Tuyển dụng giáo viên theo thông tư mới

Tuyển dụng giáo viên theo thông tư mới - Ảnh 1.

Đầu năm 2021 tuyển dụng giáo viên sẽ theo thông tư mới. Trong ảnh: giáo viên Trần Ngọc Minh Vy (Trường THPT Hùng Vương, Q.5, TP.HCM) trong giờ lên lớp – Ảnh: NHƯ HÙNG

Và việc tuyển dụng giáo viên cũng vận dụng theo thông tư mới này. Theo ông Bình, đây là việc lãnh đạo Bộ GD-ĐT trăn trở từ rất lâu xuất phát từ thực tế giáo viên mầm non, phổ thông rất vất vả, áp lực khi phải lo cho được chứng chỉ tin học, ngoại ngữ cho đúng quy định.

Việc tuyển dụng giáo viên đương nhiên cũng phải vận dụng theo thông tư mới, không quy định giáo viên phải có chứng chỉ tin học, ngoại ngữ.

Ông Đặng Văn Bình

Tuyển dụng giáo viên theo thông tư mới - Ảnh 3.

Ông Đặng Văn Bình

Yêu cầu cứng nhắc

Theo thông tư quy định về mã số, tiêu chuẩn chức năng nhiệm vụ của giáo viên mầm non, giáo viên phổ thông công lập hiện hành, giáo viên ngoài trình độ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với vị trí việc làm thì phải có chứng chỉ tin học, ngoại ngữ. 

Giáo viên dạy ngoại ngữ phải có thêm chứng chỉ ngoại ngữ 2, giáo viên có vị trí công việc phải sử dụng tiếng dân tộc thiểu số phải có chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số…

Theo ông Bình, yêu cầu cứng nhắc này dẫn tới tình trạng nhiều giáo viên phải chạy đi lo chứng chỉ bằng những cách khác nhau. Có người đã chấp nhận vi phạm để có chứng chỉ, hợp thức hóa yêu cầu về tiêu chuẩn nghề nghiệp. Trong khi công việc của họ không cần chứng chỉ này.

Trên thực tế, chuẩn đầu ra của các trường sư phạm đều quy định rõ yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, tin học đối với sinh viên tốt nghiệp. 

Cụ thể, theo chuẩn đầu ra của các trường ĐH sư phạm, sinh viên chính quy phải đạt chuẩn ngoại ngữ bậc 3/6 (kể cả ngôn ngữ thứ hai với ngành ngoại ngữ). Tương tự, sinh viên chính quy cũng đạt chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản thì mới được tốt nghiệp.

Vậy nên, theo ông Bình, người tốt nghiệp trường sư phạm khi ra nghề họ đều đã đảm bảo yêu cầu tối thiểu về trình độ tin học, ngoại ngữ. Ngoài ra, giáo viên cũng thường xuyên được tham gia các lớp bồi dưỡng về ứng dụng CNTT. 

Với nhiều giáo viên, việc ứng dụng CNTT được làm hằng ngày, phục vụ công việc thực tế. “Phải đi học chỉ vì mục đích có chứng chỉ là không cần thiết, chỉ mang tính hình thức” – ông Đặng Văn Bình nhấn mạnh.

Đầu năm 2021 có hiệu lực

Tuy vậy, theo ông Đặng Văn Bình, mong muốn tạo điều kiện cho giáo viên kể trên vướng quy định liên bộ, cần phải thống nhất giữa Bộ Nội vụ và Bộ GD-ĐT.

“Quá trình làm việc để đi đến thống nhất, Bộ GD-ĐT phải trình được những căn cứ thuyết phục về việc những quy định về chứng chỉ tin học, ngoại ngữ không cần thiết, gây phiền toái, vất vả cho giáo viên. 

Cuối cùng thì hai bộ cũng chốt được để chúng tôi hoàn thiện dự thảo cuối cùng. Đầu tháng 12-2020, Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý (Bộ

GD-ĐT) là đầu mối trong việc này sẽ có tờ trình để ban hành thông tư. Theo đó, đầu năm 2021 thông tư này sẽ có hiệu lực” – ông Bình chia sẻ.

Theo thông tư sẽ ban hành, quy định chung với giáo viên mầm non và phổ thông là chỉ cần trình độ chuyên môn tương ứng với bậc học đã được nêu trong Luật giáo dục hiện hành. 

“Việc tuyển dụng giáo viên đương nhiên cũng phải vận dụng theo thông tư mới, không quy định giáo viên phải có chứng chỉ tin học, ngoại ngữ. Trừ một số vị trí việc làm đặc biệt yêu cầu cao về trình độ tin học, ngoại ngữ thì cơ quan tuyển dụng có thể quy định cụ thể. Ví dụ như tuyển dụng giáo viên cho trường chuyên” – ông Bình cho biết.

Bồi dưỡng thường xuyên ngoại ngữ, tin học

Bộ GD-ĐT sẽ tính toán đưa vào chương trình đào tạo giáo viên yêu cầu về tin học, ngoại ngữ phù hợp để giáo viên vận dụng tin học, ngoại ngữ vào thực tế dạy học chứ không phải chỉ nhằm hợp lý hóa hồ sơ.

Thay vì bắt giáo viên chạy đi lo để có chứng chỉ, ngành GD-ĐT sẽ có kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên về tin học, ngoại ngữ cho giáo viên với nội dung phù hợp với yêu cầu cụ thể của các vị trí việc làm.

Giáo viên Phạm Thị Xuân Oanh (Trường THCS Lê Văn Tám, Q.Bình Thạnh, TP.HCM):

Phù hợp thực tế

pham t kim oanh

Giáo viên Phạm Thị Kim Oanh

Thật ra thời gian vừa qua khi Bộ GD-ĐT yêu cầu giáo viên phải có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học thì đến thời điểm này đa số giáo viên cũng đã đáp ứng rồi. Tuy nhiên, tôi vẫn ủng hộ Bộ GD-ĐT bỏ quy định trên bởi nó đã gây ra nhiều hệ lụy tiêu cực.

Thứ nhất, vì là quy định nên một số giáo viên bị ép phải đi học, học cho có. Thậm chí có người chấp nhận mất một số tiền nhiều hơn bình thường để có được chứng chỉ đem đi nộp.

Vì vậy, việc bỏ quy định trên là việc làm cấp tiến, phù hợp với thực tế. Hiện nay, các giáo viên trẻ mới tốt nghiệp trường sư phạm thì đều đã có trình độ ngoại ngữ, tin học tốt. Còn những giáo viên đã ra trường lâu năm, hãy để chúng tôi tự học theo nhu cầu công việc của mình.

Trong thời đại công nghệ, chúng tôi tự biết mình cần trau dồi thêm kỹ năng gì, cần học hỏi thêm nội dung nào… để phục vụ cho công việc giảng dạy.

Trên thực tế, có giáo viên đầy đủ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học nhưng lại không biết vận dụng vào giảng dạy hoặc vận dụng rất ít gây lãng phí tiền bạc, thời gian, công sức… của giáo viên.

Giáo viên Võ Kim Bảo (Trường THCS Nguyễn Du, Q.1, TP.HCM):

Khuyến khích giáo viên học ngoại ngữ, tin học

vo kim bao

Giáo viên Võ Kim Bảo

Tôi cho rằng thời đại hội nhập như hiện nay thì giáo viên phải có kiến thức về ngoại ngữ, tin học mới có thể hoàn thành tốt công việc.

Tuy nhiên, quy định cứng nhắc của Bộ GD-ĐT tạo nên nhiều vấn đề không hay, gây khó khăn cho một số giáo viên lớn tuổi khiến họ phải dùng nhiều cách tiêu cực để có được chứng chỉ.

Tôi đề nghị Bộ GD-ĐT nên có cơ chế khuyến khích giáo viên tự học ngoại ngữ, tin học để phục vụ cho quá trình giảng dạy của mình. Ví dụ, giáo viên có được những chứng chỉ tin học, ngoại ngữ trên chuẩn thì sẽ được hưởng chế độ ưu đãi nhất định.

Nhưng đó nhất thiết phải là chứng chỉ do các tổ chức quốc tế cấp. Tránh tình trạng đi “mua” chứng chỉ như thời gian vừa qua, vừa gây tốn kém cho giáo viên mà lại không đạt được hiệu quả trên thực tế như mong muốn.

H.HG ghi

Hàng trăm giáo viên THPT ở Thanh Hóa mòn mỏi chờ quyết định tuyển dụng Hàng trăm giáo viên THPT ở Thanh Hóa mòn mỏi chờ quyết định tuyển dụng

TTO – Tháng 4-2020, chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đồng ý để Sở GD-ĐT tuyển dụng giáo viên các trường THPT. Tháng 6, sở này xét tuyển được 262 giáo viên, nhưng đến nay chưa có quyết định tuyển dụng trong khi các trường THPT đang thiếu giáo viên.