Tự ý bỏ việc có thể coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không?

Câu hỏi: Điểm c khoản 1 Điều 85 Bộ luật Lao động (BLLĐ) có quy định: Trường hợp người lao động tự ý bỏ việc 5 ngày cộng dồn trong một tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong một năm mà không có lý do chính đáng được áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải.

Vậy xin hỏi, trong trường hợp này người lao động được trợ cấp thôi việc không? Nếu người lao động không quay trở lại làm việc, người sử dụng lao động có cần phải thông báo cho người lao động qua email hoặc thư bảo đảm để làm căn cứ quyết định sa thải không? Tự ý bỏ việc có thể hiểu là đơn phương chấm dứt hợp đồngg lao động trái pháp luật không ?
(Lê Thị Lý _ Hà Đông, Hà Nội).

Xem thêm:
>> HĐLĐ xác định thời hạn thành HĐLĐ không xác định thời hạn
>> Chuyển người lao động làm công việc khá so với hợp đồng lao động
>> Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu

Trả lời:

Theo quy định tại Ðiểm c Khoản 1 Ðiều 85 của BLLĐ, trường hợp người lao động tự ý bỏ việc 5 ngày cộng dồn trong một tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong một năm mà không có lý do chính đáng thì người sử dụng lao động được áp dụng hình thức kỷ luật sa thải.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Khoản 1 Ðiều 14 Nghị định 44/2003/NÐ-CP của Chính phủ ngày 9-5-2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của BLLĐ về hợp đồng lao động, người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên khi bị sa thải theo quy định tại Ðiểm c Khoản 1 Ðiều 85 của BLLĐ thì vẫn được Nngười sử dụng lao động trả trợ cấp thôi việc.
Theo quy định tại Khoản 1(c) Ðiều 11 Nghị định 41/1995/NÐ-CP của Chính phủ ngày 6-7-1995 hướng dẫn thi hành một số điều của BLLĐ về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất, khi xem xét, xử lý kỷ luật lao động thì đương sự phải có mặt và có quyền bào chữa, nhờ luật sư, bào chữa viên nhân dân hoặc người khác bào chữa. Trong trường hợp đương sự dưới 15 tuổi thì phải có sự tham gia cửa cha, mẹ, hoặc người đỡ đầu hợp pháp của đương sự. Nếu người sử dụng lao động đã 3 lần thông báo bằng văn bản mà đương sự vẫn vắng mặt thì người sử dụng lao động có quyền xử lý kỷ luật và thông báo quyết định kỷ luật cho đương sự biết. Về khái niệm “tự ý bỏ việc”, theo quan điểm của chúng tôi, tùy theo hoàn cảnh cụ thể, có thể có thể hiểu theo hai cách sau:
Một là, NLĐ nghỉ việc một hay nhiều ngày mà không có lý do chính đáng nhưng sau đó lại tiếp tục đi làm trở lại;
Hai là, NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không đúng quy định của pháp luật, bao gồm: Ðơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà vi phạm lý do chấm dứt hợp đồng (chỉ áp dụng đối với đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng); đơn phương chấm dứt hợp đồng mà vi phạm thời hạn báo trước; hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng vừa vi phạm lý do vừa vi phạm thời hạn báo trước.

Mọi thông tin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT THÁI AN