Tư vấn tuyển sinh: Ngành công nghệ thông tin | eHou

Gắn liền với sự phát triển của thế giới ngày nay là cuộc cách mạng 4.0, là thời đại của các công nghệ kỹ thuật số, kết nối vạn vật IOT. Sự phát triển đó đã có những tác động rất mạnh mẽ tới nhiều mặt, nhiều ngành nghề trong xã hội. Một trong số đó, ngành công nghệ thông tin cũng đang là một trong số ít ngành học nhận được nhiều sự được chú trọng, chăm nom của các trường Đại học. Theo đó, Ngành công nghệ thông tin đã và đang nhận được rất nhiều sự quan tâm, ưu ái của các bạn học sinh, sinh viên. Cùng với đó là những câu hỏi, thắc mắc về ngành công nghệ thông tin cũng như các vấn đề xung quanh. Nếu bạn cũng có chung thắc mắc như trên thì bài viết dưới đây là dành cho bạn.

Công nghệ thông tin là gì? 

nganh cong nghe thong tin

Để bắt tìm hiểu về ngành công nghệ thông tin, trước tiên bạn cần làm rõ khái niệm về ngành công nghệ thông tin là gì. Ngành công nghệ thông tin là một thuật ngữ để nói về một ngành kỹ thuật sử dụng máy tính, các công cụ, phần mềm để lưu trữ, chuyển đổi, xử lý và truyền tải và thu thập dữ liệu, thông tin. 

Cụm từ công nghệ thông tin giờ đây không còn quá xa lạ khi chúng ta tiếp xúc với nó hàng ngày. Những chiếc điện thoại thông minh, ipad, laptop, PC chúng ta đang dùng là một sản phẩm của công nghệ thông tin. Các trang mạng xã hội như facebook, zalo, instagram, tiktok,…cũng là một sản phẩm của ứng dụng công nghệ thông tin. Chỉ bằng một cái chạm để đặt vé xe, vé xem phim cũng nhờ vào sự phát triển của công nghệ thông tin. Như vậy có thể thấy công nghệ thông tin được áp dụng vào mọi lĩnh vực của đời sống. 
>> Xem thêm: Review Đại học từ xa

Tầm quan trọng của ngành công nghệ thông tin

nganh cong nghe thong tin

Sau khi bạn đã có cho mình khái niệm chung nhất về ngành công nghệ thông tin, thì tiếp đây, Ehou sẽ chỉ ra giúp bạn tầm quan trọng của ngành công nghệ thông tin. 

Trong thời đại bùng nổ về công nghệ số như ngày nay, ngành công nghệ thông tin xuất hiện như một điều tất yếu, len lỏi vào tất cả các ngành nghề khác và có cho mình một chỗ đứng quan trọng, đóng vai trò như hạ tầng mềm cho sự phát triển của lĩnh vực, ngành nghề đó. Công nghệ thông tin ra đời đã giải quyết được rất nhiều vấn đề, đúng nghĩa là một cuộc cách mạng về công nghệ. Bất cứ doanh nghiệp nào muốn phát triển thì đều cần có công nghệ thông tin từ những khẩu quản lý nhỏ nhất như các phần mềm hỗ trợ: phần mềm kế toán, phần mềm thống kê, phần mềm quản trị nhân sự, phần mềm chấm công,…

Bên cạnh đó, tầm quan trọng của công nghệ thông tin còn được thể hiện qua việc giúp bạn dễ dàng nắm bắt, cập nhật những công nghệ khoa học kỹ thuật một cách nhanh chóng. Hay việc trao đổi thông tin, truyền tải dữ liệu một cách thuận tiện và dễ dàng.

Ngành công nghệ thông tin cần học những gì?

nganh cong nghe thong tin

Là một ngành đòi hỏi nhiều về tính tư duy cũng như đặt nặng về kiến thức, kỹ năng. Ngoài những môn đại cương mà hầu hết các trường, các khối ngành đều phải học ra thì ngành công nghệ thông tin sẽ có riêng cho mình trong trương trình đào tạo những môn học sau:

  • Lập trình hướng đối tượng
  • Phát triển ứng dụng Web
  • Phát triển ứng dụng trên nền Web
  • Xử lý tín hiệu số
  • Hệ thống máy tính
  • Hệ quản trị CSDL
  • An ninh mạng
  • Phân tích và thiết kế HTTT
  • Hệ điều hành
  • Xử lý ảnh
  • Cơ sở dữ liệu
  • Cấu trúc dữ liệu và giải thuật
  • Kiến trúc máy tính
  • Bảo trì máy tính và các thiết bị ngoại vi

Ngoài ra, bởi vì là ngành nghề hot và có tính cạnh tranh cao nên ngoài thời gian học tập trên trường theo chương trình đào tạo, sinh viên ngành công nghệ thông tin cũng cần có cho mình những giờ tự học. Điều này rất quan trọng để tạo ra sự khác biệt cho bạn trong ngành này.
>> Xem thêm: Bật mí mức lương công nghệ thông tin mới ra trường

Học công nghệ thông tin cần tố chất gì?

nganh cong nghe thong tin

  • Kiên trì, quyết tâm

Ngành công nghệ thông tin là một ngành khá khô khan vì lúc nào cũng làm việc với chiếc máy tính. Bên cạnh đó, không phải lúc nào code cũng cho ra được kết quả, đôi khi mất nhiều giờ, thậm chí là nhiều ngày để có thể tìm ra lỗi, sửa chữa và chạy được chương trình. Thế nên, tính kiên trì và sự quyết tâm sẽ là ưu tiên hàng đầu nếu bạn muốn theo học ngành này. 

  • Tính tự học, tự giác

Với bất kể ngành nào, tính tự học luôn là kỹ năng không thể thiếu để dẫn đến thành công. Nhất là đối với ngành mà công nghệ phát triển từng ngày như ngành công nghệ thông tin, bạn sẽ luôn cần tự tìm tòi, học hỏi kiến thức mới để không bị lạc hậu công nghệ, luôn cố gắng cập nhật sớm nhất để có lợi thế cạnh tranh trong thị trường việc làm hơn.

  • Kỹ năng làm việc nhóm

Để hoàn thiện một chương trình hay một sản phẩm thì cần sự chung tay của rất nhiều người. Mỗi một thành viên sẽ có vai trò riêng và cần hoàn thiện tốt nhất vai trò của mình. Các phần riêng lẻ đó cần được liên kết, ghép nối lại để tạo thành một sản phẩm hoàn chỉnh. Vì vậy, mọi người cần hòa nhập với nhau để hoàn thành công việc tốt nhất.

  • Khả năng chịu được áp lực công việc cao

Áp lực khi đi theo một dự án là rất lớn, bạn sẽ luôn cần sử dụng đầu óc để giải quyết những vấn đề không chỉ của mình mà còn của đồng đội. Đôi khi, bạn sẽ dành cả 12 đến 15 tiếng một ngày để làm việc cho kịp tiến độ. Nhiều đêm thức trắng nhưng vẫn chưa tìm được lỗi, những lúc như vậy, bạn sẽ rất dễ bị tiêu cực và cảm thấy mệt mỏi, áp lực. Vậy nên, hãy cân nhắc thật chắc chắn trước khi chọn theo ngành công nghệ thông tin này.
>> Xem thêm: Học đại học từ xa Công nghệ thông tin có thật sự tốt?

Ngành công nghệ thông tin ra trường làm gì?

nganh cong nghe thong tin

Chúng ta đang sống, làm việc và học tập trong thời đại công nghệ 4.0 – thời đại của kỷ nguyên số. Theo đó, công nghệ thông tin và các ứng dụng của nó sẽ là yếu tố cốt lõi của mọi ngành nghề, ngành nghề nào cũng cần đến ngành công nghệ thông tin. Do đó, cơ hội việc làm của ngành công nghệ thông tin là cực kì cao. Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo, bạn có thể làm ở các vị trí như:

  • Coder: Thợ lập trình hay coder là người giữ vai trò tạo ra các đoạn mã phục vụ yêu cầu của khách hàng hay cụ thể là công việc mà cấp trên giao phó.
  • Kỹ sư lập trình: Kỹ sư lập trình hay lập trình viên hay Developer là những kỹ sư chịu trách nhiệm xử lý các đoạn mã và quy trình tạo nên một hệ ứng dụng hay phần mềm nào đó.
  • Programmer: Kỹ sư lập trình chuyên nghiệp hay programmer là người chịu trách nhiệm phát triển, tạo ra phần mềm cũng như lên kế hoạch cho dự án. Vị trí làm việc này sẽ rộng hơn coder và developer.
  • Tester: Tester được coi như là đối nghịch với developer. Tester sẽ không viết ra các đoạn mã mà thay vào đó là đi kiểm tra, chạy thử phần mềm và tìm ra bug, bóc tách những lỗi sai mà developer chưa xử lý được triệt để.
  • Leader: Leader là người quản lý, người dẫn đầu một nhóm các kỹ sư làm việc trong một dự án có nhiều nhóm. Phụ trách một mảng riêng biệt. Leader sẽ là người bàn giao công việc cho coder và developer.
  • Giảng viên công nghệ thông tin: Tốt nghiệp ngành này bạn có thể đảm nhận vị trí giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung tâm giáo dục liên quan đến công nghệ thông tin. 

>> Xem thêm: Ngành nào khó nhất trong công nghệ thông tin?

Các trường đào tạo ngành công nghệ thông tin

Ngành công nghệ thông tin là ngành nghề hot và xuất hiện trong nhiều chương trình giảng dạy của các trường Đại học trên cả nước. Có thể kể đến một số trường tiêu biểu như:

  • Đại học Bách Khoa Hà Nội
  • Đại học Tôn Đức Thắng
  • Đại học FPT
  • Đại học Xây dựng
  • Đại học công nghệ – Đại học Quốc Gia Hà Nội
  • Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn
  • Đại học Kinh tế Quốc dân
  • Đại học Công nghiệp Hà Nội
  • Đại học Hà Nội
  • Đại học Mở Hà Nội

Bên cạnh hệ chính quy, học công nghệ thông tin hệ đào tạo từ xa trình độ đại học cũng được nhiều người lựa chọn. Trong đó, Chương trình đào tạo từ xa Đại học Mở Hà Nội luôn được biết đến là nơi đào tạo ra được đội ngũ kỹ sư có kỹ năng chuyên môn cũng như trình độ ngoại ngữ cao. Bên cạnh đó, ngành công nghệ thông tin của Đại học Mở Hà Nội còn nổi tiếng về đội ngũ cán bộ giảng viên giàu kinh nghiệm, đi với đó là những giáo trình giảng dạy, khoa học chất lượng, xứng đáng là nơi để các bậc phụ huynh, các bạn học sinh lựa chọn theo học ngành công nghệ thông tin. Hiện nay, Đại học Mở Hà Nội đang trong đợt tuyển sinh hệ đại học từ xa cho ngành công nghệ thông tin, bạn hãy nhanh tay đăng ký để có cho mình một chương trình đào tạo chất lượng, hiệu quả.
>> Xem thêm: Danh sách các trường đào tạo đại học từ xa tại Việt Nam

Nguồn: daihoconline, hiu.vn