Tuyển Sinh Sư Phạm Mầm Non Chính Quy
Giáo dục mầm non là nhu cầu thiết yếu của xã hội hiện nay, bởi đó là những thế hệ tương lai của đất nước. Đây là ngành học đang được rất nhiều bạn trẻ yêu thích nhưng không phải ai cũng đủ năng lực và thời gian để theo đuổi 4 năm đại học. Vậy thì hệ trung cấp mầm non là sự lựa chọn không thể bỏ qua. Bài viết sau đây sẽ tổng hợp các thông tin cần thiết cho những bạn quyết định theo ngành nghề này.
Giới thiệu về giáo dục mầm non, sư phạm mầm non
Giáo dục mầm non hay còn được gọi là sư phạm mầm non là các công việc nuôi dưỡng, chăm sóc, dạy dỗ trẻ em từ 3 đến 6 tuổi. Đây là cấp học tiền đề trong hệ thống giáo dục của nước ta, đặt nền móng cho sự phát triển cả về thể chất, nhận thức, hành động, tình cảm xã hội của trẻ em.
Những kỹ năng mà trẻ học được qua chương trình giáo dục mầm non sẽ là bước đệm quan trong cho việc hình thành nhân cách và thành công sau này của trẻ. Do vậy, phát triển giáo dục mầm non, tăng cường khả năng cho trẻ đi học từ khi trẻ nhận thức được là yêu tố rất quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước sau này.
Nghề giáo dục mầm non (sư phạm mầm non)
Tin tuyển sinh trung cấp mầm non
Học trung cấp mầm non là một trong những hình thức học có cơ hội việc làm lớn nhất nhì Việt Nam. Các bạn có thể thắc mắc tại sao không phải là học cao đẳng hay đại học mà lại là học trung cấp. Vì học hệ trung cấp bạn sẽ tốn ít thời gian học hơn 2 hệ kia, tuy chỉ được học trong 2 năm thay vì 4 năm nhưng đảm bảo rằng kiến thức của bạn vẫn được học đầy đủ phục vụ cho công việc sau này.
Học trung cấp mầm non sẽ được ra trường sớm hơn nên sớm tìm được công việc và tích luỹ kinh nghiệm được nhiều hơn. Bạn sẽ được tiếp xúc với môi trường mầm non sớm hơn, được học hỏi những kinh nghiệm thực tế thông qua công việc hàng ngày. Nếu nhắc đến học trung cấp mầm non ở đâu thì không thể bỏ qua hệ trung cấp mầm non của Trường Trung cấp Tổng hợp Hà Nội. Hãy cùng tham khảo thông tin tuyển sinh của trường dưới đây.
Thông tin chi tiết tuyển sinh trung cấp sư phạm mầm non
Ngành học:
- Trung cấp Sư phạm mầm non chính quy
Đối tượng tuyển sinh:
- Đối tượng xét tuyển của hệ trung cấp mầm non là những thí sinh mới tham gia kì thi THPT Quốc gia năm nay hoặc các thí sinh chỉ đăng kí dự thi tốt nghiệp.
- Thí sinh tốt nghiệp THPT, Bổ túc văn hoá hoặc tương đương của các năm về trước
- Thí sinh học hết chương trình đào tạo lớp 12 nhưng chưa tốt nghiệp
- Thí sinh tốt nghiệp THCS (cấp 2)
Hồ sơ tuyển sinh: Hồ sơ xét tuyển hệ trung cấp mầm non bao gồm những giấy tờ cần thiết sau đây:
- 01 bộ hồ sơ học sinh, sinh viên theo mẫu của Bộ Giáo dục và Đào tạo (có công chứng của UBND xã, phường)
- Bản sao bằng tốt nghiệp THPT, bổ túc văn hoá, tốt nghiệp THCS hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời (có công chứng)
- Bản sao học bạ (có công chứng)
- Bản sao giấy khai sinh (có công chứng)
- Bản sao chứng minh thư nhân dân/Thẻ căn cước công dân (có công chứng)
- 04 ảnh cỡ 3×4 và 4×6 chụp không quá 06 tháng (ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh mặt sau ảnh)
- Các giấy tờ thuộc đối tượng ưu tiên (nếu có)
- 02 phong bì có dán tem, ghi rõ họ tên, địa chỉ, điện thoại của thí sinh để nhà trường gửi kết quả
Thông tin kì thi tuyển sinh trung cấp sư phạm mầm non
Thời gian học tập: Từ ngày 10/02/2019, nhà trường bắt đầu nhận hồ sơ liên tục kéo dài đến hết năm học Thời gian học tập của các bạn sẽ được sắp xếp sao cho phù hợp với lịch học của nhà trường Với lớp học cấp tốc, các bạn sẽ được tạo điều kiện tốt nghiệp sớm nhất có thể Sau 02 năm đào tạo các bạn sẽ được công nhận và cấp bằng tốt nghiệp chính quy
Lưu ý khi đăng ký: Mọi thông tin thắc mắc về tuyển sinh, các bạn và các bậc phụ huynh có thể liên hệ đến số hotline trong giờ hành chính từ t2 – t7 để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể. Thí sinh và phụ huynh cần liên hệ trước để đăng ký mua hồ sơ và được hướng dẫn chi tiết để hoàn thiện hồ sơ một cách chính xác nhất (tránh phải đi lại bổ sung giấy tờ nhiều lần).
Cấp bằng giảng dạy trung cấp mầm non
Căn cứ Nghị định số 58/2014/NĐ-CP ngày 16 tháng 06 năm 2014 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Thông tư liên tịch quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non như sau:
Trình độ và bằng cấp cơ bản là phải tốt nghiệp các trường trung cấp mầm non, cao đẳng, đại học sư phạm mẫu giáo được cấp bằng chính quy. Ngoài ra có thể bổ sung thêm các chứng chỉ ngoại ngữ, tin học…
Các chứng chỉ giáo dục mầm non khác
Tất cả các giáo viên mầm non bắt buộc phải có chứng chỉ ngoại ngữ bậc 2 hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí có yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc; chứng chỉ tin học đạt chuẩn kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản; chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên mầm non hạng II, hạng III, hạng IV.
Môi trường học tập
Trung cấp mầm non là nơi chuyên đào tạo về giáo dục, ngoài các kiến thức chuyên môn thì các bạn sẽ được đào tạo các kỹ năng mềm để dạy dỗ và chăm sóc trẻ, hơn thế nữa sẽ được đào tạo các nghiệp vụ sư phạm và được trải nghiệm môi trường thực tiễn trong các trường mầm non.
Các bạn dù theo học trung cấp mầm non tại bất kì trường nào cũng sẽ có cơ hội được học tập trong một môi trường năng động với đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học tối tân. Ngoài ra, các giáo viên đang trực tiếp giảng dạy tại trường đều là những người có tinh thần trách nhiệm cao và có kinh nghiệm dày dặn trong sự nghiệp sư phạm sẽ giúp bạn nhanh chóng tiếp cận thành thạo những kỹ năng, kiến thức trong ngành. Hơn nữa, hiện nay các trường hầu như liên kết với nhiều trường mầm non trong khu vực để làm nơi thực tập cho sinh viên.
Qua quá trình thực tập, kiến tập, bạn sẽ biết cách vận dụng những kiến thức đã được học vào thực tiễn công việc. Hiện nay các trường đào tạo trung cấp mầm non đều có thêm hình thức học văn bằng 2 mầm non dành cho các bạn tốt nghiệp ngành khác nhưng yêu thích trẻ con. Đây là cơ hội rất lớn cho các bạn chưa tìm được công việc ổn định với ngành nghề đã tốt nghiệp.
Giới thiệu về chương trình học sư phạm mầm non
Chương trình học sư phạm mầm non
Mục Lục
Giáo trình chăm sóc và giáo dục mầm non
Giáo trình chăm sóc và giáo dục mầm non trình bày những vấn đề chung nhất về giáo dục mầm non, các nội dung cụ thể về chăm sóc và giáo dục mầm non. Cần tham khảo nội dung của giáo trình để nắm bắt nội dung giảng dạy chi tiết. Một số giáo trình về giáo dục mầm non là:
Tâm lý học trẻ em, Mỹ thuật, Tiếng việt thực hành và phương pháp phát triển ngôn ngữ, Giáo dục mầm non và tâm lý học trẻ em, Phương pháp giáo dục thể chất, Âm nhạc và phương pháp âm nhạc…
Học lý thuyết sư phạm giáo dục mầm non
Lý thuyết đầu tiên khi theo học sư phạm mầm non đó là cách dạy dỗ, chăm sóc trẻ. Một ngày trẻ tiếp xúc nhiều với giáo viên mầm non sau bố mẹ chúng, vì thế bạn cần phải được trang bị các kiến thức về chăm sóc, nuôi dưỡng. Lý thuyết được học tiếp theo đó là khả năng giao tiếp, truyền đạt cho trẻ em. Đặc thù công việc của giáo viên mầm non là trực tiếp đứng lớp chăm sóc các trẻ em.
Đặc trưng của trẻ trong giai đoạn này đang phát triển mạnh mẽ muốn khám phá thế giới, điều này đòi hỏi giáo viên mầm non phải có khả năng giao tiếp truyền đạt tốt đến các trẻ. Các kỹ năng như hát, múa, vẽ tranh, đọc truyện… cũng là yếu tố không thể thiếu với người giáo viên mầm non. Ngoài ra cũng cần quan tâm hơn nữa đến các môn như ngoại ngữ, tin học vì đây là môn bổ trợ đắc lực cho việc giảng dạy.
Vì thế khi theo học sư phạm mầm non các bạn chắc chắn sẽ được trang bị đầy đủ các kiến thức trước khi bước vào môi trường làm việc. Bên cạnh đó, giáo viên mầm non còn là những chuyên gia tâm lý của trẻ em. Sinh viên sẽ được đào tạo về kiến thức, chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm để có thể hoàn thành tốt sứ mạng của người mẹ đỡ đầu.
Giảng bài
Giảng bài là yếu tố cần và đủ dành cho những giáo viên mầm non sau này. Trước một buổi dạy, bạn cần chuẩn bị những giáo trình, lên ý tưởng cho buổi dạy sau, sắp xếp những hoạt động cụ thể cho từng ngày để giúp trẻ luôn được phát triển tốt và không cảm thấy nhàm chán sau mỗi bài giảng. Người giáo viên giỏi là người luôn biết làm mới bản thân cũng như biết đổi mới cách thức giảng dạy và tạo sự sáng tạo trong công việc.
Giáo viên mầm non giảng bài
Tâm lý học giáo dục mầm non
Trẻ em mầm non là lứa tuổi nhạy cảm, là lứa tuổi bắt đầu nhận thức và muốn khám phá những thứ xung quanh chúng. Giáo viên mầm non là người thường xuyên tiếp xúc với chúng vì thế mà tâm lý học giáo dục mầm non là điều cần thiết phải được đào tạo trong chương trình giáo dục mầm non.
Kỹ năng ứng xử trong sư phạm là yêu cầu quan trọng đối với mỗi người giáo viên, đặc biệt là giáo viên mầm non. Sự ứng xử khéo léo của giáo viên có thể ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành nhân cách cho trẻ. Tuy nhiên, thực tế giao tiếp sư phạm rất đa dạng và cũng có nhiều tình huống khác nhau yêu cầu giáo viên phải linh hoạt, khéo léo và hiểu biết sâu sắc về đặc điểm tâm sinh lý của từng trẻ.
Ở bậc học mầm non, trẻ chủ yếu hành xử theo bản năng, tức là hành động theo những gì bản thân muốn và chưa hình thành suy nghĩ. Với lòng kiên nhẫn, giáo viên dễ dàng nhận biết cách để giúp trẻ kiềm chế được cảm xúc, và từ đó, giúp các em hướng đến những suy nghĩ đúng đắn hơn.
Triết lý giáo dục mầm non Waldorf/Steiner
Triết lý giáo dục mầm non
Khi theo học ngành sư phạm mầm non, các bạn sẽ được tìm hiểu về các triết lý giáo dục nhằm hiểu biết hơn về giáo dục mầm non. Một triết lý nổi tiếng mà các bạn sẽ được học đó là triết lý WALDORF/STEINER. Phương pháp giáo dục Waldorf/Steiner dựa trên cái nhìn sâu sắc về cuộc sống nói chung và bản chất con người nói riêng.
Các phương diện giáo dục của triết lý này bắt nguồn từ sự hiểu biết về ba chu kỳ 7 năm của sự phát triển của con người: từ sơ sinh đến 7 tuổi; 7 đến 14 tuổi; và từ 14 đến 21 tuổi. Ở mỗi giai đoạn, giáo dục được thiết kế nhằm khích lệ trẻ bộc lộ khả năng và đáp ứng nhu cầu thay đổi của trẻ em.
Ba giai đoạn này liên hệ với sự phát triển toàn diện của con người về thể chất, tư duy, cảm xúc và ý chí. Giáo dục Mầm non Waldorf/Steiner dựa trên các hiểu biết về đặc điểm lứa tuổi và các nguyên tắc giáo dục quan trọng của nhịp điệu và thói quen; làm gương, hình mẫu & bắt chước; chăm sóc và phát triển các giác quan của trẻ em.
Các lý thuyết về sự phát triển của trẻ mầm non
Lý thuyết về sự phát triển của trẻ mầm non từ 4 đến 8 tuổi
Sự phát triển của trẻ từ 4 đến 8 tuổi, giai đoạn phát triển của trẻ Theo học thuyết của J.Piaget, trí tuệ của trẻ em sẽ trải qua 4 giai đoạn phát triển: Giai đoạn cảm giác – vận động; Giai đoạn tiền thao tác cụ thể; Giai đoạn thao tác cụ thể; và Giai đoạn thao tác hình thức. Giai đoạn tiền thao trong khoảng từ 4 đến 8 tuổi và đánh dấu bởi sự biểu hiện của các chức năng biểu tượng.
Trong giai đoạn này, các hành động của trẻ dần được nhập tâm để tiến tới hình thành thao tác cho các giai đoạn sau. Sự phát triển trí tuệ trải qua các thời kì tượng trưng, kí hiệu và trực giác. Từ 4 tuổi, các bé có khả năng kể chuyện, hỏi chuyện, trình bày những việc làm của mình, xét đoán, suy luận, làm cho người ta có cảm tưởng tư duy của chúng cũng giống như của người lớn.
Đến 6 – 8 tuổi trẻ em bắt đầu thoát khỏi ảnh hưởng tính tự kỉ để chuyển sang giai đoạn mới là hình thành những thao tác tư duy cụ thể. Có thể thấy, đặc trưng nổi bật trong trí tuệ và ngôn ngữ của trẻ trong giai đoạn này là tính duy kỉ, trực giác, tổng thể và triển khai bằng cách xếp kề các hình ảnh, do trẻ chưa có khả năng tập trung vào sự biến đổi của sự vật và chưa có khả năng đảo ngược các cấu trúc.
Sự phát triển của trẻ từ 4 đến 8 tuổi
Sức khoẻ cho trẻ mầm non Chăm sóc sức khoẻ cho trẻ mầm non là yếu tố cần thiết, giai đoạn này hệ miễn dịch của trẻ còn kém nên hay mắc rất nhiều bệnh nếu như không chăm sóc tốt. Đây cũng là thời kì thay đổi về chiều cao cân nặng của trẻ, điều này cũng ảnh hưởng đến dinh dưỡng của trẻ.
Sửa đổi hành vi giáo dục mầm non Những đứa trẻ hay có suy nghĩ tốt về bản thân thường lại ít có xu hướng hành vi ứng xử tiêu cưc.Tuy nhiên, thầy cô và lớp học không phải là những ảnh hưởng duy nhất trong cuộc sống của trẻ. Cách giao tiếp của trẻ với bố mẹ, anh chị em, bạn bè, hàng xóm, người lạ và với chính bản thân đứa trẻ, giúp ta xác định khả năng chúng sẽ cư xử thế nào trong lớp học.
Ngay từ nhỏ trẻ cần phải được uốn nắn, giáo dục từ cử chỉ, lời nói, hành động văn minh, lịch sự thì lớn lên trẻ mới trở thành người có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Vậy làm thế nào để giáo dục cho trẻ những hành vi văn minh để đạt kết quả cao? Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ mầm non những lời giảng giải, giải thích đơn thuần chắc chắn sẽ không đem lại hiệu quả cao trong giáo dục do đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ở lứa tuổi này dễ nhớ nhưng cũng nhanh quên.
Mặt khác những lời giảng dạy thường sẽ gây cho trẻ áp lực tâm lý, làm cho trẻ căng thẳng trong quá trình tiếp nhận vì thế quá trình chuyển đổi từ kiến thức thành nhận thức, từ nhận thức tới hành động, từ hành động thành thói quen sẽ không được thực hiện trọn vẹn. Vì thế khi nhắc nhở phải nhấn mạnh đến hậu quả của hành vi mà trẻ vừa làm là không tốt, không đúng và không nên. Môi trường học tập của trẻ
Môi trường học tập của trẻ mầm non
Môi trường học tập cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ mầm non. Hiểu một cách đơn giản, lớp học hạnh phúc và vui vẻ sẽ là nơi khiến cả cô và trò đều có cảm giác “muốn đến”, khi đến sẽ có hứng thú, niềm vui, sự mong chờ và những rung cảm. Môi trường học tập chính là nơi dạy trẻ những bài học đầu tiên, những bài học về hành vi, thói quen, hành động.
Đây là nơi hình thành con người, nhân cách của trẻ sau này. Vì thế muốn trẻ phát triển tốt thì trẻ cần phải được học ở một trường mầm non tốt. Giao tiếp với trẻ mầm non Trẻ ở tuổi này có nhu cầu về giao tiếp, muốn khám phá thế giới xung quanh mình. Bố mẹ, thầy cô là những người thường xuyên tiếp xúc với trẻ hàng ngày, mọi cử chỉ, hành vi, cách giao tiếp của người lớn đều được trẻ bắt chước theo.
Chính vì vậy trong khi dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ, người lớn cần chỉ dạy con phải lễ phép với người lớn tuổi.
Kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non
Phải tập cho trẻ giao tiếp với các bạn cùng trang lứa và những người xung quanh để rèn sự mạnh dạn, tính cởi mở khi giao tiếp. Trong lớp học cũng nên sử dụng các đồ dùng học tập làm phương tiện cho trẻ giao tiếp, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ thông qua nét mặt, cử chỉ…
Chỉ số thông minh của trẻ Năng lực của trẻ hiện nay không chỉ được đo lường duy nhất thông qua chỉ số IQ mà trí thông minh còn được đánh giá qua nhiều biểu hiện đa dạng khác nhau. Mỗi trẻ có một cách xử lý một vấn đề, học hỏi một chủ đề theo cách của riêng mình, tùy thuộc vào loại hình trí thông minh nổi trội của trẻ.
Do đó, đội ngũ chuyên gia và giáo viên thực hiện giáo dục của các trường mầm non hiện nay luôn tạo điều kiện cho trẻ được học hỏi, khám phá theo cách phù hợp với trẻ nhất.
Chỉ số thông minh của trẻ
Bạo hành, lạm dụng trẻ em Trong những năm gần đây, liên tục xảy ra các vụ việc bạo hành, xâm hại tình dục trẻ em gây bức xúc trong dư luận xã hội, khiến trẻ phải gánh chịu hậu quả về lâu dài. Bởi thế cần phải bảo vệ trẻ em khi cho trẻ đến các trường mầm non, và cần nghiêm khắc trừng trị những con người gây ra sự việc đó.
Bài viết trên đây đã tổng hợp các thông tin chi tiết về hệ trung cấp mầm non cũng như những lý thuyết liên quan đến trẻ mầm non. Những bạn nào có tình yêu đặc biệt với trẻ nhỏ và yêu thích nghề này thì đừng ngần ngại mà không lựa chọn nhé.