.
Nhưng là một giáo viên nghiêm khắc bạn không thể chấp nhận được chuyện đó.
Việc làm của bạn là cần thiết để duy trì kỷ cương lớp học đồng thời đảm bảo quyền
18
lợi của học sinh trong việc tiếp thu kiến thức trên lớp, vì sự quậy phá trêu chọc của
em học sinh đó sẽ làm ảnh hưởng đến việc học tập của các bạn khác và không coi
trọng sự có mặt của giáo viên.
Không ngờ một giáo viên nghiêm khắc như bạn cũng có lúc bị học sinh “giỡn mặt”.
Bạn yêu cầu học sinh đứng dậy nhắc lại lời bạn nói là hành động nhắc nhở thái độ
thiếu tập trung của em đó, vì bạn biết chắc rằng có hỏi em đó cũng không nói được.
Chắc chắn bạn chờ đợi một sự ấp úng từ học sinh và chuẩn bị một “bài” cảnh cáo.
Nhưng không ngờ một “sơ hở” trong câu nói của bạn đã bị học sinh đó “tận dụng”
tạo ra một đòn “phản bác”. Quả thật phải thừa nhận là câu trả lời của cậu học sinh
đó không sai, nhưng đó không phải là điều bạn cần hỏi. Và bạn sẽ tức giận đuổi học
sinh ra khỏi lớp vì thái độ vô lễ? Nhưng bạn nên nhớ rằng đây là một học sinh
bướng bỉnh và giỏi lý sự nên sẽ không dễ dàng “đầu hàng”, chắc chắn sẽ tiếp tục
“đấu tay đôi” với bạn chứ nhất định không chịu thi hành. Lúc đó bạn sẽ phải xử lý
ra sao? Sự nóng vội đã đẩy bạn lấn sâu vào tình thế khó xử.
Bình tĩnh một chút bạn sẽ nhận ngay ra rằng đó chỉ là sự chống chế và láu cá của
học sinh. Và phải công nhận là lập luận của cậu học sinh này cũng không phải
không có lý. Nhưng “cái lý” của cậu ta bạn lại bám vào chính sơ hở trong câu nói
của bạn. Chính vì vậy tốt nhất trong lúc này bạn không nên để câu chuyện chấm dứt
ở đó mà tiếp tục phải “làm ra nhẽ”. Bạn phải tự trấn an mình trước tiếng cười của
học sinh và “vẻ đắc thắng” của cậu học sinh đó. Sau đó bạn tìm cách khắc phục sơ
hở của mình bằng cách đặt lại một câu hỏi khác, rõ ràng và chính xác hơn: “Em
nhắc lại thầy vừa giảng về phần gì?”. Chắc chắn em học sinh đó sẽ không còn cách
nào để chống chế, và tùy tình hình cụ thể mà bạn quyết định cách xử lý phù hợp.
Nhưng dù biện pháp nào thì bạn phải tỏ ra hết sức nghiêm khắc để chấn chỉnh ngay
hiện tượng học sinh thiếu lễ độ với giáo viên lại hay chống chế và lý sự “cùn”.
Tình huống sư phạm 14
Khi học sinh làm bài tập toán, lý trong giờ giảng văn
Thầy Tâm nổi tiếng là người rất thương học sinh và cũng là người nghiêm túc
trong công việc. Thầy dạy môn văn ở một lớp chuyên Toán-Lý-Hóa toàn học sinh
khá giỏi. Do áp lực thi vào đại học nên bất cứ giờ học văn nào của thầy, các em
cũng lén lôi đề toán, lý ra để giải. Thầy rất buồn, nhưng vì thương học sinh nên
thường chỉ nhắc nhở mà không nỡ lần nào phạt nặng.
Một hôm, thầy lại bắt gặp và nhắc nhở nhưng các em vẫn lén cúi xuống bàn giải
tiếp. Ở vào địa vị của thầy Tâm, bạn sẽ xử lý thế nào?
19
1. Tiếp tục cho qua vì có nhắc cũng vô ích và nghĩ rằng các em không học thì ảnh
hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các em mà thôi.
2. Nhắc nhở nghiêm khắc hơn và nói sẽ báo lại với giáo viên chủ nhiệm và ghi vào
sổ đầu bài phê bình các em thiếu ý thức, không tôn trọng giáo viên.
3. Nhắc nhở các em không tiếp tục làm bài mà chú ý vào nghe giảng. Cuối giờ học,
bạn dành ra vài phút để tâm sự với các em để tìm nguyên nhân và giúp các em tìm
ra phương pháp học tập thích hợp nhất.
GỢI Ý CÁCH XỬ LÍ
Trong cuộc đời làm thầy, còn hạnh phúc nào hơn khi mỗi lần lên giảng bài bạn
luôn nhận được sự chú ý, tập trung nghiêm túc của học sinh. Nhưng không hiểu vì
lý do gì mà hiện tượng học sinh “rì rầm”, làm việc riêng trong giờ học đã trở thành
một căn bệnh “cố hữu” mà đôi khi các thầy “cao tay” mấy cũng phải chịu thua.
Vẫn biết rằng đó không hẳn là học sinh không tôn trọng mình nhưng nhiều thầy cô
giáo đã tỏ ra rất bực bội và quyết định những biện pháp xử lý kiên quyết.
Trong trường hợp thầy Tâm, dù không vừa lòng về việc học sinh không “toàn tâm,
toàn ý” vào học môn của thầy, hơn nữa lại còn mang bài của môn khác ra giải,
nhưng vì thương học sinh nên thầy vẫn bỏ qua. Vì ý nghĩ dù sao môn của thầy
cũng là môn phụ đối với một lớp chuyên khối A nên thầy vẫn đành chấp nhận
chuyện đó.
Chắc rằng nhiều người sẽ không ủng hộ cách “chiều” học sinh của thầy Tâm. Và
dù có là người “dễ tính” nhất cũng khó lòng chấp nhận cách xử lý theo phương án
1. Đó là sự nhân nhượng một cách quá đáng và rất dễ khiến học sinh “được đằng
chân, lân đằng đầu”. Dần dần sẽ nảy sinh tâm lý không tôn trọng thầy và môn học
mà thầy hướng dẫn.
Là người “cứng rắn” hơn, bạn có thể chọn cách xử lý 2. Bạn hoàn toàn có quyền
làm điều đó vì thực tế là bạn đã “nhắc nhiều lần mà học sinh vẫn tái phạm”. Nhưng
hãy cố gắng cảm thông với nỗi lo lắng về chuyện học hành của học sinh. Bạn biết
rằng đó chẳng qua cũng chỉ là biện pháp “bất đắc dĩ” để đối phó với áp lực của các
môn học kia chứ không hoàn toàn là do học sinh không tôn trọng bạn. Vậy có nên
trách phạt các em quá nặng nề vì một lý do “có vẻ chính đáng” ấy”?
Lựa chọn cách xử lý tế nhị, kiên quyết mà có tình là giải pháp tốt nhất trong tình
huống này. Bằng những lời tâm sự nhẹ nhàng nhưng thẳng thắn bạn sẽ cho các em
hiểu rằng việc làm của các em là chưa hợp lý và đó cũng không phải là cách học
hay. Bạn có thể nói: “Cô biết các em rất lo lắng cho việc học tập của mình nhưng
tận dụng thời gian trên lớp của môn này để học môn kia là một cách học thiếu khoa
học. Vì như vậy các em sẽ không thể tiếp thu bài học của cô trên lớp và về nhà
đương nhiên lại phải mất nhiều thời gian để học lại mà chưa chắc là đã hiệu quả.
20
Hơn nữa, cô rất thương các em, có thể thông cảm được nhưng nếu người khác nhìn
thấy sẽ coi thường cô. Chính vì vậy theo cô, giờ lên lớp môn học của cô các em
nên tập trung vào để lĩnh hội kiến thức tổng quát nhất. Sau đó khi về nhà các em
chỉ cần một thời gian ngắn để ôn lại là có thể nhớ được. Còn toàn bộ thời gian ở
nhà các em dồn vào ôn môn học chuyên của mình. Cô tin rằng với sự cố gắng của
mình, các em sẽ hoàn thành tốt các môn học”.
Bằng những lời lẽ nhẹ nhàng, chân tình của một người thầy có kinh nghiệm, có
trách nhiệm, chắc chắn bạn sẽ khiến các em “tâm phục, khẩu phục”. Và các em sẽ
kính trọng bạn hơn vì nhận thấy ở bạn tinh thần trách nhiệm và tình yêu thương
học sinh hết mực. (Nguồn: “Ứng xử sư phạm những điều cần biết” – NXB ĐHQG
Hà Nội)
Tình huống sư phạm 15
Làm gì để “trấn an” dư luận của học sinh?
Gần đây bạn phát hiện trong lớp bạn chủ nhiệm đang có lời bàn ra tán vào của học
sinh về trường hợp bạn H “học thì chẳng ra gì mà môn Toán của thầy N toàn 8, 9
điểm”. Trong khi các bạn khác “phấn đấu chật vật cũng chỉ được 6, 7 điểm là
cùng”. Là một giáo viên chủ nhiệm, bạn phải làm gì để “trấn an” dư luận này của
học sinh? (chọn 1 trong 3 cách xử lý dưới đây)
1. Trong buổi sinh hoạt cuối tuần bạn thẳng thắn đưa ra vấn đề này và đề nghị các
em nói trực tiếp, không bàn tán sau lưng. Sau đó tuỳ tình hình bạn sẽ tìm cách xử
lý.
2. Phê bình học sinh trong lớp đã có hiện tưởng không đoàn kết, nói xấu bạn và
thầy giáo.
3. Gặp riêng lớp trưởng hoặc một em học sinh học khá giỏi và có uy tín trong lớp
để xác minh hiện tượng này. Sau đó bạn sẽ quyết định cách xử lý để đảm bảo tính
công bằng trong lớp học.
GỢI Ý CÁCH XỬ LÍ***Sự công bằng là một tiêu chuẩn vô cùng quan trọng trong
suy nghĩ của học sinh. Chúng luôn quan niệm một cách đơn giản rằng đã là môi
trường sư phạm thì các thầy cô phải tuyệt đối công bằng trong cách cư xử với học
sinh, có như thế mới có thể khuyến khích các em phấn đấu học tập tốt. Một khi
nguyên tắc đó bị vi phạm sẽ rất dễ khiến các em mất niềm tin vào các thầy cô giáo.
Chính vì vậy khi lớp bạn chủ nhiệm có dư luận về vấn đề này, hơn nữa lại liên
quan đến “quyền lợi sát sườn” của học sinh (chuyện đánh giá kết quả học tập bằng
điểm) chắc chắn bạn không thể bỏ qua. Nếu bạn cố tình cho qua như không hề biết
21
có thể dư luận đó sẽ không chỉ ngấm ngầm mà sẽ bùng phát vào một ngày nào đó
chưa biết chừng.
Bạn sốt sắng với thông tin này và quyết tâm “làm ra nhẽ” bằng cách thẳng thắn nêu
ra vấn đề trong một cuộc họp tập thể nào đó. Thậm chí trong cuộc họp có vẻ dân
chủ và công khai ấy, bạn tỏ ý phê bình các em đã có hiện tượng nói xấu thầy và
bạn. Bạn chọn cách xử lý này sẽ là quá nóng vội khi chưa hề biết là độ chính xác
của thông tin đó đến mức nào. Bạn biết rằng “không có lửa thì làm sao có khói”,
chắc chắn học sinh của bạn không ghen tị nhau đến mức bịa đặt ra chuyện “tày
trời” đó. Nếu bạn vội kết tội học sinh biết đâu chúng sẽ nghĩ bạn bênh vực cho
đồng nghiệp của mình và sẽ không bao giờ đứng về phía chúng. Hơn nữa, mang
những chuyện tế nhị này ra công bố trước dư luận là điều không bao giờ nên làm.
Điều trước tiên cần làm là bạn phải tìm mọi cách để thẩm định lại thông tin này
một cách chính xác. Bạn có thể gặp riêng lớp trưởng hoặc một em học sinh mẫu
mực trong lớp để khéo léo trò chuyện. Bạn chỉ có thể “thu thập” được những thông
tin chuẩn xác khi nói chuyện với học sinh bằng sự cởi mở, chân thành, tế nhị và
không áp đặt. Khi xác minh dư luận đó là có thật thì bạn cần suy nghĩ về cách xử
lý để đảm bảo công bằng và quyền lợi của học sinh. Nhưng dù lựa chọn giải pháp
nào thì sự tế nhị và thận trọng sẽ là nguyên tắc đầu tiên cần tôn trọng.
(Nguồn: “Ứng xử sư phạm những điều cần biết” – NXB ĐHQG Hà Nội)
Tình huống sư phạm 16
Học sinh đánh nhau sau khi cô giáo rời lớp sớm
Giáo viên hướng dẫn bận việc đột xuất nên nhờ N – giáo viên thực tập dạy thay
một tiết. Suốt cả tiết dạy, trên bảng cô giảng mặc cô, dưới lớp nhiều em học sinh
nói chuyện, làm việc riêng, bàn tán rồi cùng nhau cười khúc khích. Giận dỗi, N bỏ
ra khỏi lớp sớm 6 phút. Chẳng may trong 6 phút đó có hai em nghịch ngợm trong
lớp đã trêu nhau dẫn đến đánh lộn khiến cả lớp học náo loạn cả lên. Vào tình
huống của giáo viên N bạn sẽ xử lý ra sao?
1. Bạn làm ngơ vì đó là thuộc về trách nhiệm của học sinh
2. Bạn quay lại lớp và gay gắt phê bình học sinh đã vi phạm nội quy lớp học và nói
sẽ báo cáo lại cho giáo viên chủ nhiệm.
3. Bạn quay lại lớp ổn định tình hình và tìm hiểu rõ nguyên nhân vì sao các em mất
trật tự trong giờ học, lại còn gây lộn, đánh nhau. Đồng thời cũng nhận khuyết điểm
đã bỏ về khi tiết học chưa kết thúc dẫn đến tình trang nhốn nháo trên.
GỢI Ý CÁCH XỬ LÍ
22
Đây quả thật chỉ là một tình huống đột xuất xảy ra ngoài dự đoán của bạn. Chỉ vì
một phút tự ái, nóng vội, bạn đã không kiên trì ở lại hết tiết mà cho học sinh nghỉ
sớm nên đã xảy ra chuyện.
Như vậy dù biện minh thế nào thì trước hết lỗi phải thuộc về bạn. Thế mà bạn lại
có thể làm ngơ và cho rằng trách nhiệm thuộc về học sinh. Rõ ràng nếu có mặt ở
lớp đến hết tiết chắc rằng sự việc đó đã không xảy ra. Xử lý theo cách thứ nhất là
bạn đã vô tình biến mình thành một giáo viên thiếu trách nhiệm với học sinh.
Bạn cũng có thể quay lại lớp để chấn chỉnh học sinh và cho các em biết rằng chúng
phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về hành động của mình. Trong tình huống đó có
thể vì sợ nên học sinh sẽ ngoan ngoãn nhận lỗi của mình nhưng thực ra trong lòng
các em thừa hiểu rằng bạn phải là người có trách nhiệm trước tiên chứ.
Vậy cách ứng xử hợp lý nhất trong tình huống này là bạn nhanh chóng quay lại lớp
học và ổn định tình hình. Trước cả lớp, bạn nên thẳng thắn nhận trách nhiệm của
mình trong việc ra khỏi lớp trước khi hết giờ, nên lớp đã xảy ra tình trạng trên.
Đồng thời bạn cần phải nghiêm khắc nhắc nhở các em về ý thức tự quản khi không
có giáo viên ở trong lớp. Với sự chia sẻ trách nhiệm này, có thể bạn sẽ nhận được
sự phê bình từ phía Ban giám hiệu, nhưng đó cũng là một lần nhắc nhở bạn về lòng
kiên trì và sự kiềm chế cảm xúc cá nhân.
Tình huống sư phạm 17
Khi học sinh xé bài kiểm tra
Trả bài kiểm tra một tiết cho học sinh xong, bạn quay lên bục giảng để bắt đầu bài
mới thì bỗng “roạc”, “xoạt, xoạt”, hình như là tiếng xé và vò giấy. bạn quay lại thì
thấy Tiến đã xé tan bài làm được một điểm của mình trước sự ngơ ngác của các bạn
trong lớp. Khi được hỏi tại sao em xé bài, thì Tiến trả lời tỉnh queo: “Bài của em thì
em xé”. Trước sự việc đó, bạn phải giải quyết ra sao? (gợi ý 4 các xử lý sau):
1. Bạn không nói gì, quay trở lại bục giảng để bắt đầu bài của mình
2. Bắt em đó đứng dậy, phê bình em gay gắt trước lớp và ghi vào sổ đầu bài vì ý
thức thiếu tôn trọng giáo viên.
3. Bạn tạm thời “bỏ qua” và nhanh chóng bắt đầu bài giảng của mình. Sau đó cuối
giờ bạn gọi em học sinh đó lại để hỏi han, tâm sự và giải thích cho em hiểu sự đúng
sai trong hành động của mình.
4. Bạn dành ra một vài phút xuống chỗ em đó và nhẹ nhàng nhắc nhở em, để em đó
nhận ra khuyết điểm của mình và động viên em lần sau cố gắng.
GỢI Ý CÁCH XỬ LÍ
23
Trong quá trình giảng dạy, bạn không hiếm trường hợp phải đối mặt với những học
sinh có thành tích học tập kém, lại ngang ngạnh và nhiều khi tỏ ra coi thường kỉ
luật, thiếu tôn trọng giáo viên. Nếu bạn không thực sự nghiêm khắc thì có những lúc
rất dễ bị học sinh coi thường và tiếp tục có những hành động không đúng mực.
Chắc chắn là các thầy cô giáo ai cũng sẽ cảm thấy tức giận trước hành động này của
học sinh. Em đó có thể biện minh rằng do bài bị điểm kém, lại là bài của mình nên
em muốn làm gì thì làm. Nhưng đó là cách “lý sự cùn” vì rõ ràng đây là lớp học, cô
giáo đang lên lớp, bài tập vừa được cô giáo chấm điểm mà em đó có hành động như
thế là thiếu tôn trọng giáo viên. Và chính vì vậy bạn không thể bỏ qua một cách dễ
dàng (như ở gợi ý 1), vì rất dễ khiến học sinh coi thường bạn. Các em học sinh khác
trong lớp sẽ nghĩ gì đây khi chứng kiến hành động hơi vô lễ đó mà cô giáo lại
“không dám làm gì”.
Thái độ nghiêm khắc lúc này là hết sức cần thiết. Bạn có thể phê bình em đó gay gắt
ngay trước lớp, nhưng để giữ “hòa khí’, bạn nên tìm cách nhẹ nhàng khuyên bảo
em. Bạn không nên để sau buổi học để nói riêng với em đó vì những hành động như
thế cần được rút kinh nghiệm ngay để các em khác không lặp lại.
Bạn nên dành một vài phút xuống chỗ em học sinh đó để phân tích về hành động
vừa rồi của em. Bạn có thể nói: “Cô biết bài hôm nay của em bị điểm kém và em rất
buồn. Nhưng em đã kịp xem lại bài của mình nghuyên nhân tại sao không? Em nói
là “bài của em thì em xé”, đúng bài đó là của em nhưng dù sao đó cũng là bài cô đã
cẩn thận xem xét, đánh giá và chỉ ra cái sai cho em để lần sau em cố gắng hơn. Thế
mà không ngờ công sức của em trong một tiết và cả của cô bị em xé toạc thành
những mảnh giấy vụn. Nếu đặt trường hợp em sau này sẽ là một giáo viên như cô,
có một học sinh làm việc đó ngay trước mặt em thì em nghĩ sao? Nhưng thôi, dù sao
em cũng đã trót làm, lần đầu cô có thể thông cảm. Cô mong rằng em hiểu những
điều cô nói và cố gắng hơn trong những bài làm sau. Cô tin là em làm được”.
Đồng thời bạn cũng nên khéo léo nhắc nhở các em trong lớp rút kinh nghiệm để lần
sau không có những phản ứng nóng nảy như thế. (Nguồn:“Ứng xử sư phạm những
điều cần biết” – NXB ĐHQG Hà Nội)
Tình huống sư phạm 18
Em ước được nghỉ tiết học của cô
Ở lớp 7C sau khi giảng bài xong, cô giáo Lan hỏi vui:
– Nếu cô cho các em một điều ước trong khả năng của cô, các em sẽ ước gì?
Cả lớp cười, bỗng cô nghe thấy cuối lớp có tiếng học sinh đáp:
24
– Thưa cô, em ước được nghỉ tiết học của cô ạ.
Là cô giáo Lan, bạn ứng xử thế nào?
1. Lờ đi coi như không nghe thấy câu nói đó và “đánh trống lảng” sang chuyện
khác.
2. Tự ái, phê bình em học sinh đó về ý thức học tập.
3. Vẫn thái độ vui vẻ, bạn giải thích cho em hiểu bạn không thể đáp ứng được điều
ước đó của em, nhưng cũng rút kinh nghiệm trong việc nói chuyện vui vẻ với các
em vào những lần sau để tránh bị học sinh đẩy vào tính huống khó xử.
GỢI Ý CÁCH XỬ LÍ
Sau những giờ học căng thẳng, một vài câu chuyện vui hay những lời tâm sự cởi
mở giữa cô và trò là một món ăn tinh thần thực sự quý giá. Nó chính là một sợi
giây vô hình gắn kết tình thầy trò trong một bầu không khí gần gũi, thương yêu và
cũng là phút thư giãn hiếm hoi để chuẩn bị bước vào những tiết học sau.
Bạn hiểu được ý nghĩa cũa việc đó và bắt đầu câu chuyện của mình một cách “hồn
nhiên”. Nhưng ai ngờ được rằng chính sự vô tư ấy lại đặt bạn vào một tình thế khó
xử.
Ai cũng đã từng trải qua một thời học trò tinh nghịch, ngây thơ chắc sẽ hiểu được
rằng ở tuổi này đôi khi chúng ta “lỡ” nói những lời quá vô tư và bồng bột. Quả thật
khi nghe bạn hỏi, các em đã trả lời một cách chân thành không dấu diếm. Với học
sinh sau 3-4 tiết học căng thẳng nếu được “giải lao” hẳn một tiết thì còn gì bằng.
Thế là chúng hồn nhiên nói ra điều ước của mình. Nhưng điều đó có thể làm bạn
phật lòng và nặng nề hơn lại bị quy kết là thiếu ý thức học tập? Cũng có thể lắm
chứ. Nhưng đừng vội trách mắng học sinh vì như thế sự cởi mở và chân thành của
các em đã bị thái độ “nghiêm túc quá” của cô làm cho tắt ngấm. Và lần sau chắc sẽ
rất khó để học sinh có thể biểu lộ sự chân tình và hồn nhiên trẻ con đáng yêu của
mình.
Như vậy dù học sinh của bạn có trả lời như thế nào, bạn hãy duy trì sự dịu dàng và
gần gũi của mình. Sự hóm hỉnh sẽ là chìa khóa giúp bạn thoát khỏi tình huống này.
Bạn sẽ vui vẻ giải thích cho các em hiểu rằng, với tư cách là giáo viên, bạn không
thể đáp ứng “điều ước” này của các em vì không thể bỏ qua quy định của nhà
trường. Nhưng bạn luôn thể hiện cho học sinh thấy bạn luôn thấu hiểu những vất
vả trong công việc học tập của học sinh, chính vì thế bạn sẽ cố tạo ra những câu
chuyện cười, những phút thư giãn để động viên tinh thần của các em. Ở vào những
tình thế này, sự cởi mở, chân tình và óc hài hước của bạn sẽ được vận dụng tối đa.
Tình huống sư phạm 19
25
đắc dĩ”, vì giáo viên sẽ phải chuẩn bị “đương đầu” với những phản ứng từ phía giađình. Nhưng thiết lập mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dụchọc sinh là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Là một giáo viên chủ nhiệm, bạnthay mặt cho nhà trường để thực hiện sự phối hợp đó.Trong tình huống này bạn thực sự đã gặp phải một thách thức lớn vì phụ huynhhọc sinh quá nóng tính và cư xử có phần hơi thô lỗ, đánh con ngay trước mặt giáoviên. Bạn có thể im lặng vì nghĩ đó là quyền giáo dục con của gia đình, chỉ là mộtgiáo viên chủ nhiệm nên bạn không có quyền can thiệp. Sẽ có nhiều người lựachọn phương án xử lý này vì dù sao đó cũng là hình phạt thích đáng cho một cậuhọc trò nghịch ngợm. Nhưng liệu học sinh sẽ nghĩ gì về thái độ “thờ ơ”, phó mặcđó của bạn? Biết đâu em đó sẽ nghĩ rằng chính việc “tố cáo” của bạn là nguyênnhân khiến em phải chịu một trận đòn ngay trước mặt “người ngoài”. Và sự bựctức, thậm chí coi thường cô giáo sẽ ngấm ngầm hình thành và những lời dạy bảocủa bạn trở nên vô tác dụng. Dù học sinh có mắc khuyết điềm thế nào đi nữa thìkhông một giáo viên nào lại muốn học sinh phải chịu những trận đòn chí mạng. Vìtrách nhiệm với học sinh, bạn sẽ không thể chọn một giải pháp chỉ vì sự “an toàn”của bản thân.Nếu bỏ về trong lúc này thì lại là cách xử sự hết sức sai lầm. Bạn có quyền làmđiều đó vì sự tự ái trước thái độ cư xử thiếu tôn trọng của phụ huynh học sinh. Bạnthay mặt nhà trường đến gặp gia đình trình bày tình hình sai phạm của học sinh đểcùng gia đình tìm giải pháp giúp đỡ em chứ không phải để “tố cáo” khiến học sinhphải chịu đòn. Chính vì thế bạn có quyền tức giận nhưng tuyệt đối không nên bỏvề vào lúc này vì nhiệm vụ của bạn chưa được hoàn thành.Đứng trước tình huống khó xử này bạn nên thật bình tĩnh và khéo léo. Hãy cố gắngkiềm chế sự tự ái để nhanh chóng tìm ra phương án xử lý. Trước hết bạn cần tìmcách chấm dứt ngay hành động đánh con của vị phụ huynh đó và phân tích để phụhuynh nhận ra rằng trong việc giáo dục học sinh bạo lực không bao giờ đem lại kếtquả tốt đẹp mà đôi khi còn phản tác dụng. Sau khi vị phụ huynh đó có vẻ bình tĩnhtrở lại, bạn bắt đầu câu chuyện của mình một cách nhẹ nhàng, cởi mở. Bạn phảigiải thích cho phụ huynh hiểu nhà trường luôn coi trọng vai trò của gia đình trongviệc phối hợp để giáo dục học sinh, nhất là khi chúng phạm lỗi. Dù đó có thể làmột học sinh nghịch ngợm, hay vi phạm nội quy của trường, lớp nhưng không baogiờ mong muốn gia đình lại giáo dục em bằng những hình thức tiêu cực, phản khoahọc như đánh đập, chửi mắng thậm tệ, xúc phạm đến lòng tự trọng của các em. Ởđộ tuổi học sinh trung học các em đã có ý thức về cái tôi cá nhân, cần được ngườilớn tôn trọng. Chính vì vậy, chỉ có sự nhẹ nhàng, ân cần nhưng tuyệt đối nghiệmkhắc mới có tác dụng khi chúng có lỗi. Bạo lực hay sự xúc phạm quá đáng chỉkhiến chúng dễ nảy sinh tâm lý chống đối và trở nên ương ngạnh hơn mà thôi.Những cố gắng của bạn sẽ có ý nghĩa hơn khi thẳng thắn đề xuất với gia đìnhnhững biện pháp cụ thể để cùng giúp đỡ em học sinh đó tiến bộ. Sự điềm tĩnh,khéo léo và tình thương yêu, trách nhiệm với học trò là điều kiện quan trọng đểbạn xử lý thành công tình huống này.(Vũ Mạnh Quỳnh)Tình huống sư phạm 3Học sinh bị kỷ luật, phụ huynh nhờ giáo viên chủ nhiệm can thiệpMột học sinh sắp bị đưa ra xét ở Hội đồng kỷ luật. Phụ huynh là người có chức vịchủ chốt ở địa phương đến đề nghị bạn với tư cách là giáo viên chủ nhiệm xin vớiHội đồng kỷ luật chiếu cố và “cho qua”. Nếu là giáo viên chủ nhiệm, bạn ứng xửthế nào với vị phụ huynh đó?1. Giáo viên chủ nhiệm đế nghị với phụ huynh đó lên thẳng hiệu trưởng để trìnhbày ý kiến.2. Nhận là sẽ trình bày đề nghị của gia đình trước cuộc họp Hội đồng kỷ luật.3. Tóm tắt lại khuyết điểm trầm trọng mà học sinh vi phạm. Đề nghị gia đình cùngthống nhất với giáo viên chủ nhiệm đánh giá mức độ vi phạm và biện pháp kỷ luậtcần thiết, coi đó là biện pháp giáo dục để em học sinh có dịp “tỉnh ngộ” rút kinhnghiệm và sửa chữa khuyết điểm.GỢI Ý CÁCH XỬ LÍMối quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh là vô cùng quan trọngtrong việc giáo dục học sinh. Giáo viên chủ nhiệm là người thay mặt nhà trườngthực hiện mối liên kết giữa giáo dục nhà trường và giáo dục gia đình để đảm bảođược tính thống nhất, toàn vẹn của quá trình giáo dục.Tuy nhiên, mối quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh nhiều khi lạilà một vấn đề hết sức nhạy cảm, đặt giáo viên vào những tình thế khó xử mà khôngphải bất cứ giáo viên nào cũng tìm được cách xử lý đúng đắn.Trong trường hợp này, phụ huynh học sinh bị kỷ luật là một vị chức sắc ở địaphương (và chắc chắn rất có ảnh hưởng trong Hội phụ huynh của lớp bạn), đã đếnnhờ bạn giúp để “giảm tội” cho con họ. Đây là một hiện tượng không hiếm. Bởi đãlà một người có địa vị, lại là gia đình danh giá, chắc chắn họ không muốn con họlại bị kỷ luật, “tiếng dữ” đồn xa ảnh hưởng đến uy thế chính trị của gia đình. Bạnthực sự lúng túng không biết nên nhận lời hay kiên quyết từ chối?Và không ít giáo viên đã chọn xử lý theo phương án 1 và 2. Bởi bạn sẽ gặp khókhăn khi phải từ chối thẳng thừng đề nghị của vị phụ huynh có địa vị ấy, nhất làkhi việc này “nằm trong tầm tay” của bạn. Khi chọn cách xử lý này chắc chắn bạnsẽ cảm thấy thoải mái hơn trong mối quan hệ với vị phụ huynh đó. Và cũng có khisự nhận lời của bạn chỉ là giải pháp tình thế để “yên lòng” vị phụ huynh đó. Nhưngsau đó bạn sẽ “bào chữa” thế nào trước Hội đồng kỷ luật và các em học sinh kháctrong lớp về những lỗi mà em đó đã gây ra? Liệu các em học sinh có đặt nghi vấngì về mối quan hệ “đặc biệt” giữa bạn và gia đình có địa vị ấy khi mà học sinh viphạm kỷ luật mà vẫn không bị xử lý hay xử lý rất nhẹ?Như vậy, hai cách trên nghe chừng không ổn. Bạn nên xử lý theo gợi ý 3. Đầu tiênbạn nên ôn tồn giải thích cho vị phụ huynh đó hiểu được mức độ vi phạm kỷ luậttrầm trọng của con họ và biện pháp xử lý kỷ luật là cần thiết để giáo dục em. Bạnphải nói thế nào để vị phụ huynh đó hiểu rằng việc đưa trường hợp của em ra xét ởHội đồng kỷ luật nhà trường không có gì khác là nhằm giúp đỡ em tiến bộ, chỉ choem thấy hậu quả của việc vi phạm kỷ luật, để em nhận lỗi và chịu trách nhiệm vềnhững việc làm sai trái của mình. Có như thế lần sau em mới không tái phạm.Bạn cần nói để phụ huynh của em hiểu rằng chiếu cố cho em lúc này không phải làgiúp đỡ em mà trái lại, chỉ làm hại em, và rất có thể lần sau em vẫn tiếp tục phạmlỗi.Để phụ huynh của em “yên tâm”, bạn cũng có thể nói với họ rằng việc đưa ra Hộiđồng kỷ luật trường không phải là điều gì ghê gớm cả và bạn sẽ hết sức giúp đỡtrong khả năng có thể để nâng đỡ em nếu như em biết ăn năn và quyết tâm sửachữa sai lầm.Và bạn cũng cần phải nói cho phụ huynh biết rằng để xảy ra hiện tượng học sinh viphạm kỷ luật lỗi một phần cũng do phía gia đình và nhà trường chưa nghiêm khắctrong việc giáo dục em. Chính vì thế đây là cơ hội để bạn đưa ra lời đề nghị và giảipháp để thắt chặt hơn mối quan hệ này. Nếu khéo léo bạn có thể chuyển hướngmục đích của buổi gặp gỡ này từ “nhờ vả” sang sự phối hợp để tìm hiểu nguyênnhân mắc lỗi của em học sinh và bàn biện pháp giúp đỡ. Bằng một thái độ nghiêmtúc, bằng tinh thần trách nhiệm bạn hãy biến nó thành một cuộc trao đổi cởi mở vàthẳng thắn.Tuy nhiên bạn cũng phải chuẩn bị tinh thần để đối phó với tình huống vị phụhuynh đó sau khi bị bạn từ chối sẽ tức giận với bạn. Điều đó hoàn toàn có thể xảyra. Nhưng dù thế nào bạn cũng phải giữ vững nguyên tắc không thỏa hiệp chiếu cốcho những vi phạm kỷ luật nghiêm trọng. Có thể bạn sẽ gặp phải một vài rắc rốinào đó, nhưng lương tâm bạn thanh thản vì đã làm tròn trách nhiệm của một giáoviên chủ nhiệm. và chắc chắn rằng sau đó mọi người (kể cả vị phụ huynh đã bị từchối ấy) cũng không thể nhìn bạn với ánh mắt coi thường.Tình huống sư phạm 4Khi học sinh lảng tránh thầy côCô Lan chủ nhiệm lớp 8A. Lớp của cô hầu hết đều rất ngoan và lễ phép. Tuy nhiên,cũng có một số các em nam nghịch ngợm, lười học, hay bị cô giáo phê bình.Nhiều lần, khi gặp những em học sinh này trong sân trường, cô Lan nhận thấy họcsinh của mình thường lảng tránh, giả vờ nhìn đi chỗ khác để không phải chào cô.Nếu là cô Lan, bạn sẽ làm như thế nào? Tại sao bạn lại làm như vậy?1. Không nói gì vì cho đó là những học sinh hư hỏng, vô văn hoá, không thể giáodục được.2. Coi như không có chuyện gì vì cho đó là chuyện bình thường, bây h học sinh hầuhết là vậy.3. Không nói gì nhưng nhân buổi học nào đó có thể khéo léo kể một câu chuyệntương tự để giáo dục các em.GỢI Ý CÁCH XỬ LÍNgày nay, nước ta đã thoải mái hơn về tư tưởng, không còn gò bó đến mức thầygiáo nói gì, học sinh cũng phải cho đó là đúng “đã là thấy giáo thì sao có thể nói saiđược”. Đó là những quan niệm quá cứng nhắc vì thầy cô giáo cũng là những conngười bình thường, cũng có những lúc phạm sai lầm.Tuy vậy nhân dân ta luôn giữ gìn truyền thống “tôn sư trọng đạo”, các trường đềucó khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn”. Mỗi em học sinh đi học, trước khi học kiếnthức để mở mang sự hiểu biết, các em cần học lễ nghĩa, học cách để làm người.Thầy cô giáo là người trực tiếp dạy dỗ các em, cùng gia đình dìu dắt các em nênngười. Chính vì vậy, thế hệ trước thường nhắc nhở thế hệ sau:“Nhất tự vi sư bán tự vis ư” (Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy). Thầy côthường được ví dụ như cha mẹ, học sinh sao có thể gặp thầy cô mà lờ đi như khôngquen biết, không chào hỏi được?Là giáo viên, bạn cũng không thể lờ đi như không có gì xảy ra. Đây không chỉ làvấn đề nhỏ nhặt, coi đó chỉ là một câu chào, mình cũng không cần, bỏ qua cho xongđược. Đó còn là vấn đề về đạo đức, lễ nghĩa. Bạn là giáo viên, không chỉ phải dạykiến thức cho các em mà còn phải dạy cách cư xử, giao tiếp, uốn nắn học sinh thànhnhững con người đạo đứa tốt, có văn hoá, có trình độ. Vì coi nhẹ vấn đề này mànhiều giáo viên lại cảm thấy rất bình thường khi học sinh không chào mình, hậu quảlà ngày càng nhiều học sinh quên mất rằng chào thầy cô giáo là một quy tắc ứng xửtối thiểu trong giao tiếp. Cũng có học sinh khi thấy thầy cô giáo thì vẫn chạy huỳnhhuỵch, nhai nhóp nhép, chào lấy lệ mà chẳng thèm nhìn xem thầy cô giáo phản ứngra sao, có nghe thấy mình chào không.Bạn hãy nhân dịp nào đó trong buổi học, khéo léo kể một câu chuyện tương tự đểnhắc nhở, giáo dục chung cả lớp. Hãy nhắc cho các em hiểu đó là một việc nên làm,một việc thể hiện văn hoá, đạo đức của con người các em, và cũng là biểu hiện tìnhcảm của các em với thầy cô giáo. Bạn cũng nên nói với học sinh:”Nếu cô gặp học sinh của mình ngoài đường mà các em không chào cô thì cô sẽbuồn lắm vì cô nghĩ điều đó là do mình đáng ghét và dữ dằn nên học sinh mới sợ vàlẩn tránh không muốn gặp mình”. Câu nói đùa mà thật như vậy sẽ có thể nhắc nhởhọc sinh chú ý, quan tâm hơn đến thầy cô giáo.Những học sinh nghịch ngợm, hay bị mắng thường lảng tránh không chào giáo viêncũng có thể do ngượng ngùng, xấu hổ, mặc cảm hoặc sợ hãi. Bạn cũng nên gần gũihơn với những em này, nhẹ nhàng khuyên bảo các em chứ không nên quá gay gắtmỗi khi phê bình hay trách phạt. Khi đã yêu quý thầy cô giáo, có lẽ không có họcsinh nào lại phải giả vờ như không trông thấy hoặc lảng tránh thầy cô giáo chỉ bởivì… ngại phải chàoTình huống sư phạm 5Cả lớp đứng lên nhưng một em vẫn ngồiKhi bạn bước vào lớp, cả lớp đều đứng lên rất ngay ngắn chào cô. Nhưng khi nhìnxuống cuối lớp, bạn phát hiện ra có một em học sinh vẫn ngồi. Trước hiện tượng đó,bạn sẽ xử lý ra sao?1. Bạn lờ đi coi như không biết và cho cả lớp ngồi xuống rồi bắt đầu bài giảngcủa mình.2. Bạn nhìn thẳng và gọi trực tiếp học sinh đó đứng lên chào giáo viên khivào lớp.3. Bạn cho cả lớp ngồi xuống, sau đó bạn đi xuống chỗ học sinh đó để tìmhiểu nguyên nhân vì sao em lại không thể đứng lên chào cô như các bạn, nếukhông thấy học sinh trình bày được lý do gì chính đáng, bạn nghiêm khắc yêucầu em lần sau phải đứng dậy và có ý thức nghiêm chỉnh khi giáo viên bướcvào lớp.GỢI Ý CÁCH XỬ LÍBắt đầu tiết học, giáo viên vào lớp, học sinh đứng lên chào và giáo viên chào đáplại, là một điều hiển nhiên. Nó có tác dụng ổn định trật tự lớp học, đồng thời cũngqua đó thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau giữa giáo viên và học sinh. Tuy nhiên, tìnhhuống xảy ra như trên cũng không phải hiếm gặp trong nhà trường.Khi gặp phải tình huống này, nhiều giáo viên được coi là dễ tính có thể chọn cáchxử lý như phương án 1. Nhưng làm như thế là bạn đã để cho học sinh có ý khinhnhờn, coi thường giáo viên. Nếu cứ tiếp tục như thế, e rằng đến một ngày nào đókhông chỉ có một mình em học sinh đó không đứng lên chào bạn. Đến lúc đó bạn sẽlàm thế nào? Sẽ hết sức khó khăn để khắc phục đấy!Cũng có một số giáo viên ứng xử theo cách 2: ngay lúc đó yêu cầu em học sinhđứng dậy chào cô để nâng cao uy tín. Tuy nhiên không phải bao giờ bạn cũng đạtđược kết quả theo ý muốn (có thể bạn gặp phải một cô cậu bướng bỉnh nào đókhông chịu đứng lên thì sao?). Phải chịu “bó tay” trước mặt học sinh là điều rất bấtlợi cho bạn.Tốt nhất trong tình huống này bạn nên giữ thái độ bình tĩnh, đưa mắt nhìn nhanh cảlớp và dừng lâu hơn ở chỗ em học sinh đó, chờ đợi trong giây lát. Nếu em học sinhđó nhận được “tín hiệu” từ ánh mắt của bạn và tự giác đứng lên thì coi như khôngcó chuyện gì. Nhưng trong trường hợp ánh mắt của bạn không nhận được sự phảnhồi thì bạn cũng nên cho lớp ngồi xuống. Sau khi ổn định lớp, bạn đi xuống chỗ emhọc sinh đó và tìm hiểu nguyên nhân tại sao em không đứng lên chào bạn. Bạn cóthể bắt đầu “hỏi thăm” rất nhẹ nhàng: “Em có thể cho cô biết hôm nay em có gặpkhó khăn gì mà không thể đứng lên chào cô lúc đầu giờ không?”. Nếu trường hợpem bị đau chân hay một lý do chính đáng nào đó, bạn nên thông cảm. Nhưng nếuchỉ vì một sự “chống đối”, vì lý do không thích, thì bạn nên tỏ thái độ nghiêm khắc.Bạn phải nói rõ cho em hiểu đây không phải là vấn đề thích hay không thích mà làthái độ tôn trọng kỷ luật lớp, tôn trọng giáo viên của một học sinh. Em đã là một họcsinh trong lớp thì phải có nghĩa vụ tuân thủ những nội quy đó. (Vũ Mạnh Quỳnh )Tình huống sư phạm 6Khi cô giáo đến lớp muộnMột lần vì có việc bận đột xuất nên bạn đã đến muộn 10 phút. Khi vừa bước đếncửa lớp bạn nghe rõ tiếng học sinh trong lớp đang reo hò vì tưởng cô giáo khôngđến dạy.Gặp tình huống này bạn xử lý thế nào?1. Bạn lờ đi coi như chưa nghe thấy và vẫn vào lớp bắt đầu bài giảng như bìnhthường.2. Bạn bước vào lớp với thái độ bực bội và cho cả lớp nghe một bài giảng về tháiđộ thiếu tôn trọng thầy cô.3. Bạn vào lớp, xin lỗi các em về việc mình đã đến muộn. Đồng thời cũng nhẹnhàng nhắc nhở học sinh về thái độ vừa rồi và nhanh chóng bắt đầu bài giảng.GỢI Ý CÁCH XỬ LÍAi đã từng trải qua thời học trò tinh nghịch chắc chắn đã có lần được hưởng cảmgiác sung sướng,ạnh phúc khi được thông báo là hôm nay nghỉ học vì giáo viêncó việc bận đột xuất. Là một giáo viên, bạn nên hiểu và thông cảm cho hành độngnày của các em vì cũng đã có một thời mình như thế. Xin đừng vội đánh giá đó làmột biểu hiện của thái độ không tôn trọng thầy, cô giáo mà đó đơn giản chỉ lànhững cảm xúc bồng bột trẻ con của tuổi học trò.Bạn sẽ trở thành một cô giáo cứng nhắc khi bước vào lớp với thái độ bực tức vàgay gắt hơn lại cho cả lớp một “bài giảng” về đạo đức. Làm như thế bạn đã vôtình gây ra một không khí căng thẳng không có lợi cho buổi giảng bài của bạn.Làm như thế bạn cũng không thể chắc chắn rằng lần sau các em sẽ không reo hòkhi bạn đến muộn (nhất là sau lưng bạn). Hơn nữa, bạn phải công nhận một điềurằng lỗi trước tiên phải thuộc về bạn, vì đến muộn nên mới để lớp có “cơ hội”như thế chứ!Vậy bạn sẽ tỏ ra dễ dãi hơn và sẵn sàng bỏ qua, vẫn vào lớp bình thường nhưkhông có chuyện gì xảy ra? Thực tế có nhiều giáo viên ứng xư theo cách này vìđơn giản đó là chuyện “thường ở huyện” của tuổi học trò nghịch ngợm, không cógì đáng phải bận tâm cả. Và lúc này trong mắt học sinh, bạn là một cô giáo “cựckỳ dễ tính”. Nhưng dù sao cách bỏ qua “vô điều kiện” của bạn chưa phải là cáchứng xử hay.Trong tình huống này, dù có tự ái hay không vừa lòng trước hành động đó củahọc sinh, bạn vẫn nên vào lớp như bình thường. Thay vì “lên lớp” học sinh, bạnthành thật xin lỗi vì việc đột xuất nên đã đến muộn. Đồng thời bạn cũng nên nhẹnhàng, khéo léo nhắc nhở học sinh về hành động bột phát khi thấy giáo viên đếnmuộn, khuyên các em lần sau không nên làm như thế. Và bạn cũng không nên đểmất quá nhiều thời gian vào những chuyện “ngoài rìa” này bằng cách nhanhchóng bắt đầu bài giảng của mình với tâm lý thoải mái để buổi học được thànhcông.Tình huống sư phạm 7Khi lớp vắng nhiều học sinhBước vào giờ dạy, sau khi điểm danh, bạn biết lớp học vắng đến một nửa số họcsinh. Khi hỏi nguyên nhân, bạn biết được là các em bỏ đi đưa đám ma mẹ của mộtbạn học sinh trong lớp từ tiết trước nên chưa kịp về. Trước tình huống đó, bạn xử lýthế nào?1. Vì thấy học sinh nghỉ nhiều, nên bạn tức giận và tuyên bố cho học sinh nghỉ luônkhông tiến hành dạy giờ đó nữa.2. Bạn vẫn tiến hành dạy bình thường để không ảnh hưởng đến quyền lợi của cácem còn lại, và nói sẽ phạt các em không có mặt trong buổi học hôm nay.3. Bạn ghi tên những học sinh vắng mặt, tuyên bố sẽ lùi việc giảng bài mới sangbuổi sau, và sau đó tổ chức cho học sinh làm bài tập tại lớp, tránh việc để trống giờ.GỢI Ý CÁCH XỬ LÍDù là một giáo viên dễ tính đến mức nào đi nữa cũng không thể “vui vẻ” trước tìnhtrạng đã đến giờ vào học mà lớp vắng đến một nửa số học sinh. Bạn có thể tức giận,tự ái vì cho rằng học sinh đã không tôn trọng mình. Điều đó hoàn toàn dễ hiểu.Nhưng vì phút tức giận ấy mà bạn sẵn sàng tuyên bố cho học sinh nghỉ học luôn mộttiết là quá nóng vội. Thứ nhất, bạn đã vi phạm quy chế của nhà trường; thứ hai, bạnđã làm ảnh hưởng đến quyền lợi của học sinh.Trên thực tế có nhiều giáo viên sẽ xử lý theo cách thứ hai, vẫn tiến hành bài giảngnhư bình thường để hoàn thành nhiệm vụ của mình. Cách xử lý này có thể đảm bảoquyền lợi của các em học sinh đang có mặt ở lớp và bạn cũng không sợ mang tiếnglà cho học sinh nghỉ tự do. Nhưng như vậy còn các em học sinh vắng mặt thì sao?Bởi vì, dù sao các em cũng vắng vì một lý do khá chính đáng. Bạn vẫn kiên quyếtxử lý “rắn” trong khi biết rõ nguyên nhân đó e rằng không tránh khỏi việc “mangtiếng” là cứng nhắc, thậm chí “vô tình”.Việc đảm bảo kỷ cương trong học đường, nhất là với các em học sinh phổ thông làhết sức cần thiết. Nhưng đôi khi các giáo viên cũng phải tính đến những trường hợpbất đắc dĩ để có cách ứng xử linh hoạt. Ở đây các em đến muộn vì lý do là đi đámma mẹ một bạn trong lớp nên giáo viên có thể thông cảm và không nên tức giận. Tốtnhất bạn không nên dạy ngay vào bài mới để ảnh hưởng đến quyền lợi của các emvắng mặt. Nhưng cũng không thể để trống giờ cho các em học sinh ngồi tán gẫutrong lớp được. Bạn nên cho học sinh ôn luyện một số bài tập trong khi chờ các emkia kịp về.Nhưng khi các em đã có mặt đầy đủ, bạn cũng nên nhẹ nhàng nhắc nhở các em lầnsau chú ý sắp xếp thời gian để không về quá muộn ảnh hưởng đến việc học tập. Vớithái độ cảm thông và cách xử lý nghiệm khắc nhưng có tình, chắc chắn bạn sẽ nhậnđược sự ủng hộ của học sinh và khiến các em ngày càng tôn trọng và yêu quý bạnhơn.Tình huống sư phạm 8Học sinh chê bài giảng của giáo viênLà một giáo viên mới ra trường, tình cờ bạn nghe được hai học sinh đi trước đangnói chuyện và có ý chê bai bài giảng của bạn vừa nông cạn, vừa kém hấp dẫn.Trong tình huống đó, bạn sẽ làm gì?1. Lờ đi như không nghe thấy họ nói gì và đi tiếp.2. Đi vượt lên trên và hỏi “Hai em trò chuyện gì mà vui thế?” nhằm chấp dứt câuchuyện “buôn dưa lê” lung tung, phê phán giáo viên không đúng chỗ và cũng là để“nhắc khéo” cho chúng biết bạn đã nghe thấy.3. Không phản ứng gì vội mà chú ý lắng nghe hết câu chuyện xem hai học sinh đóphàn nàn về vấn đề gì. Khi biết được thông tin, bạn có thể xem lại cách dạy củamình cho phù hợp. Buổi lên lớp sau bạn gợi ý lại vấn đề bằng cách hỏi các em vềcách dạy của mình và “vô tình” mời một trong hai em hôm qua lên phát biểu. Sauđó bạn hứa sẽ tiếp thu và nhắc nhở các em nên nói chuyện một cách trực tiếp,thẳng thắn với giáo viên, không nên biến nó thành những câu chuyện phiếm saulưng các thầy cô.GỢI Ý CÁCH XỬ LÍViệc bàn tán về các thầy cô giáo dường như đã là một “căn bệnh mãn tính” của họcsinh. Nào là cô này xinh, cô kia xấu, cô này ăn mặc “model”, thầy kia có nụ cườiduyên, đôi mắt đẹp, rồi cô kia có dáng đi “hãm tài”… vô vàn những “đặc điểm”của các thầy cô trở thành đề tài cho các cuộc bàn luận sôi nổi ở mọi lúc mọi nơi.Là một giáo viên trẻ bạn nên “làm quen” dần với điều này và đôi khi cũng phải coinó là “chuyện thường ngày ở huyện” nên không cần để ý.Nhưng lần này bạn vô tình nghe thấy câu chuyện về cách giảng bài của bạn. Khôngthể bỏ ngoài tai được rồi. Là một giáo viên trẻ mới về trường, bạn luôn có tâm lý lolắng, “nghe ngóng” xem có ai bàn tán gì về cách dạy của mình không? Phươngpháp truyền đạt của mình đã thực sự phù hợp chưa? Vì vậy khi nghe lời phàn nàndù không trực tiếp và chưa chắc đã chính xác này cũng làm bạn giật mình. Bạn sẽ“hành động” ngay lập tức bằng cách đi vượt lên trên và ra tín hiệu cho chúng biếtlà bạn đã nghe thấy, và “liệu hồn” mà chấm dứt ngay. Điều đó cũng cần thiết đểngăn chặn việc nói năng về giáo viên không đúng chỗ, nhưng cũng chỉ là giải pháptạm thời mà thôi. Biết đâu khi bạn đi qua rồi chúng còn bàn tán nhiệt tình hơn thìsao!Hay bạn sẽ bỏ qua vì cho rằng đó chỉ là những câu chuyện thường ngày, chẳng cógì lạ của học sinh, không đáng phải bận tâm. Nếu nghĩ như vậy e rằng bạn đã quáchủ quan. Vì biết đâu những lời nói đó lại phản ánh đúng sự thật, một sự nhận xétrất cần thiết để bạn tiến bộ mà không bao giờ bạn có thể nghe một cách trực tiếp.Vì thế hãy thận trọng và bình tĩnh hơn, cố gắng lắng nghe hết những điều mà haihọc sinh đó đang “trò chuyện” về mình (mặc dù phải nói thẳng rằng “nghe trộm”câu chuyện của người khác là việc làm hơi xấu, bạn không nên vận dụng nó mộtcách thường xuyên). Sau đó bạn chắt lọc thông tin và xem lại cách dạy của mìnhxem có gì chưa ổn và tìm cách khắc phục. Nhưng điều này đòi hỏi sự điềm tĩnh,biết lắng nghe và thấu hiểu học sinh mà không phải giáo viên nào cũng có được.Thái độ luôn sẵn sàng tiếp thu để thay đổi rất cần thiết cho những giáo viên trẻmuốn cải thiện khả năng giảng dạy của mình.Và trong buổi học hôm sau chắc chắn bạn phải dành ra một khoảng thời gian đểthẩm định lại thông tin. Bạn có thể bắt đầu vấn đề một cách nhẹ nhàng cởi mở:10“Như các em biết cô là một giáo viên trẻ, mới ra trường nên kinh nghiệm nghềnghiệp còn rất non nớt. Chính vì vậy cách giảng bài của cô chắc chắn sẽ còn nhữngchỗ chưa sâu sắc, chưa phù hợp. Trước hết cô mong các em hiểu và thông cảm chocô. Nhưng điều cô mong muốn hơn đó là các em sẽ góp ý, giúp đỡ cô để cô có thểthay đổi. Nếu các em không cho cô biết thì trước hết người thiệt thòi sẽ là các em.Các em hoàn toàn có quyền phát biểu thẳng thắn những suy nghĩ của mình vì mụcđích xây dựng, cô rất cảm ơn và trân trọng những ý kiến đó”. Dừng một lát để họcsinh có thời gian để suy nghĩ nghiêm túc về vấn đề này, bạn có thể tiếp tục bằngcách mời các em phát biểu. Nhân cơ hội này bạn cũng nên “đánh tiếng” cho hai emhọc sinh hôm qua đã bàn tán sau lưng bạn là bạn đã biết các em “nói xấu” về bạnbằng cách “vô tình” gọi một trong hai lên trình bày ý kiến của mình. Kết thúc buổithảo luận đó, bạn cần phải chốt lại vấn đề và không quên nhắc nhở các em: “Cô rấtvui vì hôm nay các em đã nói lên những suy nghĩ của mình. Cô hứa sẽ có sự điềuchỉnh để phù hợp với các em hơn. Cô trò chúng ta cùng phấn đấu vì một kết quả tốtđẹp nhất. Nhưng cô mong rằng lần sau có vấn đề gì các em hãy cứ trao đổi thẳngthắn với các thầy cô giáo, đừng e ngại điều gì cả. Đó là quyền lợi chính đáng củacác em. Tuyệt đối không nên đem những vấn đề đó ra bàn tán, nếu “chẳng may”các thầy cô biết được sẽ nghĩ không hay về các em”.Sau cuộc trò chuyện vừa chân tình vừa nghiêm khắc ấy, chắc chắn học sinh sẽ cảmphục bạn hơn không chỉ vì bản lĩnh của một cô giáo trẻ mà còn vì sự cởi mở, tinhthần cầu tiến, không tự ái cá nhân, luôn phấn đấu vì tương lai của học trò.(Nguồn: “Ứng xử sư phạm những điều cần biết” – NXB ĐHQG Hà Nội)Tình huống sư phạm 9Học sinh mất tiền trong lớpHồi trống báo hiệu bắt đầu tiết học thứ hai vang lên, tôi bước vào lớp. Nhưng bàihọc mới chỉ bắt đầu được vài phút thì một em học sinh đứng lên thất thanh:“Thưa… ưa… ưa… cô em bị mất tiền. Em mang tiền đi đóng quỹ lớp mà sau giờ rachơi em vào thì đã không thấy đâu”.Cả lớp nhốn nháo, em học sinh không ngừng khóc. Vào hoàn cảnh của tôi lúc đóbạn sẽ làm gì?1. Bạn yêu cầu học sinh đó ngồi xuống và nói: “Tiền em mang đi thì phải cất giữcẩn thận, bây giờ trót mất rồi cô biết làm thế nào”, và khuyên em đó đành cho qua vìcũng không đáng là bao.2. Bạn dừng ngay bài giảng của mình và tiến hành truy tìm thủ phạm.113. Bạn ân cần nói với học sinh cứ bình tĩnh ngồi xuống tiếp tục học. Sau đó bạn cốgắng kết thúc bài sớm, dành ra 10 – 15 phút để giải quyết vấn đề của em. Bạn sẽdùng lời lẽ nghiêm khắc nhưng ân cần để thuyết phục em học sinh nào đã trót lấy tựgiác trả lại cho bạn.GỢI Ý CÁCH XỬ LÍĐây là vấn đề liên quan đến chuyện tiền bạc nên các em không thể tự giải quyết màchắc chắn sẽ tìm đến sự giúp đỡ của giáo viên. Và dù số tiền đó là ít hay nhiều thìbạn vẫn phải đứng ra phân giải để chấm dứt ngay hiện tượng lấy trộm tiền của nhautrong lớp học.Nhưng ngặt một nỗi đây là chuyện đã xảy ra trong giờ ra chơi, không một ai để ýnên chắc chắn không hy vọng gì có được nhân chứng. Chính vì thế nhiều giáo viênđã chọn cách xử lý 1 vì như thế bạn cũng không mất thời gian đi “mò kim đáy bể”mà lại làm mất tiết học của cả lớp. Và một số tiền “không đáng bao nhiêu” ấy bạnkhuyên em nên về nhà xin lại bố mẹ. Nhưng như thế là bạn đã cố tình làm ngơ đểcho tật xấu trộm cắp tiền của bạn bè ngang nhiên tồn tại trong lớp học. Và lần saubiết đâu lại là một em học sinh khác cũng kêu mất tiền! Bạn khuyên em nên cho quavì theo suy nghĩ của bạn nó chẳng đáng bao nhiêu. Nhưng bạn có nghĩ đến tìnhhuống phụ huynh học sinh sẽ nghĩ gì khi con họ thông báo là bị mất tiền ngay ởtrong lớp học mà cô giáo không có biện pháp gì. Còn nữa nếu đó là một em có hoàncảnh gia đình khó khăn thì khoản tiền đó cũng đáng kể đấy chứ!Cũng có nhiều người cho rằng đây là vấn đề rất nghiêm trọng ở lứa tuổi học trò nêncho dừng ngay tiết học và truy tìm thủ phạm. Trong tình huống mất tiền không rõràng như thế liệu bạn có chắc chắn vào khả năng “phá án” của mình? Bạn có nghĩđến trường hợp sau một thời gian căng thẳng cố gắng đến mấy bạn cũng không thểtìm ra thì tính sao đây? Uy tín của bạn ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng, và cả lớp mất mộttiết học, chịu đựng không khí căng thẳng nghi ngờ lẫn nhau mà vấn đề vẫn khôngđược giải quyết. Đành rằng phương án xử lý này có thể nói lên trách nhiệm và sựquan tâm đến các vấn đề trong lớp học của bạn nhưng nó sẽ đẩy bạn vào nhiều tìnhhuống khó xử khác và bạn rất dễ vận dụng những biện pháp “rắn” không cần thiết.Vì bạn nên biết rằng ở lứa tuổi này các em thường rất sợ bị dư luận tập thể lên án,coi thường, thậm chí hắt hủi vì tội trộm cắp tài sản của bạn là tật xấu không thể bỏqua. Nên mặc dù có thể đã “trót cầm nhầm” nhưng vì bạn đang truy xét đến cùng vàrất gay gắt nên em đó sẽ tìm mọi cách để tẩu tán “tang vật” chứ không bao giờ đểbạn phát hiện ra.Việc cần làm trước tiên trong tình huống này là bạn phải trấn an em học sinh đó đểem không hoảng hốt. Bạn có thể nói: “Cô rất hiểu sự lo lắng của em nhưng em cứbình tĩnh, đã có cô ở đây. Nhưng bây giờ đang là tiết học, chắc em cũng không12muốn vì việc riêng của mình mà ảnh hưởng đến tất cả các bạn trong lớp. Cô hứa sautiết học này cô sẽ giải quyết giúp em”. Đó cũng có thể coi là “kế hoãn bình” để bạncó thời gian suy nghĩ tìm ra giải pháp tối ưu nhất. Sau đó bạn cố gắng kết thúc bàigiảng của mình sớm, dành ra một khoảng thời gian để giải quyết vấn đề. Trước tiênbạn nên khuyên em học sinh đó xem xét lại thật kỹ xem có thật sự là mất tiền khôngvà có thể là mất ở đâu đó sau đấy mới đến lớp. Nếu sau khi em đã xem xét kỹ vàkhẳng định với bạn rằng đã mất trong lớp học thì vấn đề lại trở nên khá nghiêmtrọng rồi đấy! Lúc này bạn cần giữ một thái độ bình tĩnh, ôn tồn để nói chuyện vớicác em học sinh trong lớp. Bằng những lời lẽ nhẹ nhàng, có sức thuyết phục, bạn“kêu gọi” tinh thần tự giác của các em: “Cô biết lớp ta từ trước đến nay rất thươngyêu nhau, đoàn kết và luôn giúp đỡ nhau trong mọi lĩnh vực. Chính vì vậy cô tinkhông bao giờ có trường hợp lấy trộm tiền hay tài sản của nhau. Hôm nay bạn A cómất một số tiền. Tuy đối với nhiều em đó không phải là một điều gì to tát cả, nhưngtrong điều kiện hoàn cảnh nhà bạn A rất khó khăn để có thể thuyết phục bố mẹ cholại. Vậy các em thử đặt vào hoàn cảnh của bạn A, các em sẽ hiểu và cảm thông vớibạn. Cô mong rằng nếu bạn nào đã “trót” cầm hay nhặt được tiền của bạn thì chobạn xin lại. Nếu không muốn đưa trực tiếp cho bạn thì có thể lên gặp cô để nộp quỹcho bạn A. Cô sẽ rất cám ơn và đánh giá cao sự trung thực ấy. Các em biết không,thực ra cô không thiếu cách để truy xét các em đến cùng nhưng cô đã không làmnhư vậy, vì cô biết các em không bao giờ muốn điều đó và điều quan trọng là cô tinvào tình cảm của các em dành cho bạn bè cùng lớp học”.Những lời lẽ chí tình ấy của bạn chắc chắn sẽ khiến các em tôn trọng và em nào đãtrót phạm lỗi cũng có thêm dũng khí để nhận lỗi, vì em tin tưởng rằng cô sẽ khôngbao giờ mạt sát, phê bình em gay gắt và em vẫn có thễ giữ được tình cảm và sự tôntrọng của các bạn trong lớp mặc dù mình đã phạm tội. (Nguồn: “Ứng xử sư phạmnhững điều cần biết” – NXB ĐHQG Hà Nội)Tình huống sư phạm 10Khi học sinh đến muộnBạn đang say sưa giảng bài thì một học sinh đi học muộn xin vào lớp làm cắtngang bài giảng của bạn. Lúc này giờ học đã bắt đầu được 15 phút. Bạn bực mìnhvì bị mất hứng. Vậy bạn xử lý như thế nào?1. Bạn hỏi “Tại sao bây giờ mới đến, có biết vào học từ mấy giờ không?” rồi mớinói với giọng bực tức: “Vào đi”2. Nhất định không cho học sinh vào lớp, phạt đứng ngoài cửa đến hết tiết học mớiđược vào lớp.133. Nhẹ nhàng ra hiệu cho học sinh vào lớp, tiếp tục giảng bài bình thường rồi hếttiết học mới gọi học sinh lên, tìm hiểu nguyên nhân đi học muộn của em ấy rồinhắc nhở.GỢI Ý CÁCH XỬ LÍHọc sinh đi học muộn là điều rất thường gặp, có thể do nguyên nhân chủ quanhoặc khách quan, do đó cũng không nên làm to chuyện, xử lý quá nghiêm khắc vàgay gắt. Ngay cả bạn, là giáo viên, chắc bạn cũng không thể cam đoan bạn sẽkhông bao giờ đi muộn. Nếu ngày hôm trước bạn cương quyết không cho học sinhđi muộn được vào lớp mà ngay ngày hôm sau chính bạn lại có việc đột xuất phảiđến muộn thì bạn phải làm thế nào? Đừng để học sinh cho rằng bạn cậy mình làgiáo viên nên không ai dám phê bình bạn, bạn được quyền đi muộn còn học sinhthì không!Do vậy, bạn không thể ứng xử như cách hai, khăng khăng không cho học sinh vàolớp hoặc phạt học sinh đứng ngoài cửa đến hết tiết học mới được vào lớp. Làm nhưthế, học sinh sẽ không tiếp thu được bài giảng và bạn cũng không thể tập trunggiảng bài được. Nếu để học sinh lang thang ở ngoài thì có điều gì xảy ra, bạn sẽphải chịu trách nhiệm. Còn nếu phạt em ấy đứng ở cửa lớp thì thật không hay,những giáo viên khác đi qua sẽ thắc mắc, còn học sinh trong lớp cũng sẽ bị phântâm, để ý và cười em bị phạt ở ngoài chứ không chú ý vào bài giảng nữa.Nếu bạn chọn cách thứ nhất, bạn sẽ làm mất thời gian vô ích, lại làm mất hứnggiảng bài của chính bạn và làm mất sự tập trung chú ý của học sinh, làm không khílớp học căng thẳng và em học sinh bị mắng cũng ấm ức.Bạn chỉ nên nhẹ nhàng ra hiệu cho học sinh vào lớp bằng cách gật nhẹ rồi tiếp tụcgiảng bài bình thường. Như vậy, giờ giảng vẫn được tiếp tục, không bị gián đoạnvà học sinh cũng không có gì để bàn tán, phân tán sự chú ý. Hết tiết học, bạn hãygọi em học sinh lên, tìm hiểu nguyên nhân đi học muộn của em ấy rồi nhắc nhở,động viên, khuyến khích em ấy đi học đúng giờ. Bạn cũng nên nhắc học sinhmượn vở các bạn khác để xem lại phần bài học em không được nghe vì đi muộn.Nếu em ấy thường xuyên đi học muộn như vậy, bạn phải có biện pháp xử lýnghiêm khắc hơn như báo với giáo viên chủ nhiệm hoặc gặp gia đình để nhắc nhởem đi học cho nghiêm túc. Bạn cũng có thể nhờ các em ở gần nhà qua rủ em đó đihọc cùng. Đối với cả lớp, cũng nên nhắc nhở các em đi học cho đúng giờ, chấphành kỷ luật của nhà trường. Phải tỏ ra nghiêm khắc để học sinh hiểu rằng bạn sẽkhông dễ dàng bỏ qua cho những học sinh không chấp hành kỷ luật.(Nguồn: “Ứng xử sư phạm những điều cần biết” – NXB ĐHQG Hà Nội)Tình huống sư phạm 1114Một tình huống khó xử trong phòng thiTrong phòng thi có một em học sinh là con của vị giám đốc cơ quan chồng bạnđang công tác, bị bắt quả tang đang quay cóp bài và thậm chí còn có lời lẽ thiếu lễphép với giám thị. Bạn cũng có mặt ở đó. Vậy bạn sẽ ứng xử sao đây?1. Quay đi chỗ khác coi như không biết hoặc vì không thuộc quyền hạn giải quyếtcủa mình.2. Bạn cố gắng xin giám thị tha cho em đó chỉ vì “đó là con của một nhân vật rấtquan trọng ở cơ quan chồng bạn”.3. Bạn kiên quyết để cho giám thị xử lý theo đúng nguyên tắc, đồng thời giải thíchcho em đó biết mức độ vi phạm của mình và có hướng khắc phục. Nhưng để khônggây căng thẳng trong mối quan hệ của bạn và em đó, đồng thời tránh tiếng “thấyngười quen mà không giúp”, bạn có thể nói với em là bạn sẽ nói với Hội đồng kỷluật nâng đỡ em nếu như em thực sự có quyết tâm khắc phục khuyết điểm.GỢI Ý CÁCH XỬ LÍTrong mối quan hệ xã hội chồng chéo, phức tạp như hiện nay thì tình huống củangười giáo viên này không phải là hiếm gặp. Nếu là người nhà ruột thịt của bạn thìcòn dễ vì dù sao họ cũng có thể thông cảm được. Đằng này lại là con của một vịlãnh đạo trong cơ quan chồng bạn, có thể rất có ảnh hưởng đến con đường côngdanh của anh ấy. Có khi chỉ cần sự “quan tâm, tạo điều kiện” của bạn đối với họcsinh thì biết đâu phụ huynh của em đó sẽ cho chồng bạn những cơ hội thuận lợi.Nhưng cũng vì thế mà chỉ cần thái độ không “thiện chí hợp tác” của bạn cũng cóthể gây khó khăn cho anh ấy. Vậy bạn phải xử lý thật khéo léo để không phá vỡnguyên tắc trong việc giáo dục học sinh nhưng cũng không làm tổn hại đến mốiquan hệ của chồng mình.Nhiều người sẽ chọn phương án 1. Đó là cách rút lui an toàn nhất để phụ huynhcũng không thể có gì trách cứ bạn. Nhưng bạn có tính đến trường hợp học sinh đóđã nhìn thấy bạn và biết rằng bạn đã cố tình làm ngơ? Lúc đó thì rắc rối to! Đôi khilảng tránh để đỡ phiền hà cho bản thân lại không phải là cách xử lý hay.Vậy theo bạn xử lý theo cách 2? Cũng không ít trường hợp giáo viên chọn cáchnày. Đơn giản đó là một cơ hội để bạn tỏ rõ sự quan tâm giúp đỡ của mình đối vớihọc sinh đó, và hy vọng rằng việc làm đó sẽ có tác động tốt đến vị lãnh đạo ở cơquan chồng bạn. Nhưng như vậy bạn sẽ đối mặt ra sao với học sinh của mình,chúng có còn kính trọng bạn không khi chỉ vì lợi ích cá nhân mà bạn đã sẵn sàngbỏ qua cho học sinh phạm lỗi. Bạn luôn nhắc nhở học sinh về sự công bằng,nghiêm khắc, nhưng chính hành động của bạn phản tác dụng mất rồi! Và chắc chắn15sự bao che ấy cũng không có lợi gì cho học sinh đã vi phạm kỷ luật vì sẽ tạo chochúng tâm lý “đã có người che chở rồi, muốn làm gì thì làm”. Như vậy bạn khôngthể tránh khỏi cảnh phải đứng ra xin xỏ vài lần sau nữa. Xử lý theo cách này lợi thìchưa thấy đâu nhưng cái hại thì đã bày ra trước mắt.Trong tình huống này, cách tốt nhất là bạn luôn luôn giữ vững sự nghiêm khắc vàcông tâm của mình. Dù là con của một người có địa vị đi nữa nhưng đã vi phạm kỷluật thì cần phải được xử lý. Bạn nhẹ nhàng giải thích cho em học sinh đó biết rằngem đã vi phạm vào nội quy của trường nên không thể xin các thầy tuyên bố “trắngán” trước sự chứng kiến của đông đảo mọi người được. Bạn có thể nói: “Cô có thểgiúp em xin với các thầy cô giám thị nhưng như thế thì các bạn sẽ nghĩ như thế nàovề cô, về em? Chắc chắn là sự coi thường đúng không? Nhưng em yên tâm, em viphạm lần đầu thì các thầy cô chỉ lập biên bản để nhắc nhở em thôi chứ không có gìnặng nề cả. Nếu em thực sự nhận thấy lỗi của mình và có ý thức sửa chữa thì thầycô sẽ sẵn sàng giúp đỡ em”. Với những lời lẽ chí tình ấy của bạn chắc chắn rằng dùkhông nhận được “sự bào chữa hiệu quả” của bạn nhưng học sinh đó cũng khônggiữ tâm lý bất bình, tức giận với bạn. (Nguồn: “Ứng xử sư phạm những điều cầnbiết” – NXB ĐHQG Hà Nội)Tình huống sư phạm 12Học sinh không học thêm ở lớp của thầyHiền là một học sinh vào loại khá giỏi trong lớp. Em đã đi học tại lớp học thêm củathầy B (giáo viên dạy môn Toán ở lớp em) đã hai năm. Nhưng sang năm lớp 12 emkhông theo học thầy nữa mà chọn học thêm tại một thầy dạy Toán ở trường khác.Biết được điều này, thầy B có vẻ không hài lòng, mỗi lần gọi Hiền lên bảng trả lờithầy thường đặt ra những câu hỏi rất khó, điểm bài kiểm tra của Hiền tự nhiên “sasút” hẳn. Hiền đã gặp bạn để tâm sự. Với tư cách là cô giáo chủ nhiệm, bạn xử lýthế nào?1. Phản đối ngay những lời em nói vì cho rằng không bao giờ một thầy giáo nhưthầy B lại có thái độ đó với học sinh.2. Tỏ ra thông cảm với tâm sự của học sinh và hứa sẽ lựa lời nói giúp với thầy dạyToán.3. Bạn khuyên em học sinh trước hết cần xem lại nhận định của mình có chính xáchay không hay chỉ là “cảm giác” như thế. Sau đó em tìm một cơ hội nào đó đểkhéo léo tìm hiểu nguyên nhân cách cư xử của thầy với em. Và để em có thể yêntâm phần nào, bạn hứa sẽ có dịp chuyện trò với thầy giáo B để thầy hiểu và thông16cảm cho em.GỢI Ý CÁCH XỬ LÍCó thể nói hiện nay học sinh ít gặp phải vấn đề này và cũng không còn hiện tượngthầy giáo trù dập học sinh khi không tham gia học thêm ở lớp của thầy. Nhưng bạncó chắc rằng tình huống này không bao giờ xảy ra trong quá trình bạn tham giacông tác chủ nhiệm?Đây là một tình huống hiếm gặp nhưng lại khá phức tạp vì nó động chạm đến vấnđề tế nhị, không chỉ ảnh hưởng đến mối quan hệ thầy trò mà còn là tình cảm giữacác đồng nghiệp với nhau. Chính vì thế đòi hỏi ở bạn sự sáng suốt và khéo léo.Lựa chọn theo cách 1 bạn sẽ tránh được những rắc rối với đồng nghiệp. Bạn cũngthừa biết rằng học sinh bạn có thể dạy một, hai năm hoặc ba năm là cùng trong khimối quan hệ với đồng nghiệp là mối quan hệ lâu dài, thường xuyên, hàng ngày“chạm mặt với nhau”, không “dại” gì vì chuyện nhỏ của học sinh mà ảnh hưởngđến mối quan hệ đó. Nhưng như vậy còn trách nhiệm là một giáo viên chủ nhiệmvà lương tâm nghề nghiệp của bạn thì sao? Và thái độ của bạn lúc đó rất dễ khiếnem học sinh đó nghĩ rằng bạn “bao che” cho đồng nghiệp và không dám bênh vựcquyền lợi của học sinh. Niềm tin của học sinh đối với bạn theo đó mà giảm dần.Bạn sẽ lựa chọn cách 2? Và đương nhiên đối với học sinh lúc đó bạn trở nên vĩ đạivô cùng. Nhưng bạn sẽ nói như thế nào với thầy dạy Toán? Chả lẽ lại “kết luận”thầy không hài lòng về học sinh khi không tham gia vào lớp học thêm của thầy?Mà bạn thừa biết rằng đây mới chỉ là những lời tâm sự từ một phía của em họcsinh và cũng chỉ là nhận định “thầy có vẻ không hài lòng”. Nếu đây chỉ là nhậnđịnh chủ quan của cá nhân em và không đúng sự thật thì quả là tai hại, bạn đã xúcphạm nghiêm trọng đến một đồng nghiệp đáng kính của mình rồi đấy.Vậy lựa chọn hai cách trên đều thể hiện sự nóng vội và chủ quan trong nghệ thuậtứng xử sư phạm của bạn. Trong trường hợp này, khi chưa biết được mức độ chínhxác của thông tin đến đâu bạn cần giữ thái độ điềm tĩnh, hỏi han em đó thật cặn kẽvà khuyên em nên xem xét lại. Bạn có thể nói: “Cô hiểu nỗi lo lắng của em vì đâylà năm học rất quan trọng. Các em hoàn toàn có quyền lựa chọn học thêm ở mộtthầy giáo phù hợp. Là thầy cô, ai cũng mong các em tiến bộ và có kết quả học tậptốt. Chính vì thế theo cô em nên xem lại thật kỹ bài làm của mình xem có chỗ nàokhông phù hợp với cách dạy của thầy không. Và biết đâu những câu hỏi khó củathầy lại xuất phát từ mong muốn em tiến bộ. Nếu thực sự khi đã xem xét kỹ mà emvẫn không tìm ra được nguyên nhân thì em nên tìm một cơ hội nào đó thật phùhợp, khéo léo hỏi thầy xem do đâu mà bài của em điểm không cao để em có cáchkhắc phục. Cô nghĩ rằng với sự bình tĩnh, khéo léo, tế nhị và tôn trọng thầy giáo17của em, chắc chắn em sẽ có được câu trả lời. Và để em yên tâm là bạn không bỏmặc vấn đề của em, bạn có thể hứa: “Về phía cô, cô sẽ lựa lời trò chuyện với thầyB để thầy hiểu và thông cảm cho em”. Nhưng bạn cũng nên nhắc em không nênđem chuyện này ra để bàn tán làm chủ đề cho những cuộc “buôn dưa lê” trên lớp.Điều đó không giúp em cải thiện được tình hình mà chỉ làm cho quan hệ thầy tròxấu đi mà thôi.Tình huống sư phạm 13Nhắc lại thầy vừa nói gì?V. là một học sinh bướng bỉnh nhất lớp mà hầu như giáo viên nào cũng biết tiếng.Trong giờ Toán, thầy X. đang say sưa giảng bài (về một vấn đề khó của chươngtrình), cả lớp đang chú ý lắng nghe. Riêng V. ngồi dưới cứ khi nào thầy quay mặtlên bảng là lại trêu chọc mấy bạn bên cạnh rồi tủm tỉm cười một mình.Bất chợt thầy quay xuống thấy V. đang cười, trêu bạn, thầy giáo nghiêm khắc:- V., em đứng dậy và nhắc lại thầy vừa nói gì?V. đứng dậy và nhanh nhảu đáp:- Thưa thầy… thầy vừa nói :”V., em đứng dậy và nhắc lại thầy vừa nói gì” ạ.Cả lớp cười ồ lên, còn thầy giáo thì đỏ mặt tía tai.Vào “tình cảnh” này của thầy giáo X., bạn sẽ làm gì?1. Đành làm ngơ và quay lên bục giảng tiếp tục công việc của mình, không để ý đếnem học sinh đó nữa.2. Bạn tức giận đuổi em đó ra khỏi lớp vì đã có thái độ không nghiêm túc với thầycô giáo.3. Bạn bình tĩnh nhìn thẳng vào em học sinh và yêu cầu em nhắc lại vấn đề bạn đanggiảng. Nếu em tỏ ra lúng túng và không trả lời được thì bạn phải có sự nhắc nhở thậtnghiêm khắc.GỢI Ý CÁCH XỬ LÍSự bướng bỉnh, “láu cá” của học sinh đôi khi đẩy giáo viên vào những tình huống“dở khóc dở cười”. Trong những tình thế đó nếu bạn không thực sự nhanh trí, thôngminh thì khó có thể xử lý một cách thành công.Hiện tượng học sinh trong lớp không chú ý nghe giảng, lại trêu chọc bạn không lấygì làm lạ, nhất là bạn lại đang dạy ở một lớp có nhân vật “thầy cô nào cũng biếttiếng”. Một số giáo viên do đã quá quen với chuyện đó, vả lại cũng không muốnphải trực tiếp đối mặt với những học sinh cá biệt ấy nên cũng đành “làm ngơ”.Nhưng là một giáo viên nghiêm khắc bạn không thể chấp nhận được chuyện đó.Việc làm của bạn là cần thiết để duy trì kỷ cương lớp học đồng thời đảm bảo quyền18lợi của học sinh trong việc tiếp thu kiến thức trên lớp, vì sự quậy phá trêu chọc củaem học sinh đó sẽ làm ảnh hưởng đến việc học tập của các bạn khác và không coitrọng sự có mặt của giáo viên.Không ngờ một giáo viên nghiêm khắc như bạn cũng có lúc bị học sinh “giỡn mặt”.Bạn yêu cầu học sinh đứng dậy nhắc lại lời bạn nói là hành động nhắc nhở thái độthiếu tập trung của em đó, vì bạn biết chắc rằng có hỏi em đó cũng không nói được.Chắc chắn bạn chờ đợi một sự ấp úng từ học sinh và chuẩn bị một “bài” cảnh cáo.Nhưng không ngờ một “sơ hở” trong câu nói của bạn đã bị học sinh đó “tận dụng”tạo ra một đòn “phản bác”. Quả thật phải thừa nhận là câu trả lời của cậu học sinhđó không sai, nhưng đó không phải là điều bạn cần hỏi. Và bạn sẽ tức giận đuổi họcsinh ra khỏi lớp vì thái độ vô lễ? Nhưng bạn nên nhớ rằng đây là một học sinhbướng bỉnh và giỏi lý sự nên sẽ không dễ dàng “đầu hàng”, chắc chắn sẽ tiếp tục“đấu tay đôi” với bạn chứ nhất định không chịu thi hành. Lúc đó bạn sẽ phải xử lýra sao? Sự nóng vội đã đẩy bạn lấn sâu vào tình thế khó xử.Bình tĩnh một chút bạn sẽ nhận ngay ra rằng đó chỉ là sự chống chế và láu cá củahọc sinh. Và phải công nhận là lập luận của cậu học sinh này cũng không phảikhông có lý. Nhưng “cái lý” của cậu ta bạn lại bám vào chính sơ hở trong câu nóicủa bạn. Chính vì vậy tốt nhất trong lúc này bạn không nên để câu chuyện chấm dứtở đó mà tiếp tục phải “làm ra nhẽ”. Bạn phải tự trấn an mình trước tiếng cười củahọc sinh và “vẻ đắc thắng” của cậu học sinh đó. Sau đó bạn tìm cách khắc phục sơhở của mình bằng cách đặt lại một câu hỏi khác, rõ ràng và chính xác hơn: “Emnhắc lại thầy vừa giảng về phần gì?”. Chắc chắn em học sinh đó sẽ không còn cáchnào để chống chế, và tùy tình hình cụ thể mà bạn quyết định cách xử lý phù hợp.Nhưng dù biện pháp nào thì bạn phải tỏ ra hết sức nghiêm khắc để chấn chỉnh ngayhiện tượng học sinh thiếu lễ độ với giáo viên lại hay chống chế và lý sự “cùn”.Tình huống sư phạm 14Khi học sinh làm bài tập toán, lý trong giờ giảng vănThầy Tâm nổi tiếng là người rất thương học sinh và cũng là người nghiêm túctrong công việc. Thầy dạy môn văn ở một lớp chuyên Toán-Lý-Hóa toàn học sinhkhá giỏi. Do áp lực thi vào đại học nên bất cứ giờ học văn nào của thầy, các emcũng lén lôi đề toán, lý ra để giải. Thầy rất buồn, nhưng vì thương học sinh nênthường chỉ nhắc nhở mà không nỡ lần nào phạt nặng.Một hôm, thầy lại bắt gặp và nhắc nhở nhưng các em vẫn lén cúi xuống bàn giảitiếp. Ở vào địa vị của thầy Tâm, bạn sẽ xử lý thế nào?191. Tiếp tục cho qua vì có nhắc cũng vô ích và nghĩ rằng các em không học thì ảnhhưởng trực tiếp đến quyền lợi của các em mà thôi.2. Nhắc nhở nghiêm khắc hơn và nói sẽ báo lại với giáo viên chủ nhiệm và ghi vàosổ đầu bài phê bình các em thiếu ý thức, không tôn trọng giáo viên.3. Nhắc nhở các em không tiếp tục làm bài mà chú ý vào nghe giảng. Cuối giờ học,bạn dành ra vài phút để tâm sự với các em để tìm nguyên nhân và giúp các em tìmra phương pháp học tập thích hợp nhất.GỢI Ý CÁCH XỬ LÍTrong cuộc đời làm thầy, còn hạnh phúc nào hơn khi mỗi lần lên giảng bài bạnluôn nhận được sự chú ý, tập trung nghiêm túc của học sinh. Nhưng không hiểu vìlý do gì mà hiện tượng học sinh “rì rầm”, làm việc riêng trong giờ học đã trở thànhmột căn bệnh “cố hữu” mà đôi khi các thầy “cao tay” mấy cũng phải chịu thua.Vẫn biết rằng đó không hẳn là học sinh không tôn trọng mình nhưng nhiều thầy côgiáo đã tỏ ra rất bực bội và quyết định những biện pháp xử lý kiên quyết.Trong trường hợp thầy Tâm, dù không vừa lòng về việc học sinh không “toàn tâm,toàn ý” vào học môn của thầy, hơn nữa lại còn mang bài của môn khác ra giải,nhưng vì thương học sinh nên thầy vẫn bỏ qua. Vì ý nghĩ dù sao môn của thầycũng là môn phụ đối với một lớp chuyên khối A nên thầy vẫn đành chấp nhậnchuyện đó.Chắc rằng nhiều người sẽ không ủng hộ cách “chiều” học sinh của thầy Tâm. Vàdù có là người “dễ tính” nhất cũng khó lòng chấp nhận cách xử lý theo phương án1. Đó là sự nhân nhượng một cách quá đáng và rất dễ khiến học sinh “được đằngchân, lân đằng đầu”. Dần dần sẽ nảy sinh tâm lý không tôn trọng thầy và môn họcmà thầy hướng dẫn.Là người “cứng rắn” hơn, bạn có thể chọn cách xử lý 2. Bạn hoàn toàn có quyềnlàm điều đó vì thực tế là bạn đã “nhắc nhiều lần mà học sinh vẫn tái phạm”. Nhưnghãy cố gắng cảm thông với nỗi lo lắng về chuyện học hành của học sinh. Bạn biếtrằng đó chẳng qua cũng chỉ là biện pháp “bất đắc dĩ” để đối phó với áp lực của cácmôn học kia chứ không hoàn toàn là do học sinh không tôn trọng bạn. Vậy có nêntrách phạt các em quá nặng nề vì một lý do “có vẻ chính đáng” ấy”?Lựa chọn cách xử lý tế nhị, kiên quyết mà có tình là giải pháp tốt nhất trong tìnhhuống này. Bằng những lời tâm sự nhẹ nhàng nhưng thẳng thắn bạn sẽ cho các emhiểu rằng việc làm của các em là chưa hợp lý và đó cũng không phải là cách họchay. Bạn có thể nói: “Cô biết các em rất lo lắng cho việc học tập của mình nhưngtận dụng thời gian trên lớp của môn này để học môn kia là một cách học thiếu khoahọc. Vì như vậy các em sẽ không thể tiếp thu bài học của cô trên lớp và về nhàđương nhiên lại phải mất nhiều thời gian để học lại mà chưa chắc là đã hiệu quả.20Hơn nữa, cô rất thương các em, có thể thông cảm được nhưng nếu người khác nhìnthấy sẽ coi thường cô. Chính vì vậy theo cô, giờ lên lớp môn học của cô các emnên tập trung vào để lĩnh hội kiến thức tổng quát nhất. Sau đó khi về nhà các emchỉ cần một thời gian ngắn để ôn lại là có thể nhớ được. Còn toàn bộ thời gian ởnhà các em dồn vào ôn môn học chuyên của mình. Cô tin rằng với sự cố gắng củamình, các em sẽ hoàn thành tốt các môn học”.Bằng những lời lẽ nhẹ nhàng, chân tình của một người thầy có kinh nghiệm, cótrách nhiệm, chắc chắn bạn sẽ khiến các em “tâm phục, khẩu phục”. Và các em sẽkính trọng bạn hơn vì nhận thấy ở bạn tinh thần trách nhiệm và tình yêu thươnghọc sinh hết mực. (Nguồn: “Ứng xử sư phạm những điều cần biết” – NXB ĐHQGHà Nội)Tình huống sư phạm 15Làm gì để “trấn an” dư luận của học sinh?Gần đây bạn phát hiện trong lớp bạn chủ nhiệm đang có lời bàn ra tán vào của họcsinh về trường hợp bạn H “học thì chẳng ra gì mà môn Toán của thầy N toàn 8, 9điểm”. Trong khi các bạn khác “phấn đấu chật vật cũng chỉ được 6, 7 điểm làcùng”. Là một giáo viên chủ nhiệm, bạn phải làm gì để “trấn an” dư luận này củahọc sinh? (chọn 1 trong 3 cách xử lý dưới đây)1. Trong buổi sinh hoạt cuối tuần bạn thẳng thắn đưa ra vấn đề này và đề nghị cácem nói trực tiếp, không bàn tán sau lưng. Sau đó tuỳ tình hình bạn sẽ tìm cách xửlý.2. Phê bình học sinh trong lớp đã có hiện tưởng không đoàn kết, nói xấu bạn vàthầy giáo.3. Gặp riêng lớp trưởng hoặc một em học sinh học khá giỏi và có uy tín trong lớpđể xác minh hiện tượng này. Sau đó bạn sẽ quyết định cách xử lý để đảm bảo tínhcông bằng trong lớp học.GỢI Ý CÁCH XỬ LÍ***Sự công bằng là một tiêu chuẩn vô cùng quan trọng trongsuy nghĩ của học sinh. Chúng luôn quan niệm một cách đơn giản rằng đã là môitrường sư phạm thì các thầy cô phải tuyệt đối công bằng trong cách cư xử với họcsinh, có như thế mới có thể khuyến khích các em phấn đấu học tập tốt. Một khinguyên tắc đó bị vi phạm sẽ rất dễ khiến các em mất niềm tin vào các thầy cô giáo.Chính vì vậy khi lớp bạn chủ nhiệm có dư luận về vấn đề này, hơn nữa lại liênquan đến “quyền lợi sát sườn” của học sinh (chuyện đánh giá kết quả học tập bằngđiểm) chắc chắn bạn không thể bỏ qua. Nếu bạn cố tình cho qua như không hề biết21có thể dư luận đó sẽ không chỉ ngấm ngầm mà sẽ bùng phát vào một ngày nào đóchưa biết chừng.Bạn sốt sắng với thông tin này và quyết tâm “làm ra nhẽ” bằng cách thẳng thắn nêura vấn đề trong một cuộc họp tập thể nào đó. Thậm chí trong cuộc họp có vẻ dânchủ và công khai ấy, bạn tỏ ý phê bình các em đã có hiện tượng nói xấu thầy vàbạn. Bạn chọn cách xử lý này sẽ là quá nóng vội khi chưa hề biết là độ chính xáccủa thông tin đó đến mức nào. Bạn biết rằng “không có lửa thì làm sao có khói”,chắc chắn học sinh của bạn không ghen tị nhau đến mức bịa đặt ra chuyện “tàytrời” đó. Nếu bạn vội kết tội học sinh biết đâu chúng sẽ nghĩ bạn bênh vực chođồng nghiệp của mình và sẽ không bao giờ đứng về phía chúng. Hơn nữa, mangnhững chuyện tế nhị này ra công bố trước dư luận là điều không bao giờ nên làm.Điều trước tiên cần làm là bạn phải tìm mọi cách để thẩm định lại thông tin nàymột cách chính xác. Bạn có thể gặp riêng lớp trưởng hoặc một em học sinh mẫumực trong lớp để khéo léo trò chuyện. Bạn chỉ có thể “thu thập” được những thôngtin chuẩn xác khi nói chuyện với học sinh bằng sự cởi mở, chân thành, tế nhị vàkhông áp đặt. Khi xác minh dư luận đó là có thật thì bạn cần suy nghĩ về cách xửlý để đảm bảo công bằng và quyền lợi của học sinh. Nhưng dù lựa chọn giải phápnào thì sự tế nhị và thận trọng sẽ là nguyên tắc đầu tiên cần tôn trọng.(Nguồn: “Ứng xử sư phạm những điều cần biết” – NXB ĐHQG Hà Nội)Tình huống sư phạm 16Học sinh đánh nhau sau khi cô giáo rời lớp sớmGiáo viên hướng dẫn bận việc đột xuất nên nhờ N – giáo viên thực tập dạy thaymột tiết. Suốt cả tiết dạy, trên bảng cô giảng mặc cô, dưới lớp nhiều em học sinhnói chuyện, làm việc riêng, bàn tán rồi cùng nhau cười khúc khích. Giận dỗi, N bỏra khỏi lớp sớm 6 phút. Chẳng may trong 6 phút đó có hai em nghịch ngợm tronglớp đã trêu nhau dẫn đến đánh lộn khiến cả lớp học náo loạn cả lên. Vào tìnhhuống của giáo viên N bạn sẽ xử lý ra sao?1. Bạn làm ngơ vì đó là thuộc về trách nhiệm của học sinh2. Bạn quay lại lớp và gay gắt phê bình học sinh đã vi phạm nội quy lớp học và nóisẽ báo cáo lại cho giáo viên chủ nhiệm.3. Bạn quay lại lớp ổn định tình hình và tìm hiểu rõ nguyên nhân vì sao các em mấttrật tự trong giờ học, lại còn gây lộn, đánh nhau. Đồng thời cũng nhận khuyết điểmđã bỏ về khi tiết học chưa kết thúc dẫn đến tình trang nhốn nháo trên.GỢI Ý CÁCH XỬ LÍ22Đây quả thật chỉ là một tình huống đột xuất xảy ra ngoài dự đoán của bạn. Chỉ vìmột phút tự ái, nóng vội, bạn đã không kiên trì ở lại hết tiết mà cho học sinh nghỉsớm nên đã xảy ra chuyện.Như vậy dù biện minh thế nào thì trước hết lỗi phải thuộc về bạn. Thế mà bạn lạicó thể làm ngơ và cho rằng trách nhiệm thuộc về học sinh. Rõ ràng nếu có mặt ởlớp đến hết tiết chắc rằng sự việc đó đã không xảy ra. Xử lý theo cách thứ nhất làbạn đã vô tình biến mình thành một giáo viên thiếu trách nhiệm với học sinh.Bạn cũng có thể quay lại lớp để chấn chỉnh học sinh và cho các em biết rằng chúngphải chịu hoàn toàn trách nhiệm về hành động của mình. Trong tình huống đó cóthể vì sợ nên học sinh sẽ ngoan ngoãn nhận lỗi của mình nhưng thực ra trong lòngcác em thừa hiểu rằng bạn phải là người có trách nhiệm trước tiên chứ.Vậy cách ứng xử hợp lý nhất trong tình huống này là bạn nhanh chóng quay lại lớphọc và ổn định tình hình. Trước cả lớp, bạn nên thẳng thắn nhận trách nhiệm củamình trong việc ra khỏi lớp trước khi hết giờ, nên lớp đã xảy ra tình trạng trên.Đồng thời bạn cần phải nghiêm khắc nhắc nhở các em về ý thức tự quản khi khôngcó giáo viên ở trong lớp. Với sự chia sẻ trách nhiệm này, có thể bạn sẽ nhận đượcsự phê bình từ phía Ban giám hiệu, nhưng đó cũng là một lần nhắc nhở bạn về lòngkiên trì và sự kiềm chế cảm xúc cá nhân.Tình huống sư phạm 17Khi học sinh xé bài kiểm traTrả bài kiểm tra một tiết cho học sinh xong, bạn quay lên bục giảng để bắt đầu bàimới thì bỗng “roạc”, “xoạt, xoạt”, hình như là tiếng xé và vò giấy. bạn quay lại thìthấy Tiến đã xé tan bài làm được một điểm của mình trước sự ngơ ngác của các bạntrong lớp. Khi được hỏi tại sao em xé bài, thì Tiến trả lời tỉnh queo: “Bài của em thìem xé”. Trước sự việc đó, bạn phải giải quyết ra sao? (gợi ý 4 các xử lý sau):1. Bạn không nói gì, quay trở lại bục giảng để bắt đầu bài của mình2. Bắt em đó đứng dậy, phê bình em gay gắt trước lớp và ghi vào sổ đầu bài vì ýthức thiếu tôn trọng giáo viên.3. Bạn tạm thời “bỏ qua” và nhanh chóng bắt đầu bài giảng của mình. Sau đó cuốigiờ bạn gọi em học sinh đó lại để hỏi han, tâm sự và giải thích cho em hiểu sự đúngsai trong hành động của mình.4. Bạn dành ra một vài phút xuống chỗ em đó và nhẹ nhàng nhắc nhở em, để em đónhận ra khuyết điểm của mình và động viên em lần sau cố gắng.GỢI Ý CÁCH XỬ LÍ23Trong quá trình giảng dạy, bạn không hiếm trường hợp phải đối mặt với những họcsinh có thành tích học tập kém, lại ngang ngạnh và nhiều khi tỏ ra coi thường kỉluật, thiếu tôn trọng giáo viên. Nếu bạn không thực sự nghiêm khắc thì có những lúcrất dễ bị học sinh coi thường và tiếp tục có những hành động không đúng mực.Chắc chắn là các thầy cô giáo ai cũng sẽ cảm thấy tức giận trước hành động này củahọc sinh. Em đó có thể biện minh rằng do bài bị điểm kém, lại là bài của mình nênem muốn làm gì thì làm. Nhưng đó là cách “lý sự cùn” vì rõ ràng đây là lớp học, côgiáo đang lên lớp, bài tập vừa được cô giáo chấm điểm mà em đó có hành động nhưthế là thiếu tôn trọng giáo viên. Và chính vì vậy bạn không thể bỏ qua một cách dễdàng (như ở gợi ý 1), vì rất dễ khiến học sinh coi thường bạn. Các em học sinh kháctrong lớp sẽ nghĩ gì đây khi chứng kiến hành động hơi vô lễ đó mà cô giáo lại“không dám làm gì”.Thái độ nghiêm khắc lúc này là hết sức cần thiết. Bạn có thể phê bình em đó gay gắtngay trước lớp, nhưng để giữ “hòa khí’, bạn nên tìm cách nhẹ nhàng khuyên bảoem. Bạn không nên để sau buổi học để nói riêng với em đó vì những hành động nhưthế cần được rút kinh nghiệm ngay để các em khác không lặp lại.Bạn nên dành một vài phút xuống chỗ em học sinh đó để phân tích về hành độngvừa rồi của em. Bạn có thể nói: “Cô biết bài hôm nay của em bị điểm kém và em rấtbuồn. Nhưng em đã kịp xem lại bài của mình nghuyên nhân tại sao không? Em nóilà “bài của em thì em xé”, đúng bài đó là của em nhưng dù sao đó cũng là bài cô đãcẩn thận xem xét, đánh giá và chỉ ra cái sai cho em để lần sau em cố gắng hơn. Thếmà không ngờ công sức của em trong một tiết và cả của cô bị em xé toạc thànhnhững mảnh giấy vụn. Nếu đặt trường hợp em sau này sẽ là một giáo viên như cô,có một học sinh làm việc đó ngay trước mặt em thì em nghĩ sao? Nhưng thôi, dù saoem cũng đã trót làm, lần đầu cô có thể thông cảm. Cô mong rằng em hiểu nhữngđiều cô nói và cố gắng hơn trong những bài làm sau. Cô tin là em làm được”.Đồng thời bạn cũng nên khéo léo nhắc nhở các em trong lớp rút kinh nghiệm để lầnsau không có những phản ứng nóng nảy như thế. (Nguồn:“Ứng xử sư phạm nhữngđiều cần biết” – NXB ĐHQG Hà Nội)Tình huống sư phạm 18Em ước được nghỉ tiết học của côỞ lớp 7C sau khi giảng bài xong, cô giáo Lan hỏi vui:- Nếu cô cho các em một điều ước trong khả năng của cô, các em sẽ ước gì?Cả lớp cười, bỗng cô nghe thấy cuối lớp có tiếng học sinh đáp:24- Thưa cô, em ước được nghỉ tiết học của cô ạ.Là cô giáo Lan, bạn ứng xử thế nào?1. Lờ đi coi như không nghe thấy câu nói đó và “đánh trống lảng” sang chuyệnkhác.2. Tự ái, phê bình em học sinh đó về ý thức học tập.3. Vẫn thái độ vui vẻ, bạn giải thích cho em hiểu bạn không thể đáp ứng được điềuước đó của em, nhưng cũng rút kinh nghiệm trong việc nói chuyện vui vẻ với cácem vào những lần sau để tránh bị học sinh đẩy vào tính huống khó xử.GỢI Ý CÁCH XỬ LÍSau những giờ học căng thẳng, một vài câu chuyện vui hay những lời tâm sự cởimở giữa cô và trò là một món ăn tinh thần thực sự quý giá. Nó chính là một sợigiây vô hình gắn kết tình thầy trò trong một bầu không khí gần gũi, thương yêu vàcũng là phút thư giãn hiếm hoi để chuẩn bị bước vào những tiết học sau.Bạn hiểu được ý nghĩa cũa việc đó và bắt đầu câu chuyện của mình một cách “hồnnhiên”. Nhưng ai ngờ được rằng chính sự vô tư ấy lại đặt bạn vào một tình thế khóxử.Ai cũng đã từng trải qua một thời học trò tinh nghịch, ngây thơ chắc sẽ hiểu đượcrằng ở tuổi này đôi khi chúng ta “lỡ” nói những lời quá vô tư và bồng bột. Quả thậtkhi nghe bạn hỏi, các em đã trả lời một cách chân thành không dấu diếm. Với họcsinh sau 3-4 tiết học căng thẳng nếu được “giải lao” hẳn một tiết thì còn gì bằng.Thế là chúng hồn nhiên nói ra điều ước của mình. Nhưng điều đó có thể làm bạnphật lòng và nặng nề hơn lại bị quy kết là thiếu ý thức học tập? Cũng có thể lắmchứ. Nhưng đừng vội trách mắng học sinh vì như thế sự cởi mở và chân thành củacác em đã bị thái độ “nghiêm túc quá” của cô làm cho tắt ngấm. Và lần sau chắc sẽrất khó để học sinh có thể biểu lộ sự chân tình và hồn nhiên trẻ con đáng yêu củamình.Như vậy dù học sinh của bạn có trả lời như thế nào, bạn hãy duy trì sự dịu dàng vàgần gũi của mình. Sự hóm hỉnh sẽ là chìa khóa giúp bạn thoát khỏi tình huống này.Bạn sẽ vui vẻ giải thích cho các em hiểu rằng, với tư cách là giáo viên, bạn khôngthể đáp ứng “điều ước” này của các em vì không thể bỏ qua quy định của nhàtrường. Nhưng bạn luôn thể hiện cho học sinh thấy bạn luôn thấu hiểu những vấtvả trong công việc học tập của học sinh, chính vì thế bạn sẽ cố tạo ra những câuchuyện cười, những phút thư giãn để động viên tinh thần của các em. Ở vào nhữngtình thế này, sự cởi mở, chân tình và óc hài hước của bạn sẽ được vận dụng tối đa.Tình huống sư phạm 1925