Tư tưởng là gì? Hệ tư tưởng là gì? Nhà tư tưởng là gì?
Tư tưởng là gì? Hệ tư tưởng là gì? Nhà tư tưởng là gì?
Tư tưởng chính là sự phản ánh hiện thực có trong ý thức, là những biểu hiện mà các mối quan hệ giữa con người với các vấn đề về thế giới xung quanh, trong các nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh thì khái niệm tư tưởng, hệ tư tưởng, nhà tư tưởng được đề cập đến mang một ý nghĩa khái quát triết học. Vậy Tư tưởng là gì? Hệ tư tưởng là gì? Nhà tư tưởng là gì?
Dịch vụ Luật sư tư vấn pháp luật qua điện thoại: 1900.6568
1. Tư tưởng là gì?
Tư tưởng chính là sự phản ánh về hiện thực trong ý thức, chính là những biểu hiện về các mối quan hệ giữa con người với các vấn đề về toàn thế giới xung quanh, trong các nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh thì khái niệm tư tưởng được đề cập đến mang một ý nghĩa khái quát triết học.
Quan điểm về tư tưởng sẽ xuất phát từ những ý tưởng của các nhà tư tưởng mà có tầm nhìn cao. Không phải là ai có ý tưởng đều sẽ được coi là nhà tư tưởng bởi vì theo nhà bác học Lênin đã cho rằng người đó phải biết cách để giải quyết được các vấn đề chính trị, sách lược và tổ chức.
Tư tưởng chính là ý thức của mỗi cá nhân, của một cộng đồng, nó chứa đựng một hệ thống những quan điểm, những quan niệm, những luận điểm mà được xây dựng trên một nền tảng triết học. Những khái niệm mang tính nhất quán, các quan điểm đại diện cho ý chí, đại diện cho nguyện vọng của mỗi cá nhân, của giai cấp, của một dân tộc mà được hình thành trên cơ sở thực tiễn nhất định và lại trở lại chỉ đạo các hoạt động thực tiễn, cải tạo về hiện thực.
– Tư tưởng có ba đặc điểm cơ bản, chính là:
+ Thứ nhất, tư tưởng sẽ gắn với lợi ích;
+ Thứ hai là trong xã hội có giai cấp đối kháng thì tư tưởng chính là mang tính giai cấp;
+ Thứ ba là sự ra đời, sự tồn tại và sự phát triển, mất đi của một tư tưởng đều sẽ gắn liền với sự tồn tại xã hội, chịu sự quy định của sự tồn tại xã hội, chịu sự quy định của những quan hệ xã hội sinh ra nó.
Ví dụ như: Tư tưởng chính trị của dân chủ
Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và về xây dựng Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân là một trong các di sản tư tưởng mà bao trùm và xuyên suốt cả cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Đồng thời là đây cũng chính là tư tưởng mà có ý nghĩa chỉ đạo đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và cũng như trong sự nghiệp đổi mới và xây dựng đất nước hiện nay.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, dân chủ chính là của quý báu nhất của toàn nhân dân. Nó đã được hình thành trong quá trình dựng nước và trong quá trình giữ nước của toàn dân tộc. Đồng thời, nó đã phản ánh về mối quan hệ cơ bản giữa Nhà nước với nhân dân ở trong chế độ chính trị – xã hội nhất định.
Ngay sau khi cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công thì Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định xây dựng lên một Nhà nước Việt Nam kiểu mới, đó chính là nước “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”. Người đã tuyên bố dứt khoát rằng: “Chế độ ta là một chế độ dân chủ, nghĩa là nhân dân ta làm chủ”.
Nội dung cơ bản và nội dung cốt lõi nhất ở trong tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ đó chính là: Nhân dân chính là chủ thể của các quyền lực chính trị - xã hội, về thể chế chính trị dân chủ sẽ phải bảo đảm được quyền lực thực sự thuộc về toàn nhân dân, nhân dân sẽ là người có các quyền quyết định về vận mệnh của quốc gia – dân tộc;
Nhân dân ta phải có trách nhiệm và nghĩa vụ để xây dựng, để củng cố và thực hành các quyền lực của mình thông qua về hệ thống chính trị và về thể chế chính trị dân chủ, để xây dựng và củng cố một bộ máy quản lý nhà nước nhằm mục đích là hướng tới phục vụ lợi ích của mình.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Chúng ta phải hiểu rằng, những cơ quan Chính phủ từ toàn quốc cho đến những làng đều là các công bộc của dân… Việc gì mà có lợi cho dân thì ta phải hết sức làm. Việc gì mà có hại đến dân thì ta phải hết sức tránh. Chúng ta phải hết sức yêu dân, hết sức kính dân thì dân ta mới yêu ta, kính ta”.
Xem thêm: Phân tích nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng cộng sản Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh
2. Hệ tư tưởng là gì?
Hệ tư tưởng chính là một hệ thống, một tập hợp các tư tưởng, các quan điểm về những lĩnh vực khác nhau.
Trong từ điển Bách khoa Việt Nam đã giải thích hệ tư tưởng chính là hệ thống các tư tưởng và các quan điểm lý luận thể hiện được sự nhận thức và thể hiện được đánh giá hiện thực xung quanh, nó xuất phát từ các lợi ích xã hội nhất định. Hệ tư tưởng nó mang tính lý luận, có nghĩa là nó được hệ thống hóa một cách duy lý. Khác với tâm lý xã hội mà gắn liền với cảm giác sống của chính ý thức đời thường, hệ tư tưởng bao gồm những quan điểm và những tư tưởng về chính trị, về kinh tế, về xã hội, về pháp quyền, về tôn giáo, về đạo đức, về thẩm mỹ, về triết học.
Trong từ điển tiếng Việt đã giải thích hệ tư tưởng chính là hệ thống các tư tưởng và các quan điểm, nó thường phản ánh các quyền lợi cơ bản khác nhau của những giai cấp, những tầng lớp xã hội.
Trong từ điển Chính trị vắn tắt đã giải thích: Hệ tư tưởng – một hệ thống những quan điểm và những tư tưởng chính trị, về pháp lý, về đạo đức, về triết học, về tôn giáo, về nghệ thuật. Hệ tư tưởng nó mang tính giai cấp. Trong những hình thái đối kháng thì hệ tư tưởng của giai cấp cầm quyền chính là hệ tư tưởng thống trị.
Như vậy ta có thể thấy, các quan niệm về hệ tư tưởng hiện nay vẫn còn khá nhiều cách hiểu khác nhau và nó mới chỉ đạt được sự thống nhất tương đối.
Xem thêm: Phẩm chất đạo đức là gì? Những phẩm chất đạo đức cơ bản của người Việt Nam?
3. Nhà tư tưởng là gì?
Tư tưởng Hồ Chí Minh chính là một hệ thống toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam ta, nó là kết quả của sự vận dụng và sự phát triển sáng tạo của chủ nghĩa Mác – Lênin vào các điều kiện cụ thể của nước ta, đồng thời nó là sự kết tinh của tinh hoa văn hóa dân tộc và của trí tuệ của thời đại nhằm để giải phóng dân tộc, để giải phóng giai cấp và để giải phóng con người.
Hiện nay, chỉ có 2 phương thức để ta có thể tiếp cận hệ thống Tư tưởng Hồ Chí Minh, đó chính là:
– Thứ nhất là Tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ được nhận diện như là một hệ thống tri thức tổng hợp, nó bao gồm: là tư tưởng triết học; là tư tưởng kinh tế; là tư tưởng chính trị; là tư tưởng quân sự; là tư tưởng văn hóa, đạo đức và nhân văn
– Thứ hai là Tư tưởng Hồ Chí Minh chính là hệ thống những quan điểm về cách mạng Việt Nam, bao gồm: là tư tưởng về dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc; là về chủ nghĩa xã hội và về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; là về đại đoàn kết dân tộc và về đoàn kết quốc tế; là về dân chủ, Nhà nước của dân, do dân và vì dân; là về văn hóa, đạo đức…
Các ví dụ về nhà tư tưởng lớn, cụ thể:
Không chỉ là ở Việt Nam, mà trên khắp thế giới đều có những nhà tư tưởng gia vĩ đại, họ đã có ảnh hưởng rất lớn tới toàn xã hội loài người từ xa xưa cho tới nay. Một trong số họ đó là:
– Nguyễn Trường Tộ – đây là một nhà tư tưởng lớn của Việt Nam ta trong thế kỷ XIX
+ Nguyễn Trường Tộ – ông không chỉ là một nhà cải cách nổi tiếng, là một người Công giáo yêu nước, mà ông còn là một nhà tư tưởng lớn của nước Việt Nam ta trong thế kỷ XIX. Mặc dù ông bị hạn chế bởi thế giới quan duy tâm về tôn giáo, nhưng ông đã có những tư tưởng về triết học khá độc sắc về nhân sinh, về xã hội… so với những nhà tư tưởng Việt Nam ta cùng thời. Bên cạnh đó, ông đã đưa ra không ít các kiến nghị trong nhiều lĩnh vực là từ khoa học tự nhiên cho đến khoa học xã hội, quốc phòng và ngoại giao…
– Nhà tư tưởng – Triết học Khổng tử
Các tư tưởng triết học của Khổng Tử đã thể hiện tập trung ở ba nội dung chính, đó là: Quan niệm về trời, về quỷ thần, về con người; các học thuyết về luân lý đạo đức và về tư tưởng về chính trị – xã hội. Các quan niệm về trời, về thiên mệnh, về quỷ thần và về con người đã được coi là cơ sở cho các quan điểm khác có trong hệ thống tư tưởng của Khổng Tử. Nó khá là mâu thuẫn bởi vì tính hai mặt, và chính vì thế mà người ta vẫn còn nhiều các ý kiến khác nhau về những đặc điểm và các khuynh hướng tư tưởng của ông.
– Nhà tư tưởng Karl – Marx
Nhìn tổng quát thì giá trị tư tưởng Các Mác đã gắn với giá trị cách mạng, bởi vì tư tưởng của ông chính là kim chỉ nam để hiểu về các bản chất, về quy luật vận động và về phát triển của thế giới trong quá khứ, ở hiện tại và ở tương lai, hướng tới những người bị nô dịch, người bị bóc lột làm cách mạng, “thay cũ đổi mới, thay cái xấu thành tốt”. Các Mác cũng đã xây dựng và đã trang bị một thế giới quan và các phương pháp luận khoa học cho giai cấp vô sản và cho nhân loại không chỉ để nhận thức về thế giới mà còn để cải tạo thế giới; để các giai cấp bị áp bức bước lên một địa vị làm chủ xã hội mới.