Tư vấn xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng đối với cá nhân tại Sở xây dựng Hà Nội

Tư vấn xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng đối với cá nhân tại Sở xây dựng Hà Nội

Chứng chỉ năng lực hành nghề xây dựng đối với cá vô cùng quan trọng. Thể hiện năng lực, trình độ hành nghề xây dựng của cá nhân đó. Có chứng chỉ năng lực hành nghề xây dựng Bạn có thể dễ dàng vào được các công ty xây dựng lớn để làm việc. Tuy nhiên không phải ai cũng biết trình tự thủ tục xin cấp chứng chỉ ra sao. Qua bài viết dưới đây Luật Thành Thái sẽ hướng dẫn các bạn về thủ tục xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng II, III đối với cá nhân.

I. Lĩnh vực hành nghề hoạt động xây dựng cần xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng đối với cá nhân.

a) Đối với lĩnh vực hành nghề khảo sát xây dựng:

– Khảo sát địa hình;

– Khảo sát địa chất, thủy văn công trình;

b) Đối với lĩnh vực hành nghề Thiết kế quy hoạch xây dựng:

– Thiết kế kiến trúc công trình:

– Thiết kế kết cấu công trình;

– Thiết kế hệ thống kỹ thuật công trình: điện – cơ điện, cấp – thoát nước, thông gió – cấp thoát nhiệt…

c) Đối với lĩnh vực Giám sát thi công xây dựng:

–  Giám sát công tác xây dựng;

–  Giám sát “lắp đặt thiết bị công trình”;

–  Giám sát “lắp đặt thiết bị công nghệ”.

d) Đối với lĩnh vực Kiểm định xây dựng

II. Phạm vi và đối tượng được áp dụng:

– Sở Xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng hạng II và hạng III đối với:

1Cá nhân tham gia hoạt động xây dựng trong tổ chức.

2. Cá nhân hoạt động xây dựng độc lập.

– Bộ xây dựng xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng I.

III. Điều kiện được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng

1. Điều kiện chung đối với các cá nhân xin cấp chứng chỉ hành nghề:

Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng khi đáp ứng điều kiện sau:

– Có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.

– Có giấy phép cư trú tại Việt Nam.

– Có trình độ chuyên môn được đào tạo, có kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung xin cấp chứng chỉ hành nghề.

+ Hạng II: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 5 (năm) năm trở lên;

+ Hạng III: Có trình độ chuyên môn phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 3 (ba) năm trở lên đối với cá nhân có trình độ đại học; từ 5 (năm) năm trở lên đối với cá nhân có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp chuyên nghiệp.

– Đạt yêu cầu sát hạch về kinh nghiệm nghề nghiệp và kiến thức pháp luật liên quan đến lĩnh vực hành nghề.

2. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng:

– Hạng II: Đã làm chủ nhiệm khảo sát xây dựng chuyên ngành ít nhất 2 (hai) dự án nhóm B hoặc 5 (năm) dự án nhóm C hoặc ít nhất 2 (hai) công trình cấp II hoặc 3 (ba) công trình cấp III cùng loại;

– Hạng III: Đã tham gia khảo sát xây dựng chuyên ngành ít nhất 3 (ba) dự án nhóm C hoặc ít nhất 2 (hai) công trình cấp III hoặc 3 (ba) công trình cấp IV cùng loại.

3. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng:

– Hạng II: Đã làm chủ trì thiết kế hoặc chủ trì thẩm định thiết kế bộ môn chuyên ngành của ít nhất 1 (một) đồ án quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, 2 (hai) đồ án quy hoạch vùng liên huyện hoặc 3 (ba) đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện hoặc 3 (ba) đồ án quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù;

– Hạng III: Đã tham gia thiết kế hoặc thẩm định thiết kế bộ môn chuyên ngành của ít nhất 1 (một) đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện hoặc 3 (ba) đồ án quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù hoặc 5 (năm) đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn.

4. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề Thiết kế xây dựng:

4.1. Các lĩnh vực cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình bao gồm:

a) Thiết kế kiến trúc công trình;

b) Thiết kế nội – ngoại thất công trình; thiết kế cảnh quan;

c) Thiết kế kết cấu công trình;

d) Thiết kế điện – cơ điện công trình;

đ) Thiết kế cấp – thoát nước;

e) Thiết kế thông gió – cấp thoát nhiệt;

g) Thiết kế mạng thông tin – liên lạc trong công trình xây dựng;

h) Thiết kế phòng cháy – chữa cháy.

4.2. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình:

+ Hạng II: Đã làm chủ trì thiết kế, thẩm định, thẩm tra thiết kế phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 5 (năm) công trình cấp III và đã tham gia thiết kế, thẩm định, thẩm tra thiết kế ít nhất 1 (một) công trình cấp II trở lên cùng loại với công trình ghi trong chứng chỉ hành nghề;

+ Hạng III: Đã tham gia thiết kế, thẩm định, thẩm tra thiết kế phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 3 (ba) công trình cấp III hoặc 5 (năm) công trình cấp IV cùng loại với công trình ghi trong chứng chỉ hành nghề,

5. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng:

5.1. Các lĩnh vực cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng:

a) Giám sát công tác xây dựng;

b) Giám sát “lắp đặt thiết bị công trình”;

c) Giám sát “lắp đặt thiết bị công nghệ”.

5.2. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng:

+ Hạng II: Đã trực tiếp giám sát thi công hoặc chủ trì thiết kế, thi công phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 1 (một) công trình cấp II hoặc 2 (hai) công trình cấp III cùng loại;

+ Hạng III: Đã trực tiếp tham gia giám sát thi công hoặc tham gia thiết kế, thẩm định thiết kế, thi công xây dựng ít nhất 1 (một) công trình cấp III hoặc 2 (hai) công trình cấp IV cùng loại.

6. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề kiểm định xây dựng:

+ Hạng II: Đã có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng II; chứng chỉ thiết kế xây dựng hạng II; đã làm chủ trì kiểm định, chủ trì thiết kế hoặc đã trực tiếp giám sát thi công xây dựng ít nhất 1 (một) công trình cấp II hoặc 2 (hai) công trình cấp III cùng loại với công trình đề nghị cấp chứng chỉ;

+ Hạng III: Đã có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng III; chứng chỉ thiết kế xây dựng hạng III; đã làm chủ trì kiểm định, chủ trì thiết kế hoặc đã trực tiếp giám sát thi công xây dựng ít nhất 2 (hai) công trình cấp III hoặc 3 (ba) công trình cấp IV cùng loại với công trình đề nghị cấp chứng chỉ.

7. Điều kiện cấp lại chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng:

Cá nhân không vi phạm các quy định trong hoạt động đầu tư xây dựng và pháp luật có liên quan.

a) Chứng chỉ cũ hết hạn sử dụng.

b) Điều chỉnh, bổ sung nội dung hành nghề.

c) Chứng chỉ cũ bị rách, nát.

d) Chứng chỉ bị thất lạc.

IV. Hồ sơ xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng đối với cá nhân tại Sở xây dựng Hà Nội.

1. Thủ tục cấp/ cấp lại/ cấp chuyển đổi/ điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ hành nghề.

– Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề kèm theo 02 ảnh màu cỡ 4×6 có nền trắng.

– Tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính của các văn bằng, chứng chỉ về chuyên môn do cơ sở đào tạo hợp pháp cấp.

– Tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính của Bản khai kinh nghiệm có xác nhận về nơi làm việc của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp theo mẫu (trừ trường hợp cấp lại do chứng chỉ hành nghề hết hạn sử dụng);

– Tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính của các hợp đồng hoạt động xây dựng mà cá nhân đã tham gia thực hiện các công việc hoặc văn bản phân công công việc (giao nhiệm vụ) của cơ quan, tổ chức cho cá nhân liên quan đến nội dung kê khai (trừ trường hợp cấp lại do chứng chỉ hành nghề hết hạn sử dụng);

– Chứng chỉ cũ đối với trường hợp điều chỉnh, bổ sung nội dung hành nghề hoặc chứng chỉ hành nghề hết hạn sử dụng;

2. Thủ tục cấp lại chứng chỉ hành nghề hạng II, hạng III ( Trường hợp chứng chỉ hành nghề rách, nát/thất lạc)

– Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề  theo mẫu.

–  Chứng chỉ cũ đối với trường hợp chứng chỉ cũ bị rách, nát.

Ngoài ra, Luật Thành Thái còn cung cấp các dịch vụ có liên quan như tư vấn thủ tục xin cấp chứng chỉ năng lực khác cho tổ chức  và tư vấn các vấn đề pháp lý về doanh nghiệp.

Mọi chi tiết xin liên hệ: Hotline: 0982 998 824 – Email: [email protected]