Từ đồng nghĩa là gì? Tác dụng, phân loại và ví dụ về từ đồng nghĩa
Trong giao tiếp hàng cũng như trong văn viết, bạn sẽ thường xuyên bắt gặp từ đồng nghĩa. Đặc biệt là đối với ngôn ngữ giữa các miền với nhau hoặc kể cả tại những câu đố chữ. Nếu như bạn còn gặp nhiều thắc mắc về loại từ này thì bài viết sau đây sẽ giúp bạn làm rõ hơn về từ đồng nghĩa là gì? Tác dụng, phân loại và ví dụ về từ đồng nghĩa.
Mục Lục
Từ đồng nghĩa là gì? Khái niệm từ đồng nghĩa
Từ đồng nghĩa là những nhóm từ mang ý nghĩa gần giống nhau hoặc giống nhau. Kể cả một từ mang nhiều ý nghĩa cũng hoàn toàn có thể nằm trong nhiều nhóm đồng nghĩa riêng biệt. Nếu như bạn muốn thay đổi một từ trong câu bằng một từ đồng nghĩa với nó thì kết quả là ý nghĩa truyền tải của câu đó không có gì bị ảnh hưởng hay thay đổi. Tuy nhiên, cũng cần phải tùy vào từng sắc thái của ý nghĩa của các từ nên dễ hiểu rằng không phải bất kỳ từ đồng nghĩa nào cũng phù hợp để thay thế.
Những từ được xem như đồng nghĩa khi mà chúng có chung một nghĩa nhất định và trong một ngữ cảnh nhất định. Từ đồng nghĩa có mối quan hệ giữa các từ khác mang ý nghĩa liên quan chặt chẽ. Tương phản với từ đồng nghĩa sẽ là từ trái nghĩa.
Ví dụ về từ đồng nghĩa:
- Cha – ba : chỉ người đã sinh ra mình.
- Siêng năng – cần cù: chỉ tính cách chăm chỉ.
- Giỏi – tốt: chỉ mức độ cao trong trình độ.
Tác dụng của từ đồng nghĩa
Đối với văn viết, từ đồng nghĩa là sự lựa chọn thích hợp để giúp bạn có thể sử dụng ngôn ngữ một cách phong phú hơn, tránh được các lỗi lặp từ, thông qua đó lời văn cũng sẽ sinh động và cụ thể hơn rất nhiều.
Cũng như tùy theo từng ngữ cảnh là từ đồng nghĩa cũng sẽ biểu hiện nên các mức độ, cảm xúc và trạng thái khác nhau hay các cách thức hành động. Bởi vậy khi muốn thay thế một từ nào đó bằng từ đồng nghĩa với chúng, thì bạn vẫn nên cân nhắc kỹ bởi cho dù chúng có cùng ý nghĩa nhưng có thể cách thể hiện hay biểu đạt lại không thích hợp. Tuy nhiên nếu như sử dụng từ đồng nghĩa phù hợp chúng sẽ có tác dụng nói giảm, nói tránh, loại trừ cảm giác thô tục hay nặng nề.
Các cặp từ đồng nghĩa trong Tiếng Việt
Một số các cặp đồng nghĩa khá phổ biến:
- Ba = bố = cha
- Cốc = li
- Má = mẹ
- Bại = thua
- Dữ = ác
- Thành tựu = thành quả
- Non sông = đất nước
- Vụng về = hậu đậu đậu
- Vẻ vang = vinh quang
- Đồ sộ = khổng lồ
- Tiếng nói = ngôn ngữ
- Ngoại quốc = nước ngoài
Cách phân loại từ đồng nghĩa
Dựa trên ý nghĩa của các nhóm từ đồng nghĩa mà từ đồng nghĩa sẽ phân ra thành 2 loại chính sau đây:
- Từ đồng nghĩa hoàn toàn: hay còn được xem như là từ đồng nghĩa tuyệt đối. Đây sẽ là những nhóm từ mang ý nghĩa giống như nhau, cách sử dụng các từ này khá giống nhau nên hoàn toàn có thể dễ dàng thay thế các từ này lẫn nhau trong lời nói hay văn viết mà vẫn đảm bảo về ý nghĩa cho câu.
- Từ đồng nghĩa không hoàn toàn: hay còn được xem như là từ đồng nghĩa tương đối ( đồng nghĩa nhưng khác nhau về sắc thái), chúng sẽ bao gồm các từ có tương đồng phần nhỏ ý nghĩa nên khi bạn muốn sử dụng chúng để thay thế các từ khác phải xem xét thật kỹ lưỡng cho phù hợp để chắc chắn rằng ý nghĩa trong câu của bạn không bị ảnh hưởng quá nhiều.
Lưu ý:
Với loại từ đồng nghĩa không hoàn toàn, cho dù chúng đều mang một phần ý nghĩa tương đương nhau nhưng tuy nhiên chúng sẽ mang một sắc thái riêng biệt vì vậy mà tùy vào từng nghĩa cảnh mà bạn cần phải chọn lọc, sử dụng từ đồng nghĩa cho phù hợp.
Ví dụ:
Những người hùng của chúng ta đã hy sinh anh dũng trong cuộc chiến ấy.
Bạn cũng biết rõ rằng từ “Chết” và từ “Hy sinh” đều mang ý nghĩa giống nhau là nói tới một cá thể người bị mất đi. Tuy nhiên trong trường hợp này khi sử dụng từ “Hi sinh” sẽ nói giảm nói tránh đi sự nặng nề, đau thương, cùng với đó thể hiện nên cảm xúc tiếc thương và kính trọng.
Bài tập ví dụ về từ đồng nghĩa
Để nắm vững hơn về cách sử dụng từ đồng nghĩa, thông qua các bài tập sau đây sẽ giúp bạn củng cố lại kiến thức về loại từ này.
1. Trong các nhóm từ sau đây, từ nào sẽ không đồng nghĩa với các từ khác.
- Non nước, non sông, sông núi, đất nước, tổ tiên, nước non, nước nhà, giang sơn, tổ quốc.
- Nơi chôn rau cắt rốn, quê mùa, quê cha đất tổ, quê hương, quê hương xứ sở, quê hương bản quán, quê quán.
2. Chọn các từ ngữ phù hợp nhất.
- Từng câu văn ấy cần phải được (gọt, vót, đẽo, bào, gọt giũa) cho súc tích và trong sáng.
- Con sông ấy cứ mãi chảy ( hiền lành, hiền hậu, hiền hòa, hiền từ) như vậy giữa sự náo nhiệt của thành thị.
- Tại nơi ấy, cây phượng vĩ ngày nào còn còn đó, tới mùa hoa nở ( đỏ ửng, đỏ bừng, đỏ au, đỏ hoe, đỏ gay, đỏ chói).
3. Hãy tìm và bổ sung thêm các từ đồng nghĩa vào các nhóm từ sau đây.
- Thái, cắt,…
- Chăm chỉ, chăm,…
Lời giải:
1.
Tổ tiên và sông núi khác nghĩa với các từ còn lại.
2.
- Gọt giũa
- Hiền hòa
- Đỏ chói
3.
- Thái, cắt, xẻo, băm, chặt, chém, cưa,…
- Chăm chỉ, chăm, siêng năng, cần cù, cần mẫn,…
Xem thêm:
Và đây là các kiến thức liên quan tới từ đồng nghĩa. Đó chính là một trong các loại từ cơ bản cũng như quan trọng trong Tiếng Việt. Khi bạn có thể hiểu rõ được từ đồng nghĩa là gì? Tác dụng, phân loại và ví dụ về từ đồng nghĩa sẽ hỗ trợ bạn rất tốt trong việc biểu đạt cảm xúc hiệu quả hơn rất nhiều thông qua hệ thống từ ngữ phong phú và đa dạng. Hãy đọc thật nhiều sách để có thể mở rộng thêm vốn từ của mình cũng như biết thêm nhiều nhóm từ đồng nghĩa hơn nhé!