Tư liệu tham khảo cuộc thi “Tìm hiểu về Công đoàn Việt Nam, 80 năm – một chặng đường lịch sử”
Câu hỏi 1: Đồng chí hãy cho biết, tổ chức Công đoàn Việt Nam được thành lập vào ngày, tháng, năm nào? Do ai sáng lập?<br>
<br>
Dưới ảnh hưởng của tư tưởng cách mạng, tư tưởng Công hội đỏ của tổ chức Thanh niên, từ năm 1926 phong trào công nhân Việt Nam đang tiến tới thành lập chính đảng cách mạng và tổ chức quần chúng rộng lớn của giai cấp công nhân…<br>
Ảnh minh họa
Câu hỏi 1:
Đồng chí hãy cho biết, tổ chức Công đoàn Việt Nam được thành lập vào ngày,
tháng, năm nào? Do ai sáng lập?
Dưới ảnh hưởng của tư tưởng
cách mạng, tư tưởng Công hội đỏ của tổ chức Thanh niên, từ năm 1926 phong trào
công nhân Việt Nam đang tiến tới thành lập chính đảng cách mạng và tổ chức quần
chúng rộng lớn của giai cấp công nhân.
Ngay sau khi thành lập Đảng Cộng sản
Đông Dương, Ban Chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng quyết định thành lập Tổng
Công hội đỏ Bắc kỳ vào ngày 28/7/1929 tại số nhà 15 phố Hàng Nón- Hà Nội. Tham
dự đại hội có các đại biểu các Tổng Công hội tỉnh và thành phố: Hà Nội, Nam Định,
Hải Phòng, khu mỏ Đông Triều, Mạo Khê.
Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung
ương lâm thời Tổng Công hội đỏ do đồng chí Nguyễn Đức Cảnh, Uỷ viên Ban Chấp
hành lâm thời Đảng Công sản Đông Dương đứng đầu. Đại hội cũng đã thông qua
chương trình, Điều lệ của Công hội đỏ Việt Nam và quyết định cho xuất bản tờ Lao
động (số đầu ra ngày 14/8/1929 do chính Nguyễn Đức Cảnh và Trần Học Hải phụ
trách). Ban Chấp hành lâm thời còn có các đồng chí Trần Hồng Vân, Trần Văn Các,
Nguyễn Huy Thảo và đặc biệt có đồng chí Trần Văn Lan (tức Giáp Cóc), một công
nhân ưu tú của phong trào công nhân Nhà máy sợi Nam Định…
Việc ra mắt tổ chức Công đoàn đầu
tiên của giai cấp công nhân Việt Nam ngay lúc đó đã thu hút sự chú ý của Quốc tế
Công hội đỏ của Đảng Cộng sản Pháp.
Có thể nói, việc thành lập Tổng Công
hội đỏ Bắc kỳ có ý nghĩa hết sức to lớn đối với phong trào công nhân Việt Nam.
Nó vừa là kết quả tất yếu của sự trưởng thành về chất lượng phong trào công nhân
nước ta, vừa là thắng lợi của đường lối công vận của Nguyễn ái Quốc và đảng Cộng
sản Đông Dương cũng như của phong trào yêu nước nói chung từ sau tháng 6-1925.
Đồng thời cũng đáp ứng nhu cầu bức thiết về mô hình tổ chức của phong trào công
nhân Việt Nam và đánh dấu sự hoà nhập của phong trào công nhân nước ta với phong
trào cộng sản và công nhân quốc tế.
Câu hỏi 2:
Đồng chí hãy cho biết từ khi thành lập đến nay Công đoàn Việt Nam đã trải qua
mấy kỳ đại hội? Mục tiêu, ý nghĩa của các kỳ đại hội?
Từ ngày thành lập đến nay Công đoàn
Việt Nam đã trải qua 10 kỳ Đại hội, mỗi đại hội đều gắn với một thời kỳ lịch sử
, ghi nhận sự đóng góp xứng đáng của gia cấp công nhân và Công đoàn Việt Nam đối
với đất nước.
Đại hội lần thứ I:
01/1/1950-15/1/1950 tại xã Cao Vân, huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên.(Việt Bắc)
Đại hội lần thứ II:
23/2/1961-27/2/1961 tại Hà Nội.
Đại hội lần thứ III:
11/2/1974-14/2/1974 tại Hà Nội
Đại hội lần thứ IV:
8/5/1978-11/5/1978 tại Hà Nội.
Đại hội lần thứ V: 16/11/1983-
18/11/1983 tại Hà Nội
Đại hội lần thứ VI:
17/10/1988-20/10/1988 tại Hà Nội
Đại hội lần thứ VII:
9/11/1993-12/11/1993 tại Hà Nội.
Đại hội lần thứ VIII: 03/11/1998 đến
6/11/1998 tại Hà Nội.
Đại hội lần thứ IX:
10/10/2003-13/10/2003 tại Hà Nội.
Đại hội lần thứ X: 02/11/2008-
05/11/2008 tại Hà Nội.
1. Đại hội lần thứ I: họp từ ngày 1/1/1950 đến ngày 15/1/1950, tại xã Cao Vân, huyện Đại Từ tỉnh Thái
Nguyên. Tham dự Đại hội có gần 200 đại biểu của giai cấp công nhân Việt Nam.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho
Đại Hội, trong thư Người nêu rõ “những việc chính mà Đại hội cần làm là:
– Tổ chức huấn luyện toàn thể công
nhân trong vùng tự do và vùng tạm bị địch chiếm.
– Lãnh đạo công nhân xung phong thi
đua ái quốc và chuẩn bị tổng phản công.
– Đi đến tổ chức toàn thể lao động
bằng đầu óc cũng như lao động bằng chân tay.
– Giúp đỡ và lãnh đạo nông dân về mọi
mặt.
– Liên lạc mật thiết với công nhân
thế giới, trước hết là với công nhân Trung Hoa và công nhân Pháp.
Trong công việc kháng chiến và kiến
quốc, trong sự nghiệp xây dựng nền dân chủ mới, giai cấp công nhân phải là người
lãnh đạo”.
Những chỉ dẫn của Hồ Chí Minh đã cụ
thể hoá mục tiêu chính trị của Đại hội là: Công đoàn Việt Nam chiến đấu cho
độc lập dân chủ và hoà bình.
Khẩu hiệu hành động là: “Động viên
công nhân, viên chức cả nước, nhất là công nhân ngành Quân giới sản xuất nhiều
vũ khí, khí tài phục vụ cho kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi”
Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Tổng
Liên đoàn lao động Việt Nam gồm 21 uỷ viên chính thức, 4 dự khuyết, trong đó
đồng chí Tôn Đức Thắng được bầu làm Chủ tịch danh dự; đồng chí Hoàng Quốc Việt,
Uỷ viên Thường vụ Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm Chủ tịch, đồng chí Trần Danh
Tuyên được bầu làm Tổng thư ký. Ban Thường vụ Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam
gồm có 5 đồng chí: Trần Danh Tuyên, Nguyễn Hữu Mai, Hoàng Hữu Đôn, Nguyễn Duy
Tính và Trần Quốc Thảo.
Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ I
là sự kiện có ý nghĩa, đánh dấu sự trưởng thành và lớn mạnh của phong trào công
nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam. Đồng thời Đại hội cũng xác định rõ vị trí,
vai trò và nhiệm vụ của giai cấp công nhân Việt Nam trong công cuộc kháng chiến
kiến quốc.
2. Đại hội lần thứ II: diễn ra từ ngày 23/2/1961 đến 27/2/1961 tại Thủ đô Hà nội.
Đại hội đề ra nhiệm vụ trong giai
đoạn này là: “ Đoàn kết, tổ chức giáo dục toàn thể công nhân viên chức phát
huy khí thế làm chủ của quần chúng, làm cho quần chúng mau chóng nắm đựơc kỹ
thuật tiên tiến để hoàn thành thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá xã hội chủ
nghĩa, trước mắt là thi đua hoàn thành thắng lợi toàn diện và vượt mức kế hoạch
5 năm lần thứ nhất, đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ
nghĩa xã hội làm cơ sở vững mạnh cho cuộc đấu tranh thực hiện hoà bình thống
nhất Tổ quốc”.
Đại hội lần thứ II Công đoàn Việt Nam
đã quyết định đổi tên Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam thành Tổng Công đoàn Việt
Nam, bầu Ban Chấp hành gồm 54 đồng chí, Đoàn Chủ tịch gồm 19 đồng chí và bầu
đồng chí Hoàng Quốc Việt làm Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam.
Khẩu hiệu hành động là: “ Động
viên cán bộ công nhân, viên chức thi đua lao động sản xuất, xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở miền Bắc với tinh thần “Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột
thịt” góp phần đấu tranh thống nhất đất nước” .
3. Đại hội lần thứ III: diễn ra từ ngày 11/2/1974
đến 14/2/1974 tại Thủ đô Hà Nội.
Nhiệm vụ chung đã được Đại hội xác
định là: “ Nâng cao giác ngộ xã hội chủ nghĩa, chủ yếu là tư tưởng làm tập
thể, ý thức làm chủ xã hội, làm chủ Nhà nước, phát huy vai trò làm chủ tập thể
của công nhân, viên chức, động viên phong trào sôi nổi trong công nhân, viên
chức thi đua lao động, sản xuất, cần kiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội, tham gia
quản lý xí nghiệp, quản lý kinh tế, quản lý Nhà nước, thực hiên ba cuộc cách
mạng; thường xuyên nâng cao cảnh giác,sẵn sàng đập tan mọi âm mưu của đế quốc Mỹ
và bọn tay sai, làm tròn nghĩa vụ đối với miền Nam ruột thịt; ra sức tăng cường
đoàn kết chiến đấu và lao động với nhân dân Lào và Campuchia anh em; tiếp tục
phấn đấu cho sự đoàn kết , thống nhất của lao động và phong trào Công nhân thế
giới trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, cầm đầu là đế quốc Mỹ, chống
bọn tư bản lũng đoạn, vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội”
Khẩu hiệu hành động là: : “Động
viên sức người sức của chi viện cho chiến trường, tất cả để giải phóng miền Nam
thống nhất đất nước”
Đại hội đã bầu 72 Uỷ viên chính thức,
Đồng chí Tôn Đức Thắng được bầu làm Chủ tịch danh dự Tổng Công đoàn Việt Nam,
đồng chí Hoàng Quốc Việt được bầu làm Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt
Nam. Đ/c Nguyễn Đức Thuận là Tổng Thư ký.
4. Đại hội lần thứ IV:
diễn ra từ ngày 8/5/1978 đến 11/5/1978 tại Thủ đô Hà Nội.
Đại hội đã xác định nhiệm vụ của Công
đoàn trong nhiệm kỳ mới là:
“Bồi dưỡng năng lực và phát huy quyền
làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa của công nhân, viên chức, dấy lên phong trào
cách mạng rộng lớn thực hiện thắng lợi đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa ở
nước ta, kết hợp xây dựng kinh tế quốc phòng, thường xuyên nâng cao tinh thần
cách mạng, sẵn sàng làm tròn nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc; thực hiện đồng thời ba
cuộc cách mạng; cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học kỹ thuật, cách
mạng tư tưởng văn hoá, trong đó cách mạng khoa học kỹ thuật là then chốt; tích
cực hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và hoàn thành cải
tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Nam; thi đua lao động, sản xuất, cần kiệm xây dựng
chủ nghĩa xã hội, thi đua phục vụ nông nghiệp, thực hiện công nghiệp hoá xã hội
chủ nghĩa nước nhà, trước mắt là hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch 5
năm lần thứ hai (1976- 1980), chăm lo đời sống và bảo vệ lợi ích chính đáng của
công nhân, viên chức; ra sức đào tạo và bồi dưỡng cán bộ Công đoàn; cải tiến tổ
chức và phương pháp công tác nâng cao năng lực hoạt động, năng lực tham gia quản
lý kinh tế, tham gia vào công việc của Nhà nước và kiểm tra hoạt động của Nhà
nước; góp phần tăng cường đoàn kết và thống nhất của phong trào công nhân và của
lao động thế giới trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực
dân cũ và mới và các thế lực phản động khác, vì quyền lợi của người lao động, vì
hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, và chủ nghĩa xã hội”
Khẩu hiệu hành động là: “Động viên
giai cấp công nhân và những người lao động khác thi đua lao động sản xuất, phát
triển kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hoá trong phạm vi cả nước”
Đại hội đã bầu BCH mới gồm 155 Uỷ
viên. Đ/c Nguyễn Văn Linh, UV Bộ Chính trị Trung ương Đảng được bầu làm Chủ tịch
Tổng Công đoàn Việt Nam. Đ/c Nguyễn Đức Thuận làm Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký.
5. Đại hội lần thứ V: diễn ra từ ngày 16/11/1983 đến ngày 18/11/1983 tại Thủ đô Hà Nội.
Đại hội khẳng định: tiếp tục thực
hiện nhiệm vụ chung của công đoàn cách mạng xã hội chủ nghĩa, mà Đại hội lần
thứ tư Công đoàn Việt Nam đề ra:
“Bồi dưỡng năng lực và phát huy quyền
làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa của công nhân, viên chức, dấy lên phong trào
cách mạng rộng lớn thực hiện thắng lợi đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa ở
nước ta, kết hợp xây dựng kinh tế với quốc phòng, thường xuyên nâng cao tinh
thần cách mạng, sẵn sàng làm tròn nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc; thực hiện đồng thời
ba cuộc cách mạng; cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học kỹ thuật,
cách mạng tư tưởng văn hoá, trong đó cách mạng khoa học kỹ thuật là then chốt;
tích cực hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và hoàn thành
cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Nam; thi đua lao động, sản xuất, cần kiệm xây
dựng chủ nghĩa xã hội, thi đua phục vụ nông nghiệp, chăm lo đời sống và bảo vệ
lợi ích chính đáng của công nhân, viên chức; ra sức đào tạo và bồi dưỡng cán bộ
Công đoàn; cải tiến tổ chức và phương pháp công tác nâng cao năng lực hoạt động,
năng lực tham gia quản lý kinh tế, tham gia vào công việc của Nhà nước và kiểm
tra hoạt động của Nhà nước; góp phần tăng cường đoàn kết và thống nhất của phong
trào công nhân và của lao động thế giới trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế
quốc, chủ nghĩa thực dân cũ và mới và các thế lực phản động khác, vì quyền lợi
của người lao động, vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, và chủ nghĩa xã hội”
Khẩu hiệu hành động là: “Động viên
công nhân- lao động thực hiện 3 chương trình lớn của Đảng. Phát triển nông
nghiệp và công nghiệp thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng và sản xuất hàng xuất
khẩu”
Đại hội V Công đoàn Việt Nam đã sửa
đổi bổ sung Điều lệ công đoàn Việt Nam, làm rõ hơn tính chất của công đoàn Việt
Nam, mối quan hệ giữa công đoàn với các đoàn thể khác. Đồng thời bổ sung nhiệm
vụ quốc tế đối với các nước bạn Lào, Campuchia. Đại hội đã quyết định lấy ngày
28/7/1929 ngày họp Đại hội thành lập Tổng Công hội đỏ miền Bắc Việt Nam dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương làm ngày kỷ niệm thành lập Công đoàn Việt
Nam.
Đại hội đã bầu BCH gồm 155 Uỷ viên.
Ban Thư ký gồm 13 uỷ viên. Đ/c Nguyễn Đức Thuận Uỷ viên BCH Trung ương Đảng làm
Chủ tịch. Đ/c Phạm Thế Duyệt làm Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Tổng Công đoàn
Việt Nam.
6. Đại hội lần thứ VI:
diễn ra từ ngày 17 đến 20/10/1988 tại Hà Nội
Đại hội đã xác định khẩu hiểu
“Việc làm và đời sống, dân chủ và công bằng xã hội” là mục tiêu trong hoạt
động của công đoàn các cấp.
Công đoàn phải động viên công nhân,
lao động đi đầu trong việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, thực hiện thắng lợi
đường lối đổi mới của Đảng, đồng thời kiên quyết đấu tranh thực hiện dân chủ xã
hội chủ nghĩa, công bằng xã hội.
Đại hội đã quyết định đổi tên Tổng
Công đoàn Việt Nam thành Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam. Các chức danh Thư ký
công đoàn gọi là Chủ tịch công đoàn, Đại hội bầu đồng chí Nguyễn Văn Tư- Uỷ viên
dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng – làm Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động
Việt Nam.
Đại hội VI công đoàn là Đại hội đổi
mới của phong trào công nhân và tổ chức công đoàn Việt Nam.
Ngày 30/6/1990, Quốc hội khoá VIII,
kỳ họp thứ 17 đã thông qua Luật công đoàn. Luật này thay thế Luật công đoàn đã
công bố ngày 5/11/1957.
7. Đại hội lần thứ VII:
họp từ ngày 09 đến ngày 12/11/1993 tại Hà Nội.
Năm 1992, Quốc hội khoá VII kỳ họp
thứ 11 đã thông qua Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Điều 10
Hiến pháp 1992 quy định rõ về vai trò, vị trí của tổ chức Công đoàn Việt Nam.
Đại hội đánh giá cao phong trào công
nhân, viên chức lao động trong tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh, phục vụ an
ninh và quốc phòng, các cơ quan quản lý, nghiên cứu khoa học trong các trường
học, bệnh viện, các đơn vị hành chính sự nghiệp, đã góp phần xứng đáng vào những
thành tựu chung của đất nước, tô thắm thêm truyền thống yêu nước và cách mạng
của giai cấp công nhân và tầng lớp tri thức Việt Nam.
Nghị quyết Đại hội VII Công đoàn Việt
Nam khẳng định “Trong bước ngoặt đầy thử thách, giai cấp công nhân nước ta đã
tỏ rõ bản lĩnh chính trị vững vàng, vượt qua mọi khó khăn trong bước đầu chuyển
sang cơ chế thị trường, hăng hái đi đầu trong công cuộc đổi mới, góp phần quan
trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội, củng cố quốc phòng và an ninh của đất
nước, giữ vững ổn định về chính trị”.
Đại hội xác định mục tiêu của hoạt
động công đoàn trong những năm tới là:
“Đổi mới tổ chức và hoạt động công
đoàn.
Góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Chăm lo và bảo vệ lợi ích của công
nhân lao động”.
Đồng chí Nguyễn Văn Tư- Uỷ viên Ban
Chấp hành Trung ương Đảng được bầu lại làm Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt
Nam.
8. Đại hội lần thứ VIII:
từ ngày 3 đến ngày 6/11/1998 tại Hà Nội.
Nghị quyết Đại hội khẳng định:
“Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, công cuộc đổi mới tiếp tục đạt
được nhiều thành tựu to lớn, trong đó sự đóng góp xứng đáng của giai cấp công
nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam…Đội ngũ công nhân, viên chức, lao động đã tỏ
rõ hơn bản lĩnh chính trị vững vàng, tin tưởng và quyết tâm thực hiện đường lối
đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, nỗ lực vương lên lao động và công
tác…giữ vai trò quyết định thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, giữ
vững ổn định chính trị, an ninh quốc phòng, xứng đánh là giai cấp lãnh đạo cách
mạng, lực lượng nòng cốt, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước”
Đại hội xác định mục tiêu và khẩu
hiệu hành động của Công đoàn trong những năm tới là: “ Vì sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, vì việc làm, đời sống, dân chủ và công bằng
xã hội, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn vững mạnh”
Đồng chí Cù Thị Hậu- Uỷ
viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng được Đại hội bầu làm Chủ tịch Tổng Liên đoàn
lao động Việt Nam.
9. Đại hội lần thứ
IX: họp từ ngày 10 đến ngày 13/10/2003 tại Hà Nội.
Căn cứ Nghị quyết Đại hội
IX của Đảng, bám sát tình hình thực tiễn của đất nước, phong trào CNVC-LĐ và các
chức năng của công đoàn đã được pháp luật quy định, trên cơ sở tổng hoạt động,
phân tích rõ những kết quả, những khuyết điểm, yếu kém, nguyên nhân và những bài
học kinh nghiệm của những nhiệm kỳ qua, mục tiêu và phương hướng tổng quát của
tổ chức công đoàn trong nhiệm kỳ 2003-2008 được xác định như sau:
“Xây dựng giai cấp công
nhân vững mạnh, xứng đáng là lực lượng nòng cốt, đi đầu trong sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và vai trò lãnh đạo cách mạng trong thời kỳ
mới; củng cố và phát triển sâu rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam, trên cơ sở liên minh vững chắc giai cấp công nhân với
giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức; tổ chức các phong trào thi đua yêu nước
sôi nổi, rộng khắp, thiết thực và có hiệu quả trong CNVC-LĐ; tham gia quản lý,
chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVC-LĐ; đẩy mạnh phát
triển đoàn viên và tổ chức Công đoàn trong các thành phần kinh tế; nâng cao năng
lực và trình độ cán bộ công đoàn ; đổi mới nội dung và phương thức hoạt động,
xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước trong
sạch, vững mạnh; mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế, góp phần xây dựng Đảng,
Nhà nước trong sạch, vững mạnh; mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế, góp phần
thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, xây dựng và bảo vệ
vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN”
Khẩu hiệu hành động của tổ chức Công
đoàn trong thời kỳ mới là:
“Xây dựng giai cấp công nhân và tổ
chức Công đoàn vững mạnh, chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng
của CNVC-LĐ, góp phần tăng cường đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi
sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.”
Đại hội đã bầu lại đ/c Cù Thị Hậu làm
Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.
10.Đại hội lần thứ X: họp từ ngày 2 đến ngày 5/11/2008 tại Hà Nội
Mục tiêu, phương hướng hoạt động công
đoàn trong 5 năm (2008-2013)
“Tiếp tục đổi mới nội dung, phương
thức hoạt động của công đoàn các cấp; hướng về cơ sở, lấy cơ sở làm địa bàn hoạt
động chủ yếu, lấy đoàn viên, công nhân, viên chức lao động làm đối tượng vận
động; chuyển mạnh hoạt động công đoàn vào việc tổ chức thực hiện chức năng đại
diện, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, công nhân, viên
chức, lao động; xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ; góp phần
thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước”
Khẩu hiệu hành động là:
“Đổi mới, sáng tạo; bảo vệ quyền lợi
hợp pháp của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động; vì sự phát triển ổn
định, bền vững của đất nước”
Đại hội đã bầu dồng chí Đặng Ngọc
Tùng- Uỷ viên Trung ương Đảng làm Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.
Câu hỏi 3: Đồng chí hãy cho biết đại hội nào được đánh giá là đại hội đổi mới? Theo đồng
chí, quan điểm “đổi mới” đó được phát triển như thế nào ở Đại hội X Công đoàn
Việt Nam?
Đại hội VI Công đoàn Việt Nam họp
giữa lúc công nhân viên chức cùng toàn dân đang ra sức khắc phục khó khăn, phát
triển sản xuất, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng nên có thể nói Đại hội VI
Công đoàn Việt Nam là Đại hội đổi mới của phong trào công nhân và tổ chức Công
đoàn Việt Nam. Đại hội họp từ ngày 17 đến ngày 20/10/1988.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI
của Đảng (12/1980)- Đại hội mở đầu cho thời kỳ đổi mới ở Việt Nam, đã phân tích
những nguyên nhân căn bản dẫn đến khủng hoảng kinh tế- xã hội ở nước ta, và trên
cơ sở đó, Đại hội xác định quan điểm và đường lối đổi mới, trước hết là đổi mới
về kinh tế.
“Muốn đưa nề kinh tế thoát khỏi tình
trạng rối ren, mất cân đối, phải dứt khoát sắp xếp lại nền kinh tế quốc dân theo
cơ cấu hợp lý.
Tư tưởng chỉ đạo của kế hoạch và các
chính sách kinh tế là giải phóng mọi năng lực sản xuất hiện có, khai thác mọi
khả năng tiềm tàng của đất nước và sử dụng có hiệu quả sự giúp đỡ quốc tế để
phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất đi đôi với xây dựng và củng cố quan hệ sản
xuất xã hội chủ nghĩa”
Trong sự nghiệp cao cả đó, Đảng xác
định tổ chức Công đoàn “có vai trò to lớn trong việc động viên các tầng lớp nhân
dân, tham gia xây dựng, quản lý kinh tế, quản lý xã hội”, “Đảng cần tổng kết
kinh nghiệm và ra nghị quyết về xây dựng giai cấp công nhân. Nhà nước cần bổ
sung Luật Công đoàn”.
Động lực chủ yếu thực hiện nhiệm vụ
xây dựng và phát triển kinh tế- xã hội trong kế hoạch 5 năm 1986-1990 không phải
là đẩy mạnh đầu tư mà là đổi mới cơ chế quản lý kinh tế.
Nhà nước đã có nhiều chính sách để
từng bước xác lập cơ chế quản lý mới. Trong nông nghiệp với cơ chế khoán theo
hộ, hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ ở nông thôn, đã tạo ra bước phát triển
đáng kể về sản xuất lương thực. Từ chỗ lương thực sản xuất không đủ dùng trở
thành quốc gia xuất khẩu gạo. Thắng lợi đó có đóng góp quan trọng của đội ngũ
công nhân viên chức trong những năm cuối thập kỷ 80.
Trong Công nghiệp, Quyết định số
217/HĐBT tháng 11/1987 đã tạo quyền tự chủ cho các doanh nghiệp quốc doanh. Các
đơn vị doanh nghiệp quốc doanh thực hiện hạch toán độc lập lấy thu bù chi. Sản
xuất công nghiệp tuy vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình chuyển đổi cơ
chế, nhưng trong một số ngành công nghiệp then chốt đã đạt mức tăng trưởng khá.
Sản lượng điện năm 1990 tăng 72,5% so với năm 1985. Sản lượng dầu thô đã tăng từ
40 ngàn tấn năm 1986 lên 2,7 triệu tấn năm 1990.
Với việc xoá bỏ chế độ 2 giá, áp dụng
cơ chế giá thị trường, thương mại hoá tư liệu sản xuất và hàng hoá tiêu dùng
cùng với những cải cách trong lĩnh vực tài chính, kinh tế đẩy mạnh sản xuất,
tăng trưởng kinh tế, chúng ta đã kiềm chế và đẩy lùi được lạm phát. Nền kinh tế
nhiều thành phần đã được phát huy trong một bước quá trình dân chủ hoá đời sống
kinh tế- xã hội và giải phóng sức sản xuất. “Đường lối đổi mới do Đại hội Đảng
lần thứ VI đề ra và được triển khai trong kế hoạch 5 năm 1986-1990 là sự tìm tòi
thử nghiệm, để vượt qua khó khăn, thoát khỏi khủng hoảng”
Gia cấp công nhân là lực lượng nòng
cốt trong xây dựng chủ nghĩa xã hội. Năm 1987, công nhân viên chức chiếm 6% dân
số, 16% lực lượng lao động xã hội nhưng đã sản xuất được 35,5% tổng sản phẩm xã
hội, 27,3% thu nhập quốc dân và đóng góp cho Nhà nước 70,6% tổng ngân sách. Số
lượng đoàn viên công đoàn từ 84% so với tổng số công nhân viên chức năm 1983
tăng lên 89,5% năm 1988.
Đại hội VI Công đoàn Việt Nam đã xác
định khẩu hiểu “Việc làm và đời sống, dân chủ và công bằng xã hội” là mục tiêu
trong hoạt động của công đoàn các cấp.
Công đoàn phải động viên công nhân,
lao động đi đầu trong việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, thực hiện thắng lợi
đường lối đổi mới của Đảng, đồng thời kiên quyết đấu tranh thực hiện dân chủ xã
hội chủ nghĩa, công bằng xã hội.
Đại hội đã quyết định đổi tên Tổng
Công đoàn Việt Nam thành Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam. Các chức danh Thư ký
công đoàn gọi là Chủ tịch công đoàn, Đại hội bầu đồng chí Nguyễn Văn Tư- Uỷ viên
dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng – làm Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động
Việt Nam.
Ngày 30/6/1990, Quốc hội khoá VIII,
kỳ họp thứ 17 đã thông qua Luật công đoàn. Luật này thay thế Luật công đoàn đã
công bố ngày 5/11/1957.
Điều 1 Luật công đoàn ghi rõ:
“1. Công đoàn là tổ chức chính trị-
xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động Việt Nam (gọi chung
là người lao động) tự nguyện lập ra dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam;
là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam; là trường học chủ
nghĩa xã hội của người lao động”
Luật công đoàn năm 1990 là cơ sở pháp
lý để phát huy vai trò của công đoàn trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm
quyền dân chủ và lợi ích của người lao động trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước. Vai trò, vị trí của tổ chức công đoàn đã được xác định rõ hơn
trong hệ thống chính trị của nước Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện
đại hoá.
Quan điểm đổi mới được phát triển ở
đại hội X Công đoàn Việt Nam đó là: Trong mục tiêu phương hướng hoạt động, trong
điều kiện đất nước ta hội nhập sâu với thế giới, như Việt Nam gia nhập Tổ chức
Thương mại thế giới WTO. Vì vậy trong mục tiêu, phương hướng hoạt động công đoàn
trong 5 năm tới (2008-2013) ghi rõ:
Các nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp
chủ yếu của Công đoàn trong giai đoạn này xác định rõ:
1- Đại diện, chăm lo bảo
vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao
động.
2- Tuyên truyền, giáo dục
công nhân, viên chức, lao động góp phần xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh.
Triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động của Tổng Liên đoàn thực
hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X “Về
tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước.
3- Tổ chức các phong trào thi đua yêu nước
trong công nhân, viên chức, lao động.
4- Tiếp tục đổi mới tổ
chức và phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức công
đoàn và đội ngũ cán bộ công đoàn
Câu hỏi 4: Đồng chí hãy nêu quan điểm của Đảng
về xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh
CNH-HĐH đất nước?
Nghị quyết nêu lên 5 quan
điểm chỉ đạo của Đảng ta về vấn đề này, đó là:
Thứ nhất,
kiên định quan điểm giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua
đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thứ hai,
xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh phải gắn kết hữu cơ với xây dựng, phát huy
sức mạnh của liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí
thức dưới sự lãnh đạo của Đảng, phát huy sức mạnh của tất cả các giai cấp, các
tầng lớp xã hội; đồng thời tăng cường quan hệ đoàn kết, hợp tác quốc tế với giai
cấp công nhân trên toàn thế giới.
Thứ ba,
chiến lược xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh phải gắn kết chặt chẽ với chiến
lược phát triển kinh tế- xã hội, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội
nhập kinh tế quốc tế.
Thứ tư, đào tạo, bồi
dưỡng, nâng cao trình độ mọi mặt cho công nhân, không ngừng trí thức hoá giai
cấp công nhân là một nhiệm vụ chiến lược.
Thứ năm, xây dựng giai cấp
công nhân lớn mạnh là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội và
sự nỗ lực vươn lên của bản thân mỗi người công nhân, sự tham gia đóng góp tích
cực cảu người sử dụng lao động; trong đó, sự lãnh đạo của Đảng và quản lý Nhà
nước có vai trò quyết định, Công đoàn có vai trò quan trọng trực tiếp.
Câu hỏi 5: Đồng chí hãy cho biết chiến lược xây dựng giai cấp công nhân của tổ chức Công
đoàn trong giai đoạn hiện nay? Liên hệ thực tiễn tại Công đoàn cơ sở nơi đồng
chí sinh hoạt, công tác?
Ngày 28/1, Tổng bí thư
Nông Đức Mạnh đã ký ban hành nghị quyết hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung
ương khóa X về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân VN thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nghị quyết này
nêu rõ: “Giai cấp công nhân VN là một lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển,
bao gồm những người lao động chân tay và trí óc, làm công hưởng lương trong các
loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh
và dịch vụ có tính chất công nghiệp”.
Sau khi đánh
giá tình hình giai cấp công nhân VN trong những năm đổi mới, nghị quyết khẳng
định giữ vững quan điểm chỉ đạo của Đảng: giai cấp công nhân có sứ mệnh lịch sử
to lớn là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản
Việt Nam.
Việc xây dựng
giai cấp công nhân lớn mạnh phải gắn kết hữu cơ với xây dựng, phát huy sức mạnh
của liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức cũng
như các tầng lớp xã hội khác trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Để đạt được
mục tiêu xây dựng giai cấp công nhân trong giai đoạn hiện nay. Tổng Liên đoàn
lao động Việt Nam đã đề ra chương trình hành động:
I. Mục
tiêu Chương trình hành động của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam thực hiện Nghị
quyết Trung ương 6 là:
Nâng cao nhận
thức của cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động cả nước về vị trí,
vai trò của giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước.
Góp phần cải
thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, sức khoẻ của công nhân; nâng cao
giác ngộ giai cấp, bản lĩnh chính trị, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công
nghiệp và kỷ luật lao động, trình độ học vấn, chuyên môn nghề nghiệp cho công
nhân; xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh.
Tiếp tục đổi
mới nội dung và phương thức hoạt động, xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh đáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ mới; nâng cao tinh thần trách nhiệm, chất lượng và hiệu quả
thực hiện nhiệm vụ xây dựng giai cấp công nhân của tổ chức Công đoàn.
II- Một
số chỉ tiêu phấn đấu đến hết năm 2013:
1- Hàng năm có 100% cơ
quan hành chính, đơn vị sự nghiệp nhà nước tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức;
có 90% trở lên số doanh nghiệp nhà nước tổ chức Đại hội công nhân, viên chức;
trên 50% số công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn tổ chức Hội nghị người
lao động.
2- Có 70% trở lên số công
đoàn cơ sở doanh nghiệp tổ chức thương lượng với người sử dụng lao động, xây
dựng, ký kết và tổ chức thực hiện Thỏa ước lao động tập thể, nhất là những nơi
đông công nhân, lao động. Phấn đấu xây dựng và ký kết Thỏa ước
lao động tập thể cấp ngành.
3- Tham gia cùng với cơ
quan quản lý nhà nước đào tạo đội ngũ công nhân để có 70% trở lên số công nhân
được đào tạo chuyên môn, nghề nghiệp; phấn đấu giảm số vụ tai nạn lao động
nghiêm trọng chết người và bệnh nghề nghiệp; 65% trở lên số công nhân được tham
gia bảo hiểm xã hội.
4- Giới thiệu mỗi năm ít
nhất 90.000 công nhân ưu tú để cấp ủy Đảng bồi dưỡng, xem xét, kết nạp vào Đảng.
5- Kết nạp mới ít nhất 1,5
triệu đoàn viên. Đến hết năm 2013, có 70% số doanh nghiệp đủ điều kiện theo quy
định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam thành lập được công đoàn cơ sở và tập hợp
được từ 60% trở lên số công nhân, viên chức, lao động trong doanh nghiệp gia
nhập công đoàn.
6- 100% cán bộ công đoàn
các cấp được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về lý luận, nghiệp vụ công đoàn.
7- Phấn đấu tỷ lệ cán bộ
nữ tham gia Ban Chấp hành công đoàn các cấp đạt 30% trở lên. Các công đoàn cơ sở
và cấp trên trực tiếp cơ sở có từ 50% lao động nữ trở lên, nhất thiết phải có
cán bộ lãnh đạo chủ chốt là nữ.
8- Hàng năm có trên 80% số
công đoàn cơ sở ở các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp thuộc
khu vực nhà nước và 40% số công đoàn cơ sở ở khu vực ngoài nhà nước và doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt tiêu chuẩn Công đoàn cơ sở vững mạnh, trong
đó có 10% đạt tiêu chuẩn Công đoàn cơ sở vững mạnh xuất sắc”.
III-
Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu
1- Đại diện, chăm lo bảo
vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao
động
– Chủ động tham gia xây
dựng và kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật liên quan trực
tiếp đến công nhân, viên chức, lao động. Trước mắt là chính sách về nhà ở, đặc
biệt là nhà ở cho công nhân các khu công nghiệp và công nhân, viên chức, lao
động có thu nhập thấp; chính sách đảm bảo việc làm, tiền lương, thu nhập, bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, xây dựng nhà trẻ, mẫu giáo và các thiết chế văn hoá
phục vụ công nhân lao động.
Nghiên cứu, kiến nghị và
tham gia sửa đổi, bổ sung Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn, Luật Bảo hiểm xã
hội; qui định pháp luật về thực hiện qui chế dân chủ trong các doanh nghiệp
ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; chính sách, pháp luật
về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường; chính
sách đối với lao động nữ; chính sách đào tạo, đào tạo lại nghề cho công nhân;
chính sách khuyến khích công nhân tự học tập nâng cao trình độ học vấn, tay
nghề, chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ; chính sách đãi ngộ đặc biệt đối với công
nhân có sáng kiến, có tay nghề cao.
– Phối hợp chặt chẽ với
người sử dụng lao động tổ chức thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, tổ chức
Đại hội công nhân, viên chức, Hội nghị cán bộ, công chức, Hội nghị người lao
động bảo đảm thiết thực, hiệu quả. Hướng dẫn, giúp đỡ công nhân, lao động giao
kết Hợp đồng lao động.
– Đại diện tập thể người
lao động đối thoại, thương lượng, ký kết và tổ chức thực hiện Thoả ước lao động
tập thể với nội dung quy định có lợi hơn cho người lao động; đẩy mạnh việc ký
Thoả ước lao động tập thể cấp tổng công ty, tiến tới thực hiện ký Thoả ước lao
động tập thể cấp ngành nghề toàn quốc.
– Chủ động tham gia sắp
xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, đảm bảo
việc làm cho người lao động và thực hiện đầy đủ chính sách đối với lao động dôi
dư theo qui định của Nhà nước. Hỗ trợ, hướng dẫn, giúp đỡ công đoàn cơ sở tham
gia với người sử dụng lao động xây dựng thang bảng lương, định mức lao động; vận
động công nhân mua và giữ cổ phần trong các doanh nghiệp cổ phần hoá.
– Tham gia có hiệu quả
trong hoạt động của Uỷ ban quan hệ lao động nhằm thực hiện tốt vai trò đại diện,
bảo vệ đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động. Tổ chức thực hiện tốt việc
thông tin, đối thoại, thương lượng thường xuyên ở các cấp, đặc biệt là đối thoại
tại nơi làm việc giữa người lao động với công đoàn và người sử dụng lao động.
– Phối hợp với các cơ
quan, tổ chức hữu quan nghiên cứu, tổ chức thực hiện các biện pháp xây dựng quan
hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ, phòng ngừa tranh chấp lao động, đình công
tự phát tại doanh nghiệp; hướng dẫn, chỉ đạo công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập
thể lao động thực hiện quyền tổ chức, lãnh đạo đình công theo thủ tục, trình tự
pháp luật; tổ chức thực hiện có hiệu quả việc tham gia tố tụng các vụ án lao
động nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công nhân, lao động.
Phát triển tổ chức, nâng
cao chất lượng hoạt động tư vấn pháp luật của công đoàn nhằm thực hiện tốt quyền
được tư vấn miễn phí của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động về pháp luật
lao động và Luật Công đoàn.
– Tích cực tham gia thực
hiện Chương trình Quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động, góp phần thúc
đẩy doanh nghiệp thực hiện tốt các qui định về bảo hộ lao động. Tiếp tục kiện
toàn tổ chức, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác bảo hộ lao động của
công đoàn các cấp. Đổi mới tổ chức, nâng cao năng lực nghiên cứu và ứng dụng của
Viện Nghiên cứu Khoa học kỹ thuật Bảo hộ lao động. Tăng cường chỉ đạo, thực hiện
công tác bảo hộ lao động ở những ngành nghề, địa phương trọng điểm, doanh nghiệp
có đông công nhân, lao động thường xuyên phải làm việc ở nơi có nguy cơ cao xảy
ra tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
– Tham gia giải quyết việc
làm, chăm lo đời sống cho công nhân, viên chức, lao động thông qua hoạt động vay
vốn từ Quĩ Quốc gia giải quyết việc làm và từ các nguồn khác. Nhân rộng mô hình
Quĩ trợ vốn cho người nghèo (CEP) ở một số địa phương. Đẩy mạnh các hoạt động
đền ơn, đáp nghĩa; các hoạt động xã hội, tương thân, tương ái trong công nhân,
viên chức, lao động thông qua các chương trình Mái ấm công đoàn, Quĩ “Vì
công nhân, viên chức, lao động nghèo, Quĩ “Tấm lòng vàng nhằm góp phần xoá đói,
giảm nghèo trong công nhân, viên chức, lao động và trong xã hội.
2- Tuyên truyền, giáo dục
công nhân, viên chức, lao động góp phần xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh.
Triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động của Tổng Liên đoàn thực
hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X “Về
tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước.
– Tham gia xây dựng và
triển khai thực hiện chiến lược xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh gắn với
chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và
hội nhập kinh tế quốc tế. Thực hiện tốt công tác tham mưu cho Đảng xây dựng
chính sách về giai cấp công nhân.
– Đẩy mạnh và đa dạng hoá
các hình thức, biện pháp tuyên truyền, giáo dục trong công nhân, viên chức, lao
động; coi trọng hình thức tuyên truyền miệng, các hình thức tuyên truyền phù hợp
với điều kiện sống và làm việc của công nhân, viên chức, lao động; tập trung đầu
tư tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đối tượng là công nhân, lao
động thuộc khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài.
– Sử dụng có hiệu quả các
phương tiện thông tin đại chúng của công đoàn và phối hợp chặt chẽ với các cơ
quan tuyên truyền của Đảng, Nhà nước để tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường
lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền về tổ chức công
đoàn, nhất là tuyên truyền về những kinh nghiệm, các gương điển hình tiên tiến
trong công nhân, viên chức, lao động; nâng cao giác ngộ giai cấp, bản lĩnh chính
trị, ý thức rèn luyện tác phong công nghiệp, chấp hành kỷ luật lao động và ý chí
phấn đấu vươn lên trong nghề nghiệp, chống âm mưu diễn biến hoà bình của các thế
lực thù địch.
– Triển khai thực hiện có
hiệu quả Chương trình hành động của Tổng Liên đoàn thực hiện Nghị quyết Hội nghị
lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X “Về tiếp tục xây dựng giai
cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
– Tổ chức có hiệu quả và
đi vào chiều sâu cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh, gắn cuộc vận động với việc xây dựng nếp sống văn hoá trong công nhân, viên
chức, lao động.
– Xây dựng các tổ tự quản
và các tủ sách pháp luật về lao động, về công đoàn tại khu nhà trọ của công
nhân, lao động; nắm vững tâm tư, nguyện vọng của công nhân, lao động để chủ động
đề xuất, kiến nghị với người sử dụng lao động và các cơ quan chức năng nhằm hạn
chế và giải quyết kịp thời tranh chấp lao động, đình công tự phát làm ảnh hưởng
tới việc làm, đời sống, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; bảo đảm hài
hoà lợi ích của công nhân lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước.
– Nâng cao chất lượng hoạt
động của các Cung văn hoá, Nhà văn hoá lao động, Câu lạc bộ công nhân trong việc
tổ chức học tập, sinh hoạt văn hoá cho công nhân, lao động. Những nơi có đông
công nhân, viên chức, lao động và khu công nghiệp tập trung, Liên đoàn Lao động
địa phương cần chủ động đề xuất với cấp uỷ, chính quyền địa phương xây dựng Nhà
văn hoá công nhân và các công trình công cộng phục vụ cuộc sống hàng ngày của
công nhân, viên chức, lao động; đẩy mạnh các hoạt động văn hoá, thể thao, nâng
cao đời sống tinh thần cho công nhân, viên chức, lao động tại cơ sở.
– Đề xuất, kiến nghị sửa
đổi, bổ sung quy định của pháp luật lao động về việc dành thời gian cho công
nhân, lao động tại các doanh nghiệp được học tập nâng cao trình độ học vấn, nghề
nghiệp.
Phát động và tổ chức sâu
rộng trong công nhân, viên chức, lao động phong trào học tập nâng cao trình độ
học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp để đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực có
chất lượng cao cho sự phát triển đất nước. Phát triển sâu rộng phong trào xây
dựng đời sống văn hoá cơ sở và cuộc vận động Xây dựng nếp sống văn hoá công
nghiệp”; tích cực phòng chống tệ nạn xã hội, ma tuý, mại dâm và đại dịch
HIV/AIDS; tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao quần chúng tại cơ sở
góp phần nâng cao đời sống tinh thần trong công nhân, viên chức, lao động.
– Đẩy mạnh công tác nghiên
cứu lý luận, tổng kết thực tiễn về giai cấp công nhân và công đoàn, hướng vào
giải đáp những vấn đề thực tiễn đặt ra: về xu hướng phát triển của giai cấp công
nhân trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; về vị trí,
vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Công đoàn Việt Nam trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa; về tổ chức và hoạt động của công đoàn trong các
loại hình doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị; về mối quan hệ đoàn kết, hợp tác giữa
giai cấp công nhân Việt Nam và giai cấp công nhân, tổ chức công đoàn các nước
trong điều kiện toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế qua đó cung cấp cơ sở lý
luận và thực tiễn để tham gia với Đảng, Nhà nước xây dựng giai cấp công nhân và
tổ chức công đoàn vững mạnh trong thời kỳ mới.
– Tích cực tham gia cải
cách hành chính Nhà nước, đẩy mạnh cải cách hành chính trong hệ thống tổ chức
công đoàn. Vận động công nhân, viên chức, lao động tham gia xây dựng Đảng, Nhà
nước và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Thực hiện trách nhiệm của tổ
chức công đoàn đối với công tác phát triển tổ chức Đảng trong các loại hình
doanh nghiệp, giới thiệu công nhân ưu tú để Đảng xem xét, bồi dưỡng kết nạp
Đảng.
3- Tổ chức các phong trào thi đua yêu nước
trong công nhân, viên chức, lao động
– Tổ chức tốt các phong
trào thi đua yêu nước trong công nhân, viên chức, lao động, trọng tâm là phong
trào thi đua Lao động giỏi”, “Lao động sáng tạo. Phát triển và nâng cao chất
lượng các phong trào hiện có như “Giỏi việc nước, đảm việc nhà, “Thi đua phục vụ
công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và phát triển nông thôn, “Thi đua học
tập nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát
triển”, “Xanh- sạch- đẹp, đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động; cuộc vận động xây
dựng người cán bộ, công chức, viên chức Trung thành, sáng tạo, tận tụy, gương
mẫu
– Thực hiện tốt Luật Thi
đua, khen thưởng và Qui chế Thi đua, khen thưởng của công đoàn. Tiếp tục nghiên
cứu, làm rõ nội dung và cách thức tổ chức thi đua, khen thưởng phù hợp với các
loại hình doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài.
– Tiếp tục đổi mới công
tác thi đua, khen thưởng của tổ chức công đoàn theo hướng thiết thực, hiệu quả,
khắc phục bệnh thành tích và hình thức trong thi đua. Coi trọng việc khen thưởng
thành tích với các đối tượng là cán bộ, công nhân, viên chức, lao động trực tiếp
sản xuất, công tác.
– Tăng cường sự phối hợp
giữa các cấp công đoàn với các ngành, các địa phương trong việc chỉ đạo thi đua
trên các công trình trọng điểm.
– Chú trọng xây dựng và
nhân rộng điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt trong công nhân, viên
chức, lao động. Tổ chức các cuộc thi Luyện tay nghề, thi thợ giỏi. Tổ chức các
hoạt động nhân Ngày truyền thống thi đua yêu nước (11/6) hàng năm, thực hiện tốt
việc xét trao giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh nhằm tôn vinh công nhân, lao động tiêu
biểu có thành tích xuất sắc trong lao động, sản xuất. Phối hợp với các cơ quan
hữu quan có hình thức động viên, khen thưởng phù hợp đối với những người sử dụng
lao động ở các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế có nhiều thành tích
trong việc xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ, quan tâm đến
giải quyết việc làm, cải thiện đời sống của công nhân, lao động và hợp tác tốt
với tổ chức công đoàn.
4- Tiếp tục đổi mới tổ
chức và phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức công
đoàn và đội ngũ cán bộ công đoàn
– Tập trung đẩy mạnh các
hoạt động nhằm phát triển tổ chức, tập hợp đông đảo công nhân, viên chức, lao
động trong các thành phần kinh tế gia nhập tổ chức công đoàn, gắn với việc củng
cố, duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động của các công đoàn cơ sở đã có. Tiếp
tục xây dựng và thực hiện Chương trình phát triển đoàn viên (giai đoạn 2008-
2013),
trọng tâm là ở các doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài có đủ điều kiện thành lập công đoàn cơ sở. Nghiên cứu làm rõ lợi ích
của người tham gia công đoàn. Gắn công tác phát triển công đoàn cơ sở và đoàn
viên với việc đổi mới mạnh mẽ tổ chức, hoạt động theo hướng sát cơ sở, sát đoàn
viên, nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn cơ sở.
– Nghiên cứu, sắp xếp lại
tổ chức bộ máy, cán bộ; xác định rõ chức năng, nhiệm vụ các ban chuyên đề của cơ
quan Tổng Liên đoàn và Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành trung
ương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn, các Công đoàn ngành địa
phương theo hướng tập trung thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ công nhân, viên
chức, lao động, xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ, đảm bảo bộ
máy tinh gọn, hoạt động có hiệu quả, phù hợp với chủ trương đẩy mạnh cải cách
hành chính và nâng cao chất lượng hoạt động của cả hệ thống tổ chức công đoàn
theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 và 6 của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khoá X đề ra. Xác định rõ mô hình tổ chức, nội dung hoạt động của công đoàn
cấp trên cơ sở.
Đề cao trách nhiệm của
công đoàn cấp trên cơ sở trong việc đại diện cho đoàn viên và công đoàn cơ sở.
Làm rõ nội dung hoạt động của công đoàn cơ sở phù hợp với các thành phần kinh
tế. Nghiên cứu ban hành Qui định về tổ chức và hoạt động của công đoàn cơ sở cơ
quan xã, phường, thị trấn và nghiệp đoàn.
– Tập trung chỉ đạo việc
đổi mới nội dung, nâng cao chất lượng hoạt động của công đoàn cơ sở; bảo đảm
thực chất về chất lượng những công đoàn cơ sở đạt tiêu chuẩn Công đoàn cơ sở
vững mạnh.
– Tăng cường số lượng và
chất lượng cơ sở đào tạo của tổ chức công đoàn. Đổi mới nội dung, phương pháp
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn; gắn công tác đào tạo với công tác nghiên
cứu khoa học về công nhân và hoạt động công đoàn trong kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở ở doanh
nghiệp khu vực ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cán bộ
xuất thân từ công nhân, cán bộ nữ.
Hình thành đội ngũ giảng
viên kiêm chức, tăng cường hình thức bồi dưỡng tại cơ sở, chú trọng các nội dung
về chính sách, pháp luật lao động, kỹ năng hoạt động công đoàn và năng lực, bản
lĩnh đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên
chức, lao động. Nâng cao chất lượng dạy và học của các trường công đoàn, nhất là
Trường Đại học Công đoàn và Trường Đại học Tôn Đức Thắng; củng cố hệ thống các
trường công đoàn theo qui định của Luật Giáo dục.
– Thực hiện tốt công tác
xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn; coi trọng công tác cán bộ nữ. Bố trí hợp lý
cán bộ công đoàn chuyên trách ở các doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài có đông đoàn viên. Nghiên cứu, kiến nghị Đảng, Nhà nước
ban hành cơ chế bảo vệ cán bộ công đoàn cơ sở và chế độ phụ cấp trách nhiệm đối
với cán bộ công đoàn.
– Triển khai rộng rãi Quĩ hỗ trợ cán bộ công đoàn cơ sở. Tiếp tục kiến nghị với
Đảng phân cấp cho công đoàn chủ động trong việc thực hiện công tác cán bộ của tổ
chức công đoàn.
– Tăng cường công tác kiểm
tra của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và Uỷ ban kiểm tra công đoàn các cấp để
ngăn ngừa sự vi phạm, kịp thời phát hiện những nhân tố mới để nhân rộng và nhanh
chóng khắc phục những thiếu sót, khuyết điểm, những vi phạm của tổ chức và đoàn
viên.
– Kiện toàn bộ máy Uỷ ban
kiểm tra công đoàn các cấp để đảm bảo tương xứng với nhiệm vụ, quyền hạn được
giao.
5- Công tác vận động nữ công nhân, viên chức,
lao động
– Tổ chức tuyên truyền,
học tập, quán triệt và triển khai sâu rộng Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng chống
bạo lực gia đình và Chương trình hành động của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
thực hiện Nghị quyết 11- NQ/TW của Bộ Chính trị trong công nhân, viên chức, lao
động về công tác phụ nữ, Kế hoạch hành động Vì sự tiến bộ phụ nữ, góp phần nâng
cao nhận thức vì sự tiến bộ của lao động nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước. Thực hiện tốt Chiến lược quốc gia dinh dưỡng, Chương
trình mục tiêu quốc gia về Dân số- Kế hoạch hoá gia đình, công tác chăm sóc sức
khoẻ sinh sản cho nữ công nhân, viên chức, lao động, phòng chống HIV/AIDS và các
tệ nạn xã hội.
– Chủ động tham gia xây
dựng, hoàn thiện, triển khai thực hiện và kiểm tra, giám sát việc chấp hành luật
pháp, chính sách nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nữ công
nhân, viên chức, lao động, trọng tâm là pháp luật về lao động, bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế, bình đẳng giới. Chú trọng vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài, doanh nghiệp ngoài nhà nước có đông nữ công nhân lao động.
– Đẩy mạnh các hoạt động
xã hội trong lao động nữ. Xây dựng, phát triển Quĩ “Vì nữ công nhân, lao động
nghèo của các cấp công đoàn để tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, góp phần giảm
bớt khó khăn trong đời sống của nữ
công nhân, viên chức, lao động và gia đình. Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động của Quĩ
“Tài năng sáng tạo nữ và Quĩ “Bảo trợ trẻ em Công đoàn Việt Nam.
– Tham gia tích cực, có
hiệu quả vai trò thành viên Uỷ ban quốc gia Vì sự tiến bộ phụ nữ cấp trung ương
và Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ các ngành, địa phương, thực hiện tốt vai trò đại
diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nữ công nhân, viên chức,
lao động.
– Phát động và tổ chức sâu
rộng trong nữ công nhân, viên chức, lao động phong trào học tập nâng cao trình
độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu đổi mới
và hội nhập kinh tế quốc tế. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua Giỏi việc
nước, đảm việc nhà, gắn với phong trào Phụ nữ tích cực học tập, lao động, sáng
tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc, cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh và các phong trào thi đua khác trong nữ công nhân, viên
chức, lao động. Biểu dương, khen thưởng kịp thời các tài năng sáng tạo nữ, các
tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua và cuộc vận
động do công đoàn tổ chức.
– Chăm lo đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ nữ của công đoàn, tham mưu cho cấp uỷ cùng cấp trong công tác qui
hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và bố trí sử dụng cán bộ nữ phù hợp với yêu cầu của
từng cấp công đoàn; giới thiệu cán bộ nữ ưu tú để Đảng, Nhà nước đào tạo, bồi
dưỡng trở thành cán bộ lãnh đạo các cấp; khắc phục tư tưởng an phận, hẹp hòi
trong nội bộ cán bộ nữ. Ưu tiên tuyển dụng nữ công nhân, viên chức, lao động có
năng lực, trình độ vào cơ quan công đoàn các cấp.
– Phối hợp chặt chẽ với
Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam các cấp trong công tác vận động phụ nữ nói chung,
nữ công nhân, viên chức, lao động nói riêng. Củng cố, kiện toàn, nâng cao chất
lượng hoạt động của Ban Nữ công, Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ công đoàn. Tăng cường
sự chỉ đạo của tập thể Ban Chấp hành Công đoàn các cấp đối với công tác nữ. Phân
công nữ uỷ viên Ban Chấp hành, Ban Thường vụ có năng lực, phẩm chất tốt, có uy
tín trực tiếp phụ trách công tác nữ công của công đoàn.
6- Công tác tài chính và hoạt động kinh tế
– Thực hiện tốt công tác
thu- chi, quản lý ngân sách Công đoàn theo đúng quy định của Nhà nước và của
Tổng Liên đoàn; sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguồn kinh phí cho việc đào tạo,
bồi dưỡng, nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, sinh hoạt văn hoá, thi đua
khen thưởng, phúc lợi xã hội và các hoạt động khác của công nhân, viên chức, lao
động, kể cả việc trả lương hoặc phụ cấp lương cho cán bộ công đoàn tại doanh
nghiệp; ưu tiên kinh phí cho công tác phát triển đoàn viên, hoạt động bảo vệ
công nhân, viên chức, lao động và xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định,
tiến bộ tại doanh nghiệp.
– Tiếp tục tổ chức hoạt
động kinh tế công đoàn theo hướng sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh dịch vụ của các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công đoàn. Chú trọng
nâng cao năng lực quản lý kinh tế cho cán bộ công đoàn nhằm phát triển kinh
doanh các ngành, nghề mà tổ chức công đoàn có lợi thế và tiềm năng cả về vật
chất và con người. Hướng tới việc liên doanh, liên kết, phối hợp hoạt động có
hiệu quả giữa các đơn vị kinh tế trong hệ thống công đoàn.
– Tăng cường công tác kiểm
tra, giám sát, thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí trong công tác
tài chính và hoạt động kinh tế công đoàn.
7- Công tác đối ngoại
Quán triệt phương châm chủ
động, linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả”, coi trọng và phát triển quan hệ hữu nghị,
hợp tác với công đoàn các nước, các tổ chức công đoàn quốc tế, tổ chức phi chính
phủ và tổ chức Lao động quốc tế (ILO) trên tinh thần xây dựng, bình đẳng, hữu
nghị, hợp tác cùng có lợi, vì quyền, lợi ích của đoàn viên và người lao động,
góp phần vào công cuộc xoá đói, giảm nghèo, vì việc làm bền vững và cuộc sống
tốt đẹp hơn của người lao động, vì một thế giới hoà bình, phát triển, tiến bộ,
dân chủ và công bằng xã hội.
Chủ động tham gia các hoạt
động của các tổ chức công đoàn ngành nghề quốc tế; tăng cường tình đoàn kết quốc
tế giữa công nhân, lao động và Công đoàn Việt Nam với phong trào công nhân và
công đoàn thế giới; tranh thủ sự ủng hộ và hỗ trợ của Tổ chức Lao động quốc tế
và công đoàn các nước trong việc nâng cao năng lực hoạt động của cán bộ công
đoàn, làm tốt chức năng đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đoàn viên
công đoàn và người lao động.
IV. Liên hệ thực tiễn
tại cơ sở:
V. Nhiệm cụ của CNVC,LĐ
để thực hiện Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp Hành Trung ương Đảng thứ 6, khoá X và
chương trình hành động của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam:
– Nhận thức
đúng đắn về vị trí, vai trò, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong thời
kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng,
Nhà nước và tổ chức Công đoàn; nâng cao giác ngộ giai cấp và bản lĩnh chính trị
vững vàng; có ý thức công dân, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; có tinh thần đoàn
kết dân tộc, đoàn kết, hợp tác quốc tế; sống có tình nghĩa giàu lòng nhân ái,
tính cộng đồng cao; có tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động, có lối sống
lành mạnh; dù lao động ở thành phần kinh tế nào cũng với tư cách là người làm
chủ đất nước.
– Phải không ngừng học
tập, coi học tập là việc phải làm cả đời để lập thân. Học là điều kiện tiên
quyết để có việc làm, thu nhập và đời sống, học để trở thành người lao động có
tri thức, có văn hoá; hiểu biết về pháp luật, để hoàn thành tốt nghĩa vụ công
dân và biết tự đấu tranh bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình theo
quy định của pháp luật. Từng công nhân lao động cần tự xây dựng cho mình kế
hoạch học tập về từng lĩnh vực cụ thể, phù hợp với điuề kiện sống, yêu cầu của
quá trình sản xuất, công tác ở đơn vị, doanh nghiệp…
– Sáng tạo trong lao
động, sản xuất, có lương tâm nghề nghiệp, yêu ngành, yêu nghề, gắn bó với cơ
quan, đơn vị và doanh nghệp; nâng cao năng suất lao động, để có việc làm, thu
nhập ổn định cuộc sống của bản thân và gia đình.
– Tích cực tham gia
hoạt động công đoàn, vận động công nhân gia nhập công đoàn và các tổ chức chính
trị, xã hội; tham gia xây dựng Đảng và bộ máy chính quyền trong sạch, vững mạnh,
thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng.
Câu hỏi 6: Đồng
chí hãy viết một bài khoảng 1.500 từ cống hiến ý tưởng hay, có ý nghĩa thực tiễn
cho hoạt động Công đoàn hoặc những kỷ niệm sâu sắc trong hoạt động Công đoàn của
đồng chí?
Câu hỏi phụ: Đồng chí cho biết Công đoàn Công ty Điện lực 3 thành lập từ năm nào? đã trải qua
mấy kỳ Đại hội?
(Phần trả lời câu hỏi phụ không
ghi vào bài thi chính thức, để đáp án riêng)
Trên đây là phần tư liệu
tham khảo do Văn phòng công đoàn biên soạn, các phần viết cá nhân phải bổ sung
thêm cho hoàn chỉnh bài dự thi.
VPCĐ
———————————
Tài liệu
tham khảo
– Cuốn 3/4 thế kỷ
công đoàn Việt Nam xây dựng và phát triển- Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
– Lịch sử phong trào
công nhân, công đoàn thế giới và Việt Nam.NXB Lao động H. 1983.
– Niên giám Công
đoàn Việt Nam khoá IX. NXB Lao động năm 2004.
– Hỏi- đáp Nghị
quyết hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương
khóa X về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân VN thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước.
– Văn kiện Đại hội
công đoàn Việt Nam lần thứ X.