Từ nhiều nghĩa là gì? Các cặp từ nhiều nghĩa? Ví dụ đặt câu?

Từ nhiều nghĩa là gì? Từ nhiều nghĩa trong tiếng Anh là gì? Ví dụ từ nhiều nghĩa? Một số cách phân loại từ nhiều nghĩa? Phương pháp hình thành từ nhiều nghĩa?

    Chúng ta thấy được rằng, thông qua quá trình vận động và phát triển của toàn xã hội thì từ đó cũng đã kéo theo sự phát triển mọi mặt đời sống xã hội. Cũng như là các ngôn ngữ khác trên thế giới, tiếng Việt cũng có sự vận động và phát triển mỗi ngày. So với trước đây thì nghĩa của một từ trong tiếng Việt cũng sẽ nhiều hơn nhờ vào sự phát triển và tiếng Việt của tiếng Việt. Chúng ta cũng có thể căn cứ vào ngôn cảnh và ngữ cảnh trong lời nói mà hiểu một từ bằng nhiều nghĩa khác nhau. Chắc hẳn hiện nay vẫn còn nhiều người không hiểu từ nhiều nghĩa là gì? Chính vì vậy mà bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu từ nhiều nghĩa là gì? Các cặp từ nhiều nghĩa? Ví dụ đặt câu?

    Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

    1. Từ nhiều nghĩa là gì?

    Ta hiểu về từ nhiều nghĩa như sau:

    Không chỉ ở riêng Việt Nam mà nhiều quốc gia khác trên thế giới thì từ nhiều nghĩa là từ loại khá quen thuộc và cũng được mọi người sử dụng phổ biến. Thông thường thì chúng ta có thể thấy được rằng, các từ sẽ thường chỉ mang  một nghĩa. Tuy nhiên, bên cạnh đó thì cũng có một số từ cũng có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa khác nhau.

    Cụ thể như là từ một nghĩa là từ chỉ được dùng để nhằm có thể biểu thị duy nhất một nghĩa mà chúng ta sẽ không thể hiểu nó theo một cách khác. Như vậy, ban đầu thì các từ chỉ có một nghĩa nào đó. Nhưng trong thực tế khi chúng ta sử dụng từ, nhằm mục đích để có thể phù hợp tình hình kinh tế xã hội và cũng như nhằm mục đích có thể đáp ứng được trình độ nhận thức ngày càng cao của con người, trình độ phát triển của xã hội của đất nước, hay nhằm mục đích  để có thể gọi tên, biểu đạt những sự vật, hiện tượng, khái niệm mới thì ngoài cách chúng ta sẽ tạo ra những đơn vị từ mới hoàn toàn, người ta cũng sẽ thêm vào nghĩa mới cho những từ đã có sẵn trước đó. Và, ta hiểu rằng, cách thêm nghĩa mới vào cho từ chính là cách tạo ra từ nhiều nghĩa.

    Ta nhận thấy rằng, nhằm mục đích để có thể giải thích cho câu hỏi từ nhiều nghĩa là gì thì chúng ta có thể hiểu là một từ nhưng được dùng để có thể gọi tên cho nhiều sự vật , hiện tượng, biểu thị nhiều khái niệm khác nhau ( về sự vật, hiện tượng ) có trong thực tế đời sống.

    Như vậy, thì chúng ta cũng có thể thấy nguyên nhân xuất hiện và tồn tại của từ nhiều nghĩa là bởi vì hiện nay số lượng từ ngữ qua mỗi thời đại với nhiều hoàn cảnh khác nhau ngày càng tăng lên và cần được biểu thị nghĩa. Trong khi số lượng từ có hạn, thì ngoài việc sáng tạo ra từ mới thì việc một từ có thể có nhiều sắc thái ý nghĩa mang tính tương đồng khác nhau mặc dù không trùng khít để nhằm mục đích có thể biểu thị sao cho phù hợp.

    Hiện tượng từ nhiều nghĩa thường thì sẽ tồn tại cả ở cả thực từ và hư từ, mặc dù hư từ (cụ thể như các từ: do, bởi, vì, mà ….) là các từ trừu tượng không dễ để chúng ta có thể phát triển nghĩa.

    Ngoài việc tìm hiểu định nghĩa về từ nhiều nghĩa và các ví dụ từ nhiều nghĩa thì việc phân biệt từ nhiều nghĩa và từ đồng nghĩa cũng cần được chú trọng. Cụ thể là cách phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm. Ta hiểu cơ bản từ đồng âm chính là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa. Trong khi đó, từ nhiều nghĩa lại là từ mang nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển, các nghĩa của từ nhiều nghĩa luôn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Cụ thể hơn, từ nhiều nghĩa sẽ có sự khác biệt khi so với từ đồng âm ở chỗ là các từ nhiều nghĩa thì thông thường sẽ đều có một nét nghĩa chung hay nói cách khác là từ nhiều nghĩa có cùng một nguồn gốc, sau đó mới chia tách ra như hiện tại.

    Một số cặp từ nhiều nghĩa:

    – Cân:

    + Mẹ em mua một chiếc cân đĩa.

    + Mẹ cân một con chim.

    – Xuân:

    + Mùa xuân đã về .

    + Cô ấy đang trong thời kì xuân sắc.

    – Nhà:

    + Nhà tôi đi vắng.

    + Ngôi nhà đẹp quá.

    – Đi:

    + Em bé đang tập đi.

    + Tôi đi du lịch.

    – Ngọt:

    + Quả cam ngọt quá.

    + Chị ấy nói ngọt thật.

    2. Từ nhiều nghĩa trong tiếng Anh là gì?

    Từ nhiều nghĩa trong tiếng Anh là: multi-meaning word.

    3. Ví dụ từ nhiều nghĩa:

    Nhằm mục đích để giúp độc giả hiểu rõ từ nhiều nghĩa là gì dưới đây chúng ta sẽ cùng đưa ra những ví dụ về từ nhiều nghĩa:

    – Ví dụ 1: Từ ăn:

    + Ăn cơm: Từ xưa chúng ta sẽ chỉ biết đến từ ăn mang nghĩa động từ được dùng để chỉ hoạt động dùng răng, lưỡi miệng của con người hay động vật để có thể nghiền thức ăn ra. Tuy nhiên ngoài nghĩa gốc của từ ăn được nêu cụ thể bên trên thì ta thấy từ ăn còn có nhiều nghĩa khác.

    + Ăn ảnh: Từ được dùng để chỉ vẻ bề ngoài khi chụp ảnh thì rất đẹp.

    + Ăn nắng: Từ được dùng để chỉ da dễ bị hấp thụ ánh nắng mặt trời thấm vào , nhiễm vào.

    + Sông ăn ra biển: Từ được dùng để chỉ sự lan ra, hướng đến biển của sông.

    – Ví dụ 2: Từ đầu:

    + Đầu con chó, đầu của bạn Trang: Đầu theo nghĩa gốc được định nghĩa là phần trên nhất của thân thể người hay phần trước nhất của thân loài vật, ở đó thì sẽ có hệ thần kinh trung ương, phần lớn thì sẽ là các giác quan, nối vào thân bằng cổ.

    + Đầu sách, đầu sông: Từ được dùng để chỉ phần đầu tiên, bắt đầu của sự vật như quyển sách hay con sông…

    + Đầu mối: Từ được dùng để chỉ phần trước nhất của manh mối được tìm kiếm ra bởi con người.

    4. Một số cách phân loại từ nhiều nghĩa:

    Có nhiều cách được dùng nhằm mục đích để thực hiện việc phân loại từ nhiều nghĩa trong tiếng Việt, dưới đây là 2 cách phổ biến nhất:

    – Nghĩa gốc và nghĩa chuyển (Nghĩa đen và nghĩa bóng):

    + Nghĩa đen hay nghĩa ban đầu chính là nghĩa chính, nghĩa gốc của từ. Nghĩa đen được hiểu là nghĩa trực tiếp, gần gũi, quen thuộc, dễ hiểu và thông thường nghĩa đen sẽ không hoặc ít phụ thuộc vào ngữ cảnh của câu nói.

    + Nghĩa bóng được hiểu là nghĩa có sau (cụ thể là nghĩa chuyển, nghĩa ẩn dụ ), nghĩa bóng sẽ được suy ra từ nghĩa đen. Muốn hiểu nghĩa chính xác của một từ được dùng thì chúng ta sẽ cần phải tìm nghĩa trong ngữ cảnh đặt ra. Ngoài ra, trên thực tế thì cũng có một số từ mang tính chất trung gian giữa nghĩa đen và nghĩa bóng, từ đó hiện đang chuyển dần từ nghĩa đen sang nghĩa bóng.

    Như vậy, nghĩa gốc được hiểu chính là nghĩa đầu tiên, nghĩa đã có từ trước của từ, còn nghĩa chuyển được hiểu là nghĩa được hình thành dựa trên nghĩa gốc. Ví dụ:

    Ngọt: Nghĩa gốc có nghĩa là chỉ đồ ăn ngọt hoặc thức uống có vị như đường, mật. Nghĩa chuyển của từ ngọt là chỉ lời nói, âm thanh êm tai, dễ nghe.

    Miệng: Nghĩa gốc của từ miệng là chỉ một bộ phận trên cơ thể dùng để ăn và nói. Nghĩa chuyển của từ miệng là dùng để chỉ phần trên cùng, ngoài cùng, thông với bên ngoài của vật có chiều sâu (miệng hang, miệng bát, miệng thùng).

    Vàng: Nghĩa gốc của từ vàng đó là để chỉ một kim loại quý. Nghĩa chuyển của từ vàng chỉ cái vô cùng đáng quý và được ví như vàng (tấm lòng vàng).

    Xuân: Nghĩa gốc chỉ mùa xuân tức là một mùa trong năm. Nghĩa chuyển của từ xuân chỉ tuổi trẻ, tràn đầy sức sống (tuổi xuân).

    – Nghĩa thường trực và nghĩa không thường trực:

    Chúng ta hiểu một cách đơn giản, nghĩa thường trực được hiểu cơ bản là nghĩa vốn có của từ, còn nghĩa không thường trực được hiểu cơ bản là nghĩa chỉ xuất hiện trong những trong những trường hợp nhất định. Nghĩa không thường trực thông thường sẽ được gặp trong cách nói bóng gió của ngôn ngữ giao tiếp, truyện ngụ ngôn hoặc trong cách nói ẩn dụ, hoán dụ của con người.

    Ví dụ cụ thể như:

    + Thường thì khi nói đến “áo trắng”, chúng ta cũng sẽ hay nghĩ ngay đến một cái áo trắng sạch, thơm tho. Tuy nhiên, khi “áo trắng” được sử dụng trong câu “Áo trắng em đến trường”, từ “áo trắng”thì lại được sử dụng để chỉ các nữ sinh. Ta nhận thấy, nghĩa “nữ sinh” của từ “áo trắng” là nghĩa không thường trực.

    + Thường thì khi nhắc đến “miệng” là nhắc đến một bộ phận trên cơ thể dùng để ăn và nói. Thế nhưng, trong câu nói “Nhà em có 4 miệng ăn” thì từ “miệng” trong câu nói này lại được dùng để chỉ người, ý của câu đó là nhà em có 4 người và nghĩa này chính là nghĩa không thường trực của từ “miệng”.

    5. Phương pháp hình thành từ nhiều nghĩa:

    Phương pháp ẩn dụ:

    Ẩn dụ được biết đến là một biện pháp tu từ được dùng để chuyển tên gọi dựa trên sự liên tưởng, so sánh những mặt, những thuộc tính,… giống nhau giữa các đối tượng đã được gọi tên.

    Phương pháp hoán dụ:

    Hoán dụ được biết đến là phương thức làm biến đổi nghĩa của từ bằng cách chuyển tên gọi từ sự vật hoặc hiện tượng này sang sự vật hoặc hiện tượng khác, dựa trên mối liên hệ giữa các sự vật hoặc hiện tượng.

    Ví dụ như từ nhà trắng thì thường sẽ được hiểu theo nghĩa thông thường là từ được dùng nhằm mục đích để chỉ chính quyền của tổng thống Hoa Kỳ đương nhiệm. Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu theo một nghĩa khác thì đây là từ chỉ một ngôi nhà được sơn màu trắng.