Tục ngữ là gì? Điểm khác nhau giữa thành ngữ và tục ngữ

Kho tàng văn học dân gian Việt Nam có rất nhiều câu ca dao tục ngữ chứa đựng những tình cảm, tâm tư sâu sắc của ông cha ta từ xa xưa tới nay. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về khái niệm tục ngữ là gì và các thể loại tục ngữ Việt Nam hiện nay nhé!

Tục ngữ về thiên nhiên 

Tìm hiểu khái niệm tục ngữ là gì? 

Tục ngữ là một thể loại văn học dân gian nằm trong kho tàng ca dao tục ngữ vô cùng đồ sộ của nước ta. Tục ngữ là những câu thơ có vần và nhạc điệu, do chính những người dân lao động hiền lành chất phác tạo ra và lưu truyền đến ngày nay. 

Đó đều là những kinh nghiệm của ông cha ta từ thời xa xưa đúc kết lại được và truyền lại cho con cháu đời nay. Chính vì vậy mà có thể nói rằng, tục ngữ mang số phận gắn liền với lời ăn tiếng nói hàng ngày của người dân nên ngôn ngữ rất dung dị và lại gần gũi, thân thương. 

Đôi khi chỉ là những câu nói đơn giản ngắn gọn, nhưng lại có thêm vần điệu và nhịp điệu nên rất dễ nghe, dễ nhớ và dễ hiểu. 

Bản chất của thể loại tục ngữ

Tất cả các nhà nghiên cứu đều đưa ra một nhận định chung đó là, tục ngữ là một thể loại mang tính phức thể và đa diện. Nó là hiện tượng “hỗn đồng”, trong đó, chất ngôn ngữ, văn hoá, nghệ thuật hòa quyện chặt chẽ với nhau. 

  • Nếu xét về góc độ ngôn ngữ thì tục ngữ là một hiện tượng ngôn ngữ đặc biệt, một cấu trúc ngôn ngữ hoàn chỉnh, hàm súc và ngắn gọn. 

  • Ở góc độ xã hội, tục ngữ là hiện tượng ý thức xã hội, là tư tưởng nằm trong hệ thống quan điểm của người xưa về cuộc sống.

  • Ở góc độ nghệ thuật, tục ngữ là một đơn vị thông báo có tính nghệ thuật, là một dạng văn học đặc biệt – văn học đúc kết kinh nghiệm

Tục ngữ về thầy cô 

Nội dung của tục ngữ 

Những câu tục ngữ hàm chứa nhiều nội dung ý nghĩa. Đây không chỉ là những kinh nghiệm sản xuất và các hiện tượng lịch sử xã hội. Không chỉ thế, đó còn là những triết lý nhân sinh được lưu truyền mãi muôn đời.

Tục ngữ phản ánh các hiện tượng lịch sử xã hội 

  • Ngoài sử sách lưu lại những thời kỳ hình thành, phát triển và đấu tranh của xã hội thì tục ngữ cũng có tác dụng tương tự như vậy. Những câu nói ngắn gọn, đơn giản nhưng đã thể hiện thành công lối sống của người dân từ thời xưa. Ví dụ điển hình như câu tục ngữ “Ăn lông ở lỗ”, phản ánh hiện thực đời sống xưa. Trong thời kỳ đó, con người chưa biết làm quần áo, cũng chưa biết dựng nhà, ăn chín, uống sôi. 

  • Lối sống sinh hoạt của người dân cũng được phản ánh cụ thể qua câu nói: “Lấy vợ đàn bà, xây nhà hướng Nam”. Hướng Nam là hướng đẹp, phù hợp với điều kiện thời tiết nên rất thích hợp để làm nhà. Nếu xét về góc nhìn phong thuỷ thì hướng Nam hợp với gia chủ, cuộc sống sau này sẽ yên ấm và yên vui

  • Lề lối, những phép tắc còn tồn tại trong thời kỳ phong kiến cũng được thể hiện qua nhiều câu tục ngữ như: Đất lề quê thói hay Phép vua thua lệ làng. Những câu này có nghĩa rằng mỗi nơi đều sẽ đưa ra những quy định, phong tục, luật lệ riêng. Cho đến ngày nay, khi xã hội đã hiện đại và văn minh hơn thì chúng ta vẫn bắt gặp đâu đó những hủ tục lạc hậu, khiến cho cuộc sống con người không thể nào đi lên. Bên cạnh đó, cũng đã có nhiều hủ tục được bãi bỏ nhưng những nét đẹp văn hoá trong đó vẫn được gìn giữ.

  • Mỗi gia đình sẽ giữ một thói quen sinh hoạt và làm việc riêng, bởi vậy nên mới hình thành câu nói: “Sẩy cha còn chú, sẩy mẹ bú dì”. Hiểu một cách đơn giản đó là nếu không còn cha mẹ thì họ hàng sẽ là nơi nương tựa duy nhất. 

Tục ngữ về gia đình 

  • Ở thời đại nào cũng có những bất công mà đôi khi chúng ta không thể nào vùng dậy đấu tranh mà phải chọn cách chấp nhận. Đó chính là định luật Cá lớn nuốt cá bé, Bà chúa đứt tay bằng ăn mày rút ruột,…Những câu nói này ẩn chứa một hàm ý sâu xa mà đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị cốt lõi. 

Tục ngữ phản ánh kinh nghiệm lao động của nhân dân

Những câu tục ngữ về đời sống lao động sản xuất phản ánh cách nhìn thời tiết cũng như các phương thức sản xuất của từng vùng miền. Nó được sinh ra trong quá trình con người lao động, và trải qua nhiều lần đấu tranh với thiên nhiên, ông cha ta đã đúc rút được kinh nghiệm riêng cho con cháu sau này. 

  • Chính quá trình đấu tranh với thiên nhiên mà ngày nay, chúng ta đã tìm thấy những câu tục ngữ về quy luật thời tiết “Mây thành vừa hanh vừa giá”, “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa/ Bay cao thì nắng bay vừa thì râm”,…Những kinh nghiệm này đã cho thấy khả năng quan sát kỹ lưỡng và quá trình quan sát vô cùng tỉ mỉ và đúng đắn của ông cha ta.

  • Việt Nam là một nước đi lên từ nông nghiệp, trong đó trồng lúa nước là nghề chiếm ưu thế. Trong quá trình lao động và chăm sóc, người dân cũng đã đúc kết được vốn kinh nghiệm quý báu. Cho đến tận bây giờ, câu nói vẫn chứng minh được tính đúng đắn của nó. 

  • Chúng ta có thể thấy được rõ nhất qua câu nói này “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Bất kỳ người nông dân nào cũng áp dụng câu nói này vào trong quá trình trồng lúa và gặt lúa, nhờ đó mà chất lượng thóc ngày càng cao, sản lượng thu hoạch ngày càng nhiều, đem lại nguồn thu cho biết bao hộ dân vùng nông thôn. 

Tục ngữ về con người và xã hội 

  • Chính bằng những câu nói truyền tụng từ xa xưa đó mà đến ngày nay, nó vẫn được gìn giữ và lưu truyền. Không chỉ những kinh nghiệm trong lao động sản xuất mà các câu tục ngữ này còn thể hiện tinh thần sáng tạo của nhân dân lao động. 

Tục ngữ thể hiện triết lý dân gian dân tộc

Những kinh nghiệm sống, những tư tưởng đạo đức của nhân dân luôn là nguồn cảm hứng bất tận trong ca dao tục ngữ. Không chỉ có vậy, nó còn chứa đựng cả những tư tưởng chính trị xã hội và triết học ẩn chứa sâu xa bên trong. 

  • Tục ngữ thể hiện tư tưởng nhân đạo của nhân dân, trước tiên là những quan niệm về nhân sinh. Ông cha ta thường nói câu: “Người làm ra của, của không làm ra người” nhằm đề cao sự lao động của con người là trên hết, chứ không phải mang nặng vật chất. 

  • Những thái độ, hành động và những phán xét của con người trong lao động cũng được đưa vào trong các câu tục ngữ như: “Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”, “ Của một đồng, công một nén”…

  • Tục ngữ ca ngợi vẻ đẹp đất nước, quê hương, vinh danh những con người tài hoa, từ đó thể hiện được niềm tự hào dân tộc. Ví dụ như: “Người ta là hoa của đất”, Nhất kinh kỳ, nhì phố Hiến”…

  • Những tình yêu thương của con người đối với quê hương đất nước, với người thân, bạn bè, thầy cô cũng được nói đến một cách rất thân thương trong tục ngữ. Ví dụ câu tục ngữ về tình yêu như: “Yêu nhau chẳng quản lầm than/ Mấy sông cũng lội, mấy ngàn cũng qua”

Tục ngữ về thầy cô 

  • Tục ngữ thể hiện tinh thần đấu tranh của nhân dân để chống lại những áp bức bất công. Chúng ta có câu tục ngữ nói về vấn đề này đó là: “ Thắng làm vua, thua làm giặc”, “Muốn nói oan làm quan mà nói”…

  • Những đức tính tốt đẹp của người dân lao động cũng như những truyền thống đạo đức, lối suy nghĩ sâu sắc của ông cha ta đã được khắc họa qua những câu tục ngữ như: “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”, “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”…

Nghệ thuật trong tục ngữ

Không chỉ đẹp trong nội dung, nghệ thuật trong tục ngữ cũng có những nét đẹp riêng, mang đến điểm nhấn cho câu trở nên quen thuộc với người dân. 

Xem thêm >>>Từ đơn là gì? Từ ghép là gì? Đặc điểm khác nhau giữa 2 từ này

Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức

Một câu tục ngữ hay phải có sự kết hợp ăn ý giữa nội dung và hình thức. Chỉ như vậy thì giá trị của nó mới được lưu truyền dài lâu. Một câu tục ngữ thông thường mang nhiều nét nghĩa, đó là nghĩa đen và nghĩa bóng.

Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam có câu “Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau”. Nếu xét theo nghĩa đen, câu nói này diễn tả hành động rất thực tế. Lúc đi ăn đám tiệc người ta thường có xu hướng đi trước để hưởng được nhiều của ngon vật lạ. Còn khi lội nước, chưa biết sông sâu hay cạn, người ta lại thường chỉ dám bước theo sau người. 

Còn khi hiểu theo nghĩa bóng, câu tục ngữ này lại ám chỉ những con người ích kỷ, chỉ biết sống vì cái lợi trước mắt, ham sống sợ chết, không dám đương đầu với khó khăn, núp bóng sau lưng người khác để ăn theo thành quả.

Tục ngữ về đạo lý làm người 

Câu tục ngữ mang tính hình tượng cao

Tục ngữ của Việt Nam giàu tính hình tượng, sử dụng nhiều phép tu từ như ẩn dụ, nhân hóa, so sánh. Bằng cách này, ông cha ta muốn thể hiện tư tưởng, triết lý nhân sinh. Nhờ vậy mà câu tục ngữ thấm sâu vào tâm tưởng của mỗi người, dễ đọc, dễ liên tưởng.

Điển hình là câu tục ngữ “Thuận vợ thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn”. Lấy hình ảnh biển Đông để nói đến những thử thách trong cuộc đời. Nhưng chỉ cần vợ chồng đồng lòng, quyết tâm, mọi chuyện sẽ được hóa giải.

Tục ngữ có âm điệu và đối nhau

Chính nhờ cách lưu truyền bằng miệng mà những câu tục ngữ ngày nay đều đã có vần điệu, dễ nhớ, dễ thuộc. Yếu tố nhịp điệu cũng được đề cao, giúp làm tăng thêm sự nhịp nhàng, uyển chuyển trong câu.

Ví dụ như câu: “Thắng làm vua, thua làm giặc”

Chú trọng trong hình thức ngữ pháp

Mặc dù chỉ là những câu nói mang tính bâng quơ trong quá trình lao động và sản xuất nhưng vẫn chú trọng cấu trúc ngữ pháp. Thông thường, một câu tục ngữ hoàn chỉnh sẽ có hai vế, vế phán đoán và vế kết quả: “Thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng”.

Tục ngữ về tình bạn 

Tục ngữ sử dụng nhiều suy luận tài tình

Một số mối quan hệ tương hỗ được sử dụng để làm nổi bật nội dung. Các vế tương đồng trong tục ngữ như: như, như thế, cũng là, hay một số cặp vế không tương đồng thường sử dụng hơn, sao bằng…. Cũng có nhiều cặp câu thể hiện nguyên nhân kết quả.

Cách phân biệt tục ngữ, thành ngữ

 

Đặc điểm nhận biết 
Thành ngữ
Tục ngữ

Hình thức

Cụm từ hoặc vế trong câu

Câu hoàn chỉnh

Gieo vần

Phổ biến vần lưng

Phổ biến vần liền và vần cách

Nội dung

Thể hiện quan điểm, tính cách, trạng thái….

Thể hiện kinh nghiệm sống và lao động sản xuất của dân gian

Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết nhất về tục ngữ là gì và cách phân biệt tục ngữ và thành ngữ. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về phạm trù văn học dân gian và không còn bị nhầm lẫn giữa các thể loại văn học dân gian Việt Nam!