Tư duy phản biện: 5 kỹ năng cần thiết & Bí quyết cải thiện | ITD Vietnam
Mục Lục
5 kỹ năng tư duy phản biện quan trọng
Dưới đây là tổng hợp 5 kỹ năng tư duy phản biện phổ biến:
- Quan sát.
- Phân tích.
- Suy luận.
- Giao tiếp.
- Giải quyết vấn đề.
1. Quan sát (Observation)
Kỹ năng quan sát là điểm khởi đầu cho tư duy phản biện. Những người tinh ý có thể nhanh chóng cảm nhận và xác định một vấn đề mới. Họ thậm chí có thể dự đoán trước về khả năng xảy ra vấn đề trong tương lai dựa trên kinh nghiệm cá nhân.
Bạn có thể cải thiện kỹ năng quan sát bằng cách giảm tốc độ xử lý thông tin, tập luyện chú ý hơn đến môi trường xung quanh. Một số kỹ thuật hữu ích bao gồm thực hành chánh niệm (mindfulness), viết nhật ký, lắng nghe tích cực (active listening), v.v… để đánh giá lại những gì bạn đang nghe hoặc nhìn thấy. Sau đó, hãy cố gắng nhìn ra các xu hướng trong hành vi, giao dịch hoặc dữ liệu có thể hữu ích cho đội nhóm.
2. Phân tích (Analysis)
Sau khi xác định vấn đề, bước tiếp theo là thực hành phân tích. Khả năng phân tích và đánh giá hiệu quả một tình huống đòi hỏi bạn phải biết những dữ kiện, thông tin nào là thực sự quan trọng. Điều này cũng bao gồm việc tìm hiểu các nghiên cứu khách quan, đặt câu hỏi để đảm bảo dữ liệu đó là chính xác.
Kỹ năng phân tích có thể được cải thiện thông qua việc tiếp nhận những kinh nghiệm mới. Ví dụ, bạn có thể đọc sách về một khái niệm mới, hoặc tham gia một lớp học toán trực tuyến để thúc đẩy bản thân suy nghĩ theo những phương hướng và ý tưởng mới. Làm như vậy sẽ giúp bạn phát triển kỹ năng diễn giải thông tin mới, đưa ra quyết định dựa trên các phân tích logic.
3. Suy luận (Interference)
Suy luận là khả năng đưa ra kết luận về thông tin bạn có được. Quá trình này thường đòi hỏi bạn phải đưa ra câu trả lời dựa trên thông tin hạn chế. Lấy ví dụ, một thợ sửa xe cần phải suy ra lý do gì khiến động cơ xe không hoạt động mà không có sẵn những thông tin cần thiết.
Bạn có thể cải thiện kỹ năng suy luận bằng cách tập trung đưa ra các phỏng đoán có cơ sở – thay vì vội vàng đưa ra kết luận. Điều này đòi hỏi bạn phải tìm kiếm càng nhiều manh mối càng tốt (hình ảnh, dữ liệu hoặc báo cáo) để phục vụ cho mục đích đánh giá vấn đề. Hãy xem xét cẩn thận tất cả các thông tin trước khi đưa ra quyết định.
4. Giao tiếp (Communication)
Kỹ năng giao tiếp đóng vai trò rất quan trọng khi cần giải thích và thảo luận về vấn đề, cũng như các giải pháp khả thi với đồng nghiệp và các bên liên quan. Đây là kỹ năng mềm cần có cho nhiều mục đích trong công việc, bao gồm phát triển tư duy phản biện.
Bí quyết nâng cao khả năng giao tiếp là thường xuyên tham gia vào thảo luận với những người có quan điểm khác biệt về một chủ đề nhất định. Bên cạnh đó, cần duy trì các thói quen giao tiếp tốt như: lắng nghe tích cực để cố gắng hiểu quan điểm của người khác, tập giải thích ý tưởng của bạn một cách bình tĩnh và có chứng cứ. Đây sẽ là tiền đề giúp bạn đánh giá giải pháp hiệu quả hơn với đồng nghiệp của mình.
Đọc thêm: Nghệ thuật giao tiếp của nhà lãnh đạo
5. Giải quyết vấn đề (Problem-solving)
Sau khi đã xác định được vấn đề, phân tích và khám phá các biện pháp khắc phục khả thi, bước cuối cùng cần làm là thực thi giải pháp đã thống nhất trước.
Kỹ năng giải quyết vấn đề (problem solving) đòi hỏi vận dụng tư duy phản biện để tiến hành giải pháp tốt nhất, cũng như hiểu được liệu giải pháp này có mang lại hiệu quả hay không.
Bạn có thể cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề bằng cách đặt mục tiêu học hỏi thêm kiến thức trong ngành. Xử lý vấn đề tại nơi làm việc sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu bạn có hiểu biết sâu sắc về ngành nghề của mình. Ngoài ra, hãy dành thời gian quan sát cách mọi người xung quanh giải quyết các vấn đề trong công việc.
Ngoài 5 yêu cầu trên đây, tư duy phản biện còn đòi hỏi nhiều kỹ năng mềm khác như:
- Kỹ năng siêu nhận thức (Meta cognition).
- Suy luận quy nạp (Inductive reasoning).
- Tư duy thiết kế – sáng tạo.
- Kỹ năng ra quyết định
- Tư duy khái niệm.