Tục ngữ là gì? Cách phân biệt tục ngữ, thành ngữ, ca dao
Những câu tục ngữ đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người, từ những người nông dân đến những người học thức, chúng đã gắn bó với đời sống văn hóa của người Việt và trở thành một phần không thể thiếu của ngôn ngữ và tư duy của đất nước ta.
Nếu bạn đang quan tâm tới tục ngữ Việt Nam nhưng vẫn chưa hiểu rõ tục ngữ là gì thì hãy theo dõi nội dung bên dưới đây để cùng giải đáp nhé.
1. Khái niệm của tục ngữ là gì?
Ngày nay, người sử dụng tục ngữ trong cuộc sống hằng ngày nhất có lẽ là cha mẹ và ông bà của chúng ta. Bởi họ là những người sinh sống trong thời buổi thể loại thơ này được phát triển và sử dụng phổ biến. Còn đối với những đứa trẻ, thanh niên thường được biết tới là qua những câu chuyện của cha mẹ hay chủ yếu là ở những bài học trong môn Tiếng Việt, Ngữ Văn.
Vậy tục ngữ là gì? Theo khái niệm trong sách Ngữ Văn lớp 7 thì tục ngữ là những câu nói ngắn gọn có vần điệu nói lên những kinh nghiệm dân gian hay cách đối nhân xử thế. Những câu thơ này thường khá ngắn gọn kết hợp cùng vần điệu nên cực kỳ dễ nhớ. Hầu như mọi người đã có thể nhớ những câu tục ngữ chỉ sau 1-2 lần đọc qua.
Với phương thức biểu đạt chính là biểu cảm kết hợp cùng hình tượng ngữ ngôn của các biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, nhân hóa,… đã giúp câu tục ngữ truyền cảm, hay hơn rất nhiều.
Những câu thơ rất ngắn nhưng lại chứa đựng những tâm tư tình cảm hay những kinh nghiệm được đúc kết từ ngày xa xưa của những người nông dân nghèo về vật chất chứ chưa bao giờ nghèo về ý chí. Vậy tục ngữ có nguồn gốc từ đâu?
2. Nguồn gốc của câu tục ngữ
Để nói về số lượng tục ngữ của Việt Nam thì có lẽ không ai có thể đếm được hết. Được sáng tác không phải từ những nhà thơ, nhà văn nổi tiếng mà chính từ những người nông dân chất phác nên ngôn từ vô cùng giản dị, mộc mạc hay không gây khó hiểu cho người đọc.
Những câu thơ không phải chỉ để đọc, chúng là những bài học kinh nghiệm đáng quý được những người đi trước đúc kết và lưu truyền lại đến ngày nay. Những điều ấy đã giúp chúng ta biết cách đối nhân xử thế, dạy chúng ta cách làm người hay là những kinh nghiệm trong lao động và sản xuất.
3. Nội dung được đề cập trong tục ngữ là gì?
Tục ngữ là gì, chúng thường nói về những yếu tố nào? Một trong những thể loại trong nền văn học Việt Nam có mức độ đa dạng và phong phú lớn. M5s News sẽ giúp bạn điểm qua một vài nội dung chính thường được nhắc tới và được sử dụng khá nhiều trong đời sống.
Tục ngữ về lao động sản xuất
Khi nền nông nghiệp của Việt Nam chưa được phát triển, việc trồng trọt hay chăn nuôi đều là một tay người nông dân làm nên và không có bất kỳ sự tác động nào khác. Khi đó, nông nghiệp cũng chính là nguồn kinh tế chính vì vậy những người nông dân khá chăm chút và quan sát kỹ càng sự thay đổi của cây trồng hay các yếu tố làm ảnh hưởng tới chất lượng của cây trồng. Từ những điều tưởng chừng như đơn giản nhưng lại đúc kết được nhiều kinh nghiệm sau nhiều năm làm việc.
Ngày nay, khi mọi thứ đã được phát triển hơn rất nhiều nhưng nhiều người vẫn dùng những kinh nghiệm ấy để tham khảo và ứng dụng vào mùa vụ của mình.
Tục ngữ về thời tiết, thiên nhiên
Ngày xưa, khi những phương tiện truyền thông không được sử dụng phổ biến vì vậy việc cập nhật những tin tức về thời tiết gần như là không thể. Nhưng không vì vậy mà người nông dân cam chịu với những điều kiện thời tiết mà để mặc đó không quan tâm. Sau nhiều năm sinh sống và canh tác, người dân đã để ý tới những hiện tượng của thời tiết trước khi có sự biến đổi. Một con vật được gắn liền và dễ dàng phán đoán được thời tiết chuẩn bị mưa mà mọi người ai cũng biết đó chính là con chuồn chuồn.
“Chuồn chuồn bay thấp mưa ngập bờ ao
Chuồn chuồn bay cao mưa rào lại tạnh”
Đây có lẽ là câu được nhiều trẻ em biết tới nhất và cũng là dấu hiệu dễ dàng nhận biết nhất về những cơn mưa.
Tục ngữ về con người, xã hội
Đây có lẽ là một trong những nội dung của tục ngữ được sử dụng nhiều nghệ thuật nhất. Bởi những câu nói về con người hay xã hội thường không nói một cách bộc bạch mà sử dụng những hình ảnh ẩn dụ, so sánh để nói lên giá trị, phẩm chất của con người. Qua đó dạy chúng ta những bài học về đối nhân xử thế hay cách làm người.
Tục ngữ về triết lý dân gian
Những kinh nghiệm sống, hay những truyền thống về tư tưởng đạo lý luôn là một nguồn cảm hứng bất tận trong những câu ca dao và cũng là những thông điệp muốn gửi tới con người chúng ta.
>>Xem thêm giải thích nghĩa câu tục ngữ cần cù bù thông minh
4. Nghệ thuật sử dụng trong tục ngữ là gì?
Không phải vì những người sáng tác là những người dân lao động mà từ ngữ trong câu thơ lệnh lạch, cộc cằn, không chứa tính chất nghệ thuật ở bên trong mà thậm chí là ngược lại.
4.1 Sự liên kết chặt chẽ giữa hình thức và nội dung
Mặc dù phần lớn những câu tục ngữ thường rất ngắn, thậm chí là chỉ ở mức 1 – 2 câu. Nhưng vì có mối liên kết chặt chẽ giữa nội dung và hình thức nên câu thơ luôn truyền tải được trọn vẹn ý nghĩa. Không những vậy việc này còn mang lại tính chất bền vững cho câu.
Thông thường tục ngữ sẽ được chia làm 2 nghĩa chính đó là nghĩa đen và nghĩa bóng. Nghĩa đen thì chỉ có một nhưng nghĩa bóng thì tuỳ theo suy nghĩ của mỗi người từ đó đưa ra một ý nghĩa cuối cùng. Tuy nhiên sự khác nhau giữa của nghĩa bóng không có quá nhiều và gây ra sự hiểu nhầm quá lớn. Hãy thử tham khảo cách phân tích dưới đây để hiểu hơn nhé.
“Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”
- Nghĩa đen: Ở đây, chúng ta có thể dễ dàng phân tích như sau. Mực thường có màu đen hoặc những màu tối, nếu chúng ta không cẩn thận sẽ làm vương ra người và khó rửa sạch. Còn đèn là ánh sáng giúp chúng ra tìm ra đường đi hoặc nhìn thấy vật trong bóng tối dễ dàng hơn.
- Nghĩa bóng: “Mực” chính là đại diện của những con người xấu tính hoặc những điều không tốt đẹp trong cuộc sống. Còn “đèn” chính là những con người tốt tính, điều tốt đẹp trong cuộc sống. Vậy bài học qua câu tục ngữ là gì? Đó chính là môi trường sống của chúng ta rất quan trọng. Vì nếu chúng ta ở gần với những người có thói xấu chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng bởi họ. Còn nếu chúng ta ở gần những điều tốt đẹp sẽ giúp chúng ta một ngày tốt hơn.
4.2 Tính chất hình tượng
Tính nghệ thuật này được sử dụng nhiều nhất, có nội dung nói về con người. Ông cha ta muốn mượn những hình ảnh nhân hoá, so sánh, ẩn dụ để nói lên được tư tưởng, hay bản chất của con người. Tính chất hình tượng được sử dụng giúp người đọc, người nghe sẽ dễ hiểu, dễ liên tưởng và đáng để suy ngẫm hơn
4.3 Vần điệu
Như mọi người cũng biết, đây là một thể loại thơ cực kỳ dễ nhớ, chỉ sau 1-2 lần đọc hoặc nghe là đã có thể nói và thậm chí hiểu được ý nghĩa bên trong của chúng, đó là nhờ vào tính vần điệu. Không những vậy, yếu tố nhịp điệu, cách ngắt nhịp cũng chiếm một vai trò quan trọng. Yếu tố nhịp điệu thường được quyết định dựa trên vần chữ hay đổi ý.
4.4 Sử dụng ngữ pháp
Ở hình thức này, câu tục ngữ sẽ được chia thành các vế khác nhau. Mỗi vế có thể là sự phán đoán cũng có thể là sự khẳng định. Hoặc cũng có thể ý nghĩa của 2 vế trái ngược nhau.
4.5 Suy luận
Để sử dụng hình thức này, người ra sẽ sử dụng các mối quan hệ của từ, cụ thể như sau:
- Liên hệ tương đồng: Những vế trong câu tục ngữ thường có ý nghĩa giống nhau hoặc tương đương với nhau và thường được sử dụng những từ “như, giống như, như thế,…”
- Liên hệ không tương đồng: Những vế trong câu sẽ không giống nhau mà sẽ có sự hơn thua, thường sử dụng những từ “hơn, kém, sao bằng,…”
- Liên hệ tương phản, đối lập: Ý nghĩa giữa các vế có sự trái ngược nhau, thường sử dụng những từ “nhưng, trái lại, mà,…”
- Liên hệ nhân quả: Thể hiện rõ ràng nguyên nhân và kết quả của sự việc, thường sử dụng những từ “thì, tất yếu, đương nhiên,…”
5. Quá trình phát triển của tục ngữ là gì?
Đầu tiên, nó có trên những bản ghi chép bằng kiểu chữ Nôm vào khoảng thế kỷ XIX chẳng hạn như Đại Nam Quốc Túy (Ngô Giáp Dậu) hay Nam Phông Ngữ Ngạn (Đình Thái),… Bên cạnh đó còn những bản ghi theo chữ quốc ngữ như Cổ ngữ, Tục ngữ, Gia ngôn (Huỳnh Tịnh), Tục Ngữ Cách Ngôn (Hàn Thái Dương)
Vào những năm của đầu thế kỷ 20, còn có thêm những bản sưu tập có chú thích nghĩa và dịch sang tiếng Pháp.
Từ trước cách mạng tháng Tám đến hiện nay, những bản sưu tập về tục ngữ và nghiên cứu để có nội dung đa dạng và phong phú hơn.
6. Sự khác nhau giữa thành ngữ và tục ngữ, ca dao và tục ngữ
Nếu chỉ biết tục ngữ là gì thì vẫn chưa đủ, thể loại này được xem là dễ bị nhầm lẫn với các thể loại văn học khác như ca dao, thành ngữ. Vậy hãy cùng M5s News tìm ra sự khác nhau giữa những thể loại văn học này để hiểu rõ hơn về khái niệm của tục ngữ nhé.
6.1 Phân biệt tục ngữ và thành ngữ
- Về hình thức:
Tục ngữ được xem là một câu có đầy đủ cấu tạo và truyền tải ý nghĩa cụ thể, nhất định. Còn đối với thành ngữ chỉ là một cụm từ không có một ý nghĩa trọn vẹn. Chình vì vậy mà người ta thường gọi là câu tục ngữ chứ không ai gọi câu thành ngữ.
Về vần điệu thì cả thành ngữ và tục ngữ đều không quy định là phải có. Tuy nhiên trong trường hợp có vần thì tục ngữ sẽ có vần liền và vần cách, còn thành ngữ sẽ là vần lưng.
- Về nội dung:
Tục ngữ thường sẽ cung cấp được đầy đủ nội dung muốn truyền tải, sau đó đưa ra được kết luận chẳng hạn như kinh nghiệm hay hiện tượng thiên nhiên,…
Còn đối với thành ngữ sẽ chỉ thể hiện được trọn vẹn ý nghĩa khi nối với những thành phần từ ngữ khác mới có thể tạo nên một câu và một ý nghĩa hoàn chỉnh. Không những vậy, ý nghĩa của thành ngữ còn tùy thuộc vào ngữ cảnh.
Tóm lại, tục ngữ là 1 – 2 câu, có thể đứng độc lập mà vẫn cung cấp đầy đủ ý nghĩa. Còn thành ngữ phải đi cùng những từ ngữ khác và chỉ là một vế đứng trong câu.
6.2 Phân biệt tục ngữ và ca dao
- Về hình thức:
Tục ngữ là 1 – 2 câu ngắn gọn, có thể đứng độc lập nhưng vẫn cung cấp đầy đủ thông tin và ý nghĩa muốn truyền tải.
Ca dao thường là những câu hoặc bài thơ có 1 cặp câu hoặc nhiều cặp câu theo 6 – 8 và được thể hiện qua thể thơ lục bán hoặc lục bát biến dị.
- Về nội dung:
Những nội dung được đề cập trong ca dao thường tổng quan về yếu tố con người, thiên nhiên,…chủ yếu nói về chuyện tình cảm trai gái, hay những tiếng than thân của con người thời đó,….
Còn tục ngữ sẽ nghiêng về đúc kết kinh nghiệm được truyền từ đời này qua đời khác hay những hiện tượng thiên nhiên, cuộc sống đời thường của người dân.
6.3 Bảng so sánh, phân biệt tục ngữ, ca dao, thành ngữ dễ nhớ
7.Tổng hợp những câu tục ngữ hay và ý nghĩa sử dụng phổ biến
Sau khi đã hiểu được khái niệm của tục ngữ là gì, chúng ta hãy cùng sưu tầm những câu được sử dụng phổ biến hiện nay và ý nghĩa của chúng nhé.
Tục ngữ về tình người, hàng xóm láng giềng
“Ăn cây nào, rào cây ấy”
Ý nghĩa: Khuyên những người nếu được ai đó giúp đỡ hay được hưởng lợi từ đâu, nhờ vào ai thì phải ghi nhớ và đối xử tốt, trả ơn những người đã giúp đỡ mình.
“Kính lão, đắc thọ”
Ý nghĩa: Tôn trọng, kính trọng những người lớn tuổi là một trong những cách đối nhân xử thế. Chúng ta phải biết ơn những người đã có công sinh thành, nuôi dưỡng chúng ta nên người. Trước là trong gia đình sau là ngoài xã hội.
“Đói cho sạch, rách cho thơm”
Ý nghĩa: Dù chúng ta có nghèo khổ hay gặp bất kỳ vấn đề gì khó khăn trong cuộc sống cũng nên giữ một nhân cách tốt và phẩm chất tốt đẹp. Không được đổ lỗi cho hoàn cảnh mà có thể làm những việc không ngay thẳng.
“Một điều nhịn, chín điều lành”
Ý nghĩa: Hãy nhịn một chút dù mình là người đúng hay sai, dù người chịu thiệt sẽ là mình nhưng hãy tin rằng những điều tốt đẹp hơn sẽ đến với bạn.
“Nhặt được của rơi, trả người đánh mất”
Ý nghĩa: Đây là một hành động vô cùng ý nghĩa nói lên được phẩm chất tốt đẹp của con người. Không nên vì một chút vật chất mà đánh mất đi phẩm chất tốt đẹp của bản thân.
“Tối lửa tắt đèn có nhau”
Ý nghĩa: Trong cuộc sống mỗi chúng ta điều sẽ gặp những khó khăn, bất trắc. Lúc này những người láng giềng sẽ chung tay giúp bạn vượt qua khó khăn mà không đòi hỏi bất cứ tư lợi nào.
“Thương người như thể thương thân”
Ý nghĩa: Chúng ta yêu quý, trân trọng bản thân như thế nào thì hãy đối xử với những người xung quanh như vậy.
“Bán anh em xa, mua láng giềng gần”
Ý nghĩa: Tình cảm anh em trong gia đình là đáng được coi trọng, tuy nhiên trong trường hợp anh em không ở gần nhau thì nên xây dựng những mối quan hệ cùng những người hàng xóm xung quanh bạn.
Tục ngữ về cha mẹ
“Mẹ dạy thì con khéo, cha dạy thì con khôn”
Ý nghĩa: Mẹ dạy con cái tính nết khéo léo, giỏi giang, cha dạy con những bài học khôn ngoan ngoài đời.
“Mẹ ngoảnh đi con dại, mẹ ngoảnh lại con khôn”
Ý nghĩa: Con cái nếu có sự quan tâm, dạy bảo của cha mẹ thì sẽ nên người. Nếu cha mẹ không quan tâm, đoái hoài con sẽ hư người, hư nết.
“Tử hiếu song thân lạc, gia hoà vạn sự hưng”
Ý nghĩa: Con cái hiếu thảo thì cha mẹ vui lòng, gia đình hoà thuận sẽ gặp được nhiều điều tốt đẹp, may mắn.
“Mồ côi cha, ăn cơm với cá. Mồ côi mẹ lót lá mà nằm”
Ý nghĩa: Sự quan tâm chu đáo, tinh tế của người mẹ sẽ nhiều hơn người cha. Vì vậy mà không cha con vẫn sống đủ đầy, thiết mẹ thì con khổ trăm bề.
Tục ngữ về tính cần cù, siêng năng, kiên trì
“Có chí thì nên”
Ý nghĩa: Nếu bạn có ý chí quyết tâm vững vàng thì nhất định sẽ mang lại nhiều thành công trong công việc và cuộc sống.
“Thua keo này ta bày keo khác”
Ý nghĩa: Đừng vì một lần thất bại mà chúng ta nản lòng, nếu cách này không phù hợp, không mang lại kết quả tốt đẹp thì hãy thử cách khác để đạt được những mục tiêu, mục đích mong muốn.
“Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”
Ý nghĩa: Câu tục ngữ muốn nhắn nhủ tới chúng ta nên có một ý nghĩ kiên định, quyết tâm thực hiện được mục đích. Không nên nản chí, nản lòng khi gặp phải một chút khó khăn.
“Không vào hang hổ sao bắt được hổ’
Ý nghĩa: Phải có lòng gan dạ, quả cảm thì mới gặt hái được nhiều thành công mà không phải ai cũng đạt được.
“Có công mài sắt có ngày nên kim”
Ý nghĩa: Mọi sự cố gắng, kiên trì bền bỉ sẽ mang lại được sự thành công trong mọi lĩnh vực, dù là công việc khó khăn như thế nào.
Tục ngữ về sự biết ơn
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
Ý nghĩa: Để có được thành quả như hiện nay, đã tốn rất nhiều mồ hôi, nước mắt hay thậm chí là máu của những người đi trước và gây dựng nên. Vì vậy cần phải biết ơn tới họ.
“Ăn cháo đá bát”
Ý nghĩa: Phê phán những người không biết ơn người đã giúp đỡ mình vượt qua trong lúc khó khăn, không những vậy còn quay sang đối xử tệ bạc với họ.
“Tiên học lễ, hậu học văn”
Ý nghĩa: Trong mỗi chúng ta, ai cũng cần phải học các quy tắc lễ nghĩa, biết cách đối nhân xử thế. Sau đó mới tìm hiểu những kiến thức nâng cao vốn hiểu biết của mình để trở thành những người vừa có đức vừa có tài.
“Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy”
Ý nghĩa: Chúng ta phải biết ơn những người thầy, người cô đã nuôi dạy chúng ta trong cuộc sống, dù đó chỉ là trong một thời gian ngắn hay những điều nhỏ nhặt.
“Mồng một tết cha, mồng ba tết thầy”
Ý nghĩa: Đây là một câu nói dân gian được sử dụng nhiều trong những ngày tết của Việt Nam. Câu tục ngữ muốn nhắn nhủ với chúng ta rằng tết đến xuân về nên sum vầy cùng gia đình cha mẹ, người thân. Nhưng cũng không được quên những người có công dạy dỗ chúng ta nên người.
Tổng kết:
Những thông tin vừa rồi đã giúp bạn hiểu tục ngữ là gì chưa? Là một trong những thể loại văn học nổi tiếng của Việt Nam, là người dân của đất Việt chúng ta nên hiểu và biết về tục ngữ và những yếu tố dân gian liên quan khác. Mong rằng qua những thông tin mà M5s News cung cấp sẽ giúp bạn có thêm nguồn cảm hứng để tìm hiểu thêm về nền văn học Việt Nam.