Tụ điện là gì – Nguyên lý – Cấu tạo và Ứng dụng trong thực tế
Tụ điện là gì ? Nguyên lý hoạt động ra sao ắt hẳn là câu hỏi khá quen thuộc. Khi thấy hầu hết các thiết bị điện trong gia đình đều có, nhưng vẫn chưa biết công dụng của nó ra sao. Điều đó sẽ được giới thiệu trong bài viết này.
Tụ điện là gì
Tụ điện là gì? Là một loại linh kiện điện tử thụ động tạo bởi hai bề mặt dẫn điện được ngăn cách bởi điện môi. Khi có chênh lệch điện thế tại hai bề mặt. Tại các bề mặt sẽ xuất hiện điện tích cùng điện lượng nhưng trái dấu.
Tụ điện có tính chất cách điện 1 chiều. Nhưng cho dòng điện xoay chiều đi qua nhờ nguyên lý phóng nạp. Chúng được sử dụng trong các mạch điện tử: mạch lọc nguồn, lọc nhiễu, mạch truyền tín hiệu xoay chiều, mạch tạo dao động .vv…
- Tụ điện có tên gọi tiếng anh là Capacitor và được viết tắt là chữ “C”.
- Đơn vị của tụ điện: là Fara (F).
- Tụ điện là một linh kiện có 2 cực thụ động lưu trữ năng lượng điện hay tích tụ điện tích bởi 2 bề mặt dẫn điện trong một điện trường.
- 2 bề mặt dẫn điện được làm từ chất điện môi không dẫn điện: Giấy, giấy tẩm hoá chất, gốm, mica
- Người ta coi tụ điện là một ắc qui mini bởi khả năng lưu trữ năng lượng điện.
Cấu tạo tụ điện
Cấu tạo của tụ điện gồm ít nhất hai dây dẫn điện thường ở dạng tấm kim loại. Hai bề mặt này được đặt song song với nhau và được ngăn cách bởi một lớp điện môi.
Cấu tạo của tụ điên bao gồm:
- Có it nhất hai dây dẫn điện, thường ở dạng tấm kim loại. Hai bề mặt này được đặt song song với nhau và được ngăn cách bởi một lớp điện môi.
- Điện môi sử dụng cho tụ điện là các chất không dẫn điện: Thủy tinh, giấy, giấy tẩm hoá chất, gốm, mica, màng nhựa hoặc không khí. Các điện môi này không dẫn điện nhằm tăng khả năng tích trữ năng lượng điện của tụ điện.
- Tên gọi điện môi thường sẽ quy định tên của tụ điện: Tụ không khí, tụ gốm, tụ mica…
Các loại tụ điện phổ biến:
- Tụ hóa: có phân cực (-), (+) và luôn có hình trụ. Trên thân tụ được thể hiện giá trị điện dung từ 0,47 µF đến 4700 µF
- Tụ giấy, tụ mica và tụ gốm: Các tụ không phân cực và có hình dẹt, không phân biệt âm dương. Có trị số được ký hiệu trên thân bằng ba số. Điện dung của tụ thường khá nhỏ, chỉ khoảng 0,47 µF.
- Tụ xoay: Thay đổi giá trị điện dung được, tụ này thường được lắp trong Radio để thay đổi tần số cộng hưởng khi ta dò đài.
- Tụ Lithium ion: có năng lượng cực cao dùng để tích điện 1 chiều.
Nguyên lý hoạt động
Nguyên lý hoạt động của tụ điện là gì? Có chu kì nạp-xả như sau:
- Nguyên lý nạp của tụ điện: Được hiểu là khả năng tích trữ năng lượng điện như một ắc qui nhỏ. Dưới dạng năng lượng điện trường. Nó lưu trữ hiệu quả các electron và phóng ra các điện tích này để tạo ra dòng điện. Nhưng điểm khác biệt lớn của tụ điện với ắc qui là tụ điện không có khả năng sinh ra các điện tích electron.
- Nguyên lý xả của tụ điện là tính chất đặc trưng và cũng là nguyên lý cơ bản trong hoạt động của tụ điện. Nhờ tính chất này mà tụ điện có khả năng dẫn điện xoay chiều.
Công dụng của tụ điện là gì
Tụ điện được ứng dụng nhiều trong các thiết bị điện tử, đây là một linh kiện không thể thiếu. Mỗi mạch điện tụ đều có một công dụng nhất định như truyền dẫn tín hiệu , lọc nhiễu, lọc điện nguồn, tạo dao động ..vv
Tụ điện trong bếp từ
Tụ điện trong hệ thống âm thanh
Tụ điện dùng để làm gì? Với những công dụng tụ điện trên đây, người ta có thể ứng dụng tụ điện vào thực tế:
- Sử dụng phổ biến trong kỹ thuật điện và điện tử.
- Hệ thống âm thanh nói chung bởi tụ điện lưu trữ năng lượng cho bộ khuyếch đại..
- Trong các chế tạo đặc biệt về vấn đề quân sự, ứng dụng của tụ điện dùng trong các máy phát điện, thí nghiệm vật lý, radar, vũ khí hạt nhân,…
- Ứng dụng của tụ điện trong thực tế lớn nhất là việc áp dụng thành công nguồn cung cấp năng lượng, tích trữ năng lượng.
Xem thêm các bài viết hay khác:
Trên đây là một vài tìm hiểu chi tiết về khái niệm: tụ điện là gì, Cấu tạo, nguyên lý và ứng dụng thực tiễn của tụ điện là gì. Có thắc mắc hay cần thêm thông tin gì các bạn hãy liên hệ theo thông tin sau nhé!
Phone/Zalo: 0932 53 43 73 Mr Thống
Skype: thongnv22
website: doluongtudong.com