Tuần 8: Bác Hồ với nông nghiệp, nông dân, nông thôn
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh là một người am hiểu rất sâu sắc về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Trên hành trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã dành nhiều công sức nghiên cứu lý luận và thực tiễn nông nghiệp, nông dân và nông thôn nhiều quốc gia, đặc biệt là một số quốc gia châu Á, nhằm tham chiếu, giải quyết những vấn đề của cách mạng Việt Nam.
Người đặc biệt am hiểu nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam. Người đã phê phán mạnh mẽ chế độ thống trị của thực dân, đế quốc và tay sai cùng những chính sách phản động của chúng đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam. Người thấy rõ những đặc điểm của nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam, cả những điểm mạnh và điểm yếu, ưu điểm và hạn chế, để khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, Người đã lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân dân ta hoạch định và thực hiện nhiều đường lối, chính sách phát triển đối với nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
Hồ Chí Minh chỉ rõ vai trò đặc biệt quan trọng của nông nghiệp đối với kinh tế Việt Nam, xã hội Việt Nam. Người nêu quan điểm: “Việt Nam là một nước sống về nông nghiệp. Nền kinh tế của ta lấy canh nông làm gốc. Trong công cuộc xây dựng nước nhà, Chính phủ trông mong vào nông dân, trông cậy vào nông nghiệp một phần lớn. Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh”[2]. Đây là quan điểm toàn diện, tổng quát của Hồ Chí Minh về vai trò của nông dân và nông nghiệp Việt Nam, theo đó, Việt Nam là một nước nông nghiệp; “canh nông” là gốc của nền kinh tế; trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, người nông dân và lĩnh vực nông nghiệp một điểm tựa quan trọng của nhà nước và của xã hội; đời sống của người nông dân và trình độ phát triển của lĩnh vực nông nghiệp là một thước đo, một cội nguồn của sự giàu mạnh, phát triển của dân tộc, của quốc gia.
Hồ Chí Minh còn khẳng định vai trò của nông nghiệp đối với các ngành kinh tế khác trong cơ cấu kinh tế quốc dân. Quan điểm này được Hồ Chí Minh nhiều lần khẳng định. Chẳng hạn, nông nghiệp “cung cấp nguyên liệu, vật liệu để khôi phục tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp, công nghiệp và cung cấp lâm thổ sản…”[11]; “Muốn phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế nói chung phải lấy việc phát triển nông nghiệp làm gốc, làm chính. Nếu không phát triển nông nghiệp thì không có cơ sở để phát triển công nghiệp vì nông nghiệp cung cấp nguyên liệu, lương thực cho công nghiệp và tiêu thụ hàng hoá của công nghiệp làm ra”[12], v.v.. Tất nhiên, Hồ Chí Minh không nhấn mạnh một chiều vai trò quan trọng của nông nghiệp. Nhưng rõ ràng, với đặc điểm và trình độ phát triển của nền kinh tế Việt Nam, thì quan điểm của Hồ Chí Minh coi nông nghiệp là “gốc” của các lĩnh vực kinh tế trong nền kinh tế quốc dân là hoàn toàn xác đáng và có cơ sở khách quan.
Về ứng dụng khoa học – công nghệ vào nông nghiệp. Hồ Chí Minh chỉ rõ một thực tế, đó là “nông nghiệp của ta rất lạc hậu”: “Mấy triệu nông dân và ngót một nửa triệu thợ thủ công … hiện vẫn dùng những đồ rất thô sơ để sản xuất. Như vậy thì làm sao cho đời sống nhân dân thật dồi dào được?”[49]; “Hiện nay, sức lao động của nông dân ta ít nhất cũng là 50%, 60% bị lãng phí vào việc gánh gồng, cày cấy… Bởi vì nông cụ của ta quá lạc hậu. Cho nên, công nhân giúp đỡ nông dân, trước hết nên giúp việc cải tiến nông cụ”[50]. Để khắc phục hạn chế đó, cần phải công nghiệp hóa nông nghiệp, hiện đại hóa nông nghiệp. Hồ Chí Minh nêu quan điểm: “Đời sống nhân dân chỉ có thể thật dồi dào, khi chúng ta dùng máy móc để sản xuất một cách thật rộng rãi: dùng máy móc cả trong công nghiệp và trong nông nghiệp. Máy sẽ chắp thêm tay cho người, làm cho sức người tăng lên gấp trăm, nghìn lần và giúp người làm những việc phi thường. Muốn có nhiều máy, thì phải mở mang các ngành công nghiệp làm ra máy, ra gang, thép, than, dầu…”[51].
Trong công cuộc xây dựng Tổ quốc, Đảng ta đã xác định nông nghiệp, nông dân, nông thôn là vấn đề có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng và đã ban hành nhiều Nghị quyết để lãnh đạo thực hiện. Gần đây nhất là Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/222 của Ban Chấp hành Trung ương về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Một trong những quan điểm tại Nghị quết số 19-NQ/TW “Xây dựng nông thôn hiện đại, phồn vinh, hạnh phúc, dân chủ, văn minh; có kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội đồng bộ…”
– Liên hệ với thực tiễn:
Để xây dựng nông thôn hiện đại, có kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội đồng bộ, với chức năng nhiệm vụ của Sở, cần tham mưu tốt các nhiệm vụ sau:
Tham mưu Phát triển hạ tầng viễn thông băng thông rộng (4G, 5G, internet cáp quang…) /hạ tầng số hiện đại, liên thông, tổng thể trên địa bàn tỉnh, nhất là vùng sâu vùng xa bảo đảm hạ tầng cho việc triển khai các ứng dụng công nghệ số trong chuyển đổi số nông nghiệp, nông thôn.
Thực hiện tốt nhiệm vụ chủ trì hướng dẫn, đôn đốc các huyện, thị xã, thành phố hoàn thành tiêu chí số 8 về thông tin và truyền thông, tiêu chí 15.1, 15.2, 9.5 về dịch vụ công trực tuyến và triển khai mô hình thôn thông minh, xã thông minh, lĩnh vực nổi trội về chuyển đối số trong xây dựng nông thôn mới theo Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới giai đoạn 202-225.
Tiếp tục phối hợp hỗ trợ hướng dẫn các hộ sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh kỹ năng số để đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử Postmart.vn và Voso.vn”.
– Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị của tỉnh tiếp tục thực hiện tốt
công tác tuyên truyền về phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững theo chỉ
đạo của Trung ương, của Tỉnh ủy, UBND tỉnh.
– Phối hợp với các Sở, ngành đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và thực hiện chuyển đổi số đồng bộ, toàn diện ngành Nông nghiệp và PTNT theo hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh; quản lý nông nghiệp dựa trên công nghệ số, xây dựng nền tảng dữ liệu số phục vụ quản lý ngành; ứng dụng công nghệ số để tự động hóa các quy trình sản xuất, kinh doanh, quản lý giám sát nguồn gốc nông sản, chuỗi cung ứng sản phẩm, phát triển thương mại điện tử trong nông nghiệp, tập trung vào các sản phẩm chủ lực của tỉnh.
– Phối hợp với các Sở, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất ban hành chính sách, cơ chế liên quan đến chuyển đổi số nông nghiệp tạo điều kiện thúc đẩy người dân và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chuỗi giá trị theo hướng số hóa, xây dựng nông thôn mới thông minh trên địa bàn Tỉnh. Ứng dụng công nghệ số trong quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn địa lý, hướng dẫn, khuyến khích nông dân thực hiện thương mại điện tử trong nông nghiệp tập trung vào các sản phẩm OCOP chủ lực của Tỉnh, những sản phẩm đã ứng dụng các quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP…