Tư duy phản biện là gì? 5 kỹ năng tư duy phản biện quan trọng
Tư duy phản biện là gì? 5 kỹ năng tư duy phản biện quan trọng
Hiện nay tư duy phản biện được xem là một trong những kỹ năng quan trọng nhất kể cả trong môi trường học tập, làm việc hay nghiên cứu khoa học. Vậy bạn hãy ngẫm nghĩ chính xác tư duy phản biện là gì? 5 kỹ năng tư duy phản biện bao gồm những kỹ năng nào? Hãy cùng đọc bài viết dưới đây của SAM sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về kỹ năng tư duy phản biện biện nhé!
Hầu hết các nhà tuyển dụng hiện nay khi đăng các bài tuyển dụng nhân sự hoặc khi nói họ luôn kỳ vọng vào nhân sự có khả năng tư duy phản biện. Đặc biệt, với các vai trò cần phân tích, suy luận, sáng tạo thì kỹ năng tư duy phản biện này càng không thể thiếu.
Cũng có vài trường Đại học đã và đang thiết kế mô một mô hình học hướng đến nâng cao khả năng phản biện, cũng như kỹ năng tư duy phản biện cho các sinh viên nhưng thực trạng thì không phải ai cũng nắm rõ được khái niệm cũng như áp dụng vào đời sống. Thế nên KienThucDaoTao sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm cũng như cách thức áp dụng vào học tập và công việc.
Tư duy phản biện là gì ?
Tư duy phản biện có từ tiếng Anh (Critical thinking) có nghĩa là khả năng suy luận, suy nghĩ rõ ràng và hợp lý. Tư duy phản biện là chủ đề của nhiều cuộc tranh luận đã có từ rất lâu đời. Hiện nay thời đại 4.0 sẽ có hàng vạn các chủ đề tranh luận do đó chúng ta cần phải có tư duy phản biện để có thể đưa ra được hướng giải quyết và đi đến một mục đích có lợi nhất. Tư duy phản biện chúng ta có thể xem là một khả năng tham gia vào quá trình suy nghĩ phản xạ và độc lập.
Những người đã có được kỹ năng tư duy phản biện họ sẽ không dễ dàng chấp nhận một ý tưởng giả định nào đó. Họ sẽ tìm cách xem các lập luận cũng như là ý tưởng đó có thể diễn tả toàn bộ vấn đề đó hay không. Thay vì dựa vào trực quan và bản năng, họ sẽ dựa vào kỹ năng tư duy phản biện tiến hành xác định, phân tích và giải quyết các vấn đề một cách có hệ thống.
Một số ví dụ về tư duy phản biện:
-
Quân đội vạch ra kế hoạch chiến thuận trước cho mỗi trận chiến
-
Huấn luyện viên bóng chuyền tranh thủ giờ nghỉ giải lao bàn chiến thuật tấn công vào điểm yếu của đối thủ
-
Chủ một doanh nghiệp đã nhìn trước được hậu quả kinh tế lẫn con người khi cố tìm cách gia tăng doanh số và cắt giảm chi phí…
Tầm quan trọng tư duy phản biện
. Nâng cao kỹ năng bao quát tình hình
Với việc bản thân có được một suy nghĩ rõ ràng và có hệ thống, với vốn kiến thức đã có cũng như kinh nghiệm đã tích lũy được để phân tích một vấn đề cần phản biện. Giúp bản thẩn nhìn nhận lại, suy luận đề đi đến được những kết quả xa hơn.
. Phát triển kỹ năng ngôn ngữ và trình bày
Kỹ năng tư duy phản biện là một phương thức trao đổi ngôn ngữ, nó yêu cầu ở bản thận bạn khi muốn truyền đạt hay muốn phân tích một vấn đề nào đó cần đưa ra những lập luận sắc bén nhất, logic nhất và thu hút được người nghe nhất. Đó cũng chính là lí do kỹ năng tư duy phản biện được xem là một công cụ hỗ trợ hiệu quả nhất giúp nâng cao vốn từ, kỹ năng trình bày của bản thân. Và đây cũng chính là cách thức giúp phát triển trí tuể một cách tối ưu nhất.
. Tư duy phản biện thúc đẩy sự sáng tạo
Có được kỹ năng tư duy phản biện thì các giải pháp sáng tạo được đưa ra ngày càng mới và cuốn hút hơn. Nó sẽ thực sự có giá trị khi hữu ích khi có liên quan đến công việc đang diễn ra. Tư duy phản biện có vài trò cực kì quan trọng trong việc đánh giá các ý tưởng mới, lựa chọn những ý tưởng tốt nhất và sửa chúng khi cần thiết.
. Kỹ năng phản biện quan trọng trong việc tự đánh giá
Tư duy phản biện được là cộng cụ quan trọng trong việc tự đánh giá bản thân. Để có được một cuộc sống ý nghĩa, bản thân ta phải cần minh chứng và phản ánh các giá trị và quyết định của mình là đúng đắn. Đúng hay sai, bạn cần so sánh những lợi ích và bất lợi của từng lựa chọn để có thể đưa ra một quyết định hợp lý nhất, tư duy phản biện giúp bạn làm điều đó một cách tối ưu nhất.
5 kỹ năng tư duy phản biện quan trọng
#1 Quan sát
Quan sát được xem là sự khởi đầu cho tư duy phản biện. Những người tinh ý họ có thể nhìn, cảm nhận và xác định được một vấn đề mới. Đồng thời họ có thể dự đoán trước các khả năng xảy rả vấn đề trong tương lai dưa trên kinh nghiệm của bản thân.
Bạn cũng có thể rèn luyện được kỹ năng quan sát này thông qua việc giảm đi tốc độ xử lý thông tin, tập trung lắng nghe vấn đề, chú ý đến môi trường xung quanh. Một số kỹ thuật hữu ích như: ghi chép, lắng nghe tích cực,.. để có thể đánh giá lại những ghi mình ghi chép hoặc nhìn thấy được.
#2. Phân tích
Khi bạn đã xác định được vấn đề bước tiếp theo sẽ là phân tích vấn đề. Trước khi bước vào giai đoạn phân tích và đánh giá hiệu quả của một tình huống nào đó thì yêu cầu bạn phải biết được những dữ kiện, đưa ra những câu hỏi để đảm bảo dữ liệu đó là chính xác.
Kỹ năng phân tích có thể trao dồi thêm qua việc tiếp nhận những kinh nghiệm mới. Ví dụ như bạn đọc được một cuốn sách và có thêm vài khái niệm mới. Làm như vậy nhiều lần nó sẽ giúp bạn diễn dãi được thông tin mới một cách hợp lý và có được một quyết đính chính xác dựa trên tính logic đó.
#3 Suy luận
Suy luận là khả năng bạn đưa ra một kết luận cho thông tin nào đó mà bạn có được. Giai đoạn này thường yêu cầu bạn phải đặt ra những câu hỏi dựa trên những thông tin bị hạn chế.
Để cái thiện được kỹ năng này một cách hiệu quả, bạn nên đưa ra các phỏng đoán có cơ sở – thay vì bạn đưa một kết luận quá vội vàng và không mang lại hiệu quả cao. Điều này thì yêu cầu bạn phải có thật nhiều thông tin về vấn đề đang suy luận. Hãy xem xét kĩ càng trước khi đưa ra một quyết định nào đó.
#4 Giao tiếp
Bên cạnh đó thì việc giao tiếp cực kì quan trọng trong việc bạn muốn giải thích và thảo luận về các vấn đề. Mọi nỗ lực của bạn có thể trở nên đổ sông đổ biển khi bạn thiếu đi kỹ năng giao tiếp, tương tác, trình bày để làm rõ quan điểm phản biện, thuyết phục, đàm phán đối phương.
Bí quyết để bạn có thể cải thiện được kỹ năng này thường xuyên tham gia vào các buổi họp, thảo luận với những người có suy nghĩ khác biệt đối với một vấn đề chung. Song song, cần duy trì các thói quen giao tiếp lắng nghe nhiều hơn để hiểu được quan điểm của người khác, tập lập luận quan điểm của cá nhân rõ ràng, lành mạch và chặt chẽ.
#5 Giải quyết vấn đề
Sau khi đã xác định được vấn đề, phân tích thì bước cuối cùng cần làm là thực thi giải pháp đã thống nhất từ trước. Thực hiện, triển khai các giải pháp đã được đề ra. Giải quyết vấn đề chắc chắn cần có tư duy phản biện để lựa chọn đúng giải pháp và triển khai theo cách hợp lý, có lợi nhất, kịp thời nhất.
Trường Đào Tạo Kỹ Năng Quản Lý SAM