Truyền thuyết là gì? Các đặc trưng của truyền thuyết (Lớp 6)?
Truyền thuyết là gì? Các đặc trưng của truyền thuyết? Phân biệt truyền thuyết và cổ tích? Mối quan hệ giữa truyền thuyết và cổ tích? Việt Nam có những loại truyền thuyết nào? Những truyện truyền thuyết trong Ngữ Văn lớp 6?
Khi chúng ta đọc những quyển truyện như Sơn Tinh – Thủy Tinh, Thánh Gióng,…ta thường nhầm lẫn tưởng rằng những câu chuyện này là cổ tích vì trong cốt truyện có những yếu tố kì ảo, thần kì. Tuy nhiên, truyền thuyết cũng là những câu chuyện có tính phóng đại. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc về truyền thuyết là gì? Truyền thuyết và cổ tích khác nhau ở đâu? Và các đặc trưng của truyền thuyết là gì?
1. Truyền thuyết là gì?
Truyền thuyết là những câu chuyện được mọi người truyền miệng trong dân gian giải thích các phong tục, tập quán hay kể về các nhân vật lịch sử thời xưa. Trong truyền thuyết thường bắt gặp những yếu tố kì ảo hay phóng đại và kết thúc của truyền thuyết thường là kết thúc mở.
Xem thêm: Các bước và cách làm văn nghị luận xã hội, văn học điểm cao
2. Các đặc trưng của truyền thuyết:
Truyền thuyết thường có những đặc trưng sau:
– Thuộc về dân gian, truyền miệng là chính.
– Kể về các nhân vật lịch sử và sự kiện có liên hệ với lịch sử.
– Truyền thuyết mang yếu tố hoang đường và hư ảo, kì diệu.
– Truyện thường có thái độ, đánh giá nhân dân về nhân vật, các sự kiện lịch sử có thật.
– Nhân vật thường được xây dựng đơn giản, có sự kết hợp kì lạ giữa những nét đời thường, thế tục với những nét phi thường, kì ảo.
Xem thêm: Viết một bài văn thuyết minh kể lại hội chợ xuân hay chọn lọc
3. Phân biệt truyền thuyết và cổ tích:
Truyền thuyết và cổ tích là hai thể loại truyện không thể thiếu trong chương trình Ngữ Văn. Câu chuyện của hai thể loại này đều mang tính kì ảo, phóng đại nên nhiều người thường nhầm. Dưới đây là những điểm khác biệt của hai thể loại truyện này:
– Về cốt truyện, nhân vật:
+ Truyền thuyết dựa theo các nhân vật lịch sử thời xưa, mang tính chất lịch sử có thật.
+ Cổ tích là những câu chuyện không có thật, hầu như những câu chuyện cổ tích là do trí tưởng tượng của nhân dân truyền nhau kể lại.
– Về nội dung:
+ Truyền thuyết: Kể về các nhân vật và chủ đề có tính lịch sử.
+ Cổ tích: Kể về những câu chuyện trong xã hội phong kiến, chuyện gia đình, anh em, bạn bè, người thân và các mâu thuẫn xung đột của họ.
– Về kết thúc câu chuyện:
+ Truyền thuyết: Kết thúc câu chuyện thường là dạng mở.
+ Cổ tích: Kết chuyện thường là kết có hậu, nhân vật hiền lành sống tốt sẽ có cái kết hạnh phúc và tốt đẹp còn những kẻ ác thì sẽ bị trừng trị.
Xem thêm: Dũng cảm là gì? Nghị luận xã hội về lòng dũng cảm hay nhất?
4. Mối quan hệ giữa truyền thuyết và cổ tích:
Truyền thuyết có thời điểm ra đời sớm hơn cổ tích. Truyền thuyết được xem như là lời lý giải về những nhân vật hay sự kiện lịch sử. Vận mệnh giữa dân tộc và truyền thuyết như gắn bó với nhau. Đó là sự kết hợp của lịch sử và các yếu tố hư cấu, kì ảo.
Cổ tích được ra đời khi xã hội có sự phân chia giai cấp, mâu thuẫn về địa vị hay quyền lợi xảy ra giữa các giai cấp với nhau. Cổ tích chủ yếu thường nói về số phận của con người trong xã hội, người giàu lấn áp người nghèo, địa chủ lấn áp nô lệ, nông dân, những kẻ có quyền thống trị những người có địa vị thấp hơn mình, kẻ ác tàn sát người hiền lành,..Và trong câu chuyện cổ tích mọi người mong muốn được sống hạnh phúc, tự do và luôn hướng đến một xã hội công bằng. Sự kết hợp giữa yếu tố hiện thực và hư cấu tạo nên cổ tích.
Vì có liên quan đến yếu tố lịch sử nên truyền thuyết tồn tại bền bỉ hơn. Trong văn học dân gian, truyện cổ tích ngày càng mờ nhạt hơn. Tuy nhiên sức hút của nó với những khán giả nhỏ tuổi còn khá nhiều.
Xem thêm: Phân tích nhân vật Dì Mây trong Người ở bến sông Châu
5. Việt Nam có những loại truyền thuyết nào?
Dựa theo từng thời kì mà truyền thuyết có những câu chuyện mang những nội dung khác nhau. Cụ thể:
+ Thời kỳ Văn Lang và Hồng Bàng: Đây là thời kì đầu tiên trong lịch sử của chúng ta, mang đậm những yếu tố sử thi, thời Vương dựng nước và giữ nước. Một số truyện truyền thuyết được kể đến ở thời điểm này điển hình: Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh,..
+ Thời kỳ Âu Lạc và Bắc thuộc: Giao đoạn 257 TCN-208 TCN là thời kì mà An Dương Vương làm vua và lập nên nước Âu Lạc. Từ giai đoạn 207 TCN đến năm 938 là thời kì Bắc thuộc, đây là khoảng thời gian mà nước ta bị xâm lược, nhân dân hết sức đứng lên đấu tranh giữ nước. Câu chuyện truyền thuyết của thời điểm này điển hình là Mỵ Châu Trọng Thủy.
+ Thời kì từ thế kỉ thứ X đến thế kỉ XV: Đây là thời kì phong kiến tự chủ, giai cấp phong kiến Việt Nam đứng lên xây dựng đất nước, đồng thời bảo vệ tổ quốc khi giặc có ý định xâm chiếm. Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XĨ là sự suy yếu của các triều đại phong kiến.
Truyền thuyết được phân chia theo các nhóm như sau:
– Về danh nhân, văn hóa: có những người như Mạc Đĩnh Chi, Chu Văn An, Trạng Trình,..
– Về địa danh, di tích lịch sử: Sự tích Hồ Gươm, Sự tích Hồ Ba Bể, Núi Ngũ Hành,..
– Về anh hùng: Yết Kiêu hay Lê Lợi, Trần Hưng Đạo,…
– Về anh hùng nông dân có yếu tố kì ảo: Quận He, Ba Vành,..
– Về anh hùng nông dân không có yếu tố kì ảo: Hầu Tạo, Chàng Lía, Lê Văn Khôi,..
Xem thêm: Cảm nhận về nhân vật Mị qua đoạn trích Ai ở xa về chọn lọc
6. Những truyện truyền thuyết trong Ngữ Văn lớp 6:
6.1. Con rồng cháu tiên:
Ngày xửa, ngày xưa, ở vùng đất Lạc Việt có chàng Lạc Long Quân tài giỏi, tinh thông võ nghệ, là con của vua dưới biển, chàng lên bờ dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi, giúp dân có cuộc sống tốt hơn. Chàng giúp dân diệt trừ yêu tinh, cáo chín đuôi. Rồi Lạc Long Quân gặp và yêu nàng Âu Cơ. Âu Cơ sinh ra 1 bọc trứng nở 100 người con. Cuộc sống hạnh phúc trôi qua, nhưng một ngày họ nhận ra rằng không thể sống mãi bên nhau vì 1 người là tiên trên núi, 1 người là rồng dưới biển. Lạc Long Quân dẫn 50 con xuống biển, Âu Cơ đưa 50 con lên non. Con trưởng đi theo mẹ, lập ra nước Văn Lang, là nhà Nước đầu tiên của Việt Nam.
6.2. Bánh chưng bánh giầy:
Vua Hùng Vương thứ sáu có hai mươi người con trai, khi đến tuổi vua muốn tìm một người nối được chí của mình lên làm vua. Vua hạ lệnh, trong lễ Tiên Vương, ai làm vừa ý mình vua sẽ truyền ngôi cho. Các lang ai nấy đều tất bật sai người tìm của ngon vật lạ để dâng vua, chỉ có Lang Liêu là buồn nhất. Chàng là người con thứ mười tám, cuộc sống hàng ngày chỉ quen với việc trồng trọt nên trong nhà chàng chẳng có gì ngoài lúa gạo, ngô khoai nên không biết dâng gì trong ngày lễ Tiên Vương. Một hôm có vị thần đến báo mộng cho chàng rằng hãy đem những hạt gạo quý giá mà chàng có dâng lên vua. Nghe lời thần, Lang Liêu đã chọn ra thứ gạo nếp ngon nhất để làm ra hai thứ bánh có hình vuông và hình tròn. Đến hôm lễ, vua rất hài lòng với mâm bánh của Lang Liêu, bèn đặt tên bánh hình vuông là bánh chưng tượng trưng cho đất, bánh tròn là bánh dày tượng trưng cho trời. Vua dùng bánh của Lang Liêu để lễ Trời, Đất và Tiên Vương. Lang Liêu được lên làm vua. Kể từ đó, nhân dân ta có truyền thống làm bánh chưng, bánh dày trong ngày Tết, thể hiện thành kính với tổ tiên.
6.3. Thánh Gióng:
Truyền thuyết “Thánh Gióng” kể về một cậu bé làng Gióng. Vào đời Hùng Vương thứ sáu, có hai vợ chồng ăn ở hiền lành mà vẫn chưa có được một mụn con. Một lần, bà lão đi ra đồng thì nhìn thấy một vết chân rất to liền ướm thử, về nhà liền mang thai. Mười hai tháng sau, bà sinh ra một câu con trai. Cậu bé tuy đã lên ba tuổi nhưng vẫn không biết nói, biết cười. Ít lâu sau, giặc Ân đến xâm lược nước ta. Nhà vua muốn tìm người tài đánh giặc cứu nước. Sứ giả đi đến làng Gióng thì kì lạ thay, cậu bé bỗng cất tiếng nói: “Mẹ mời sứ giả vào đây”. Cậu yêu cầu sứ giả về tâu với vua sắm cho một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt để đánh giặc. Từ sau hôm đó, cậu bé lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo mặc mấy cũng không vừa, người dân thấy thế cũng gớp cơm gạo vào cho cậu ăn. Giặc đến nơi cũng vừa lúc sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt đến, cậu bé vươn vai biến thành tráng sĩ, cậu dùng ít sức lực của mình nhổ ngay một khóm tre đánh tan quân giặc. Tráng sĩ đánh giặc xong cởi bỏ áo giáp sắt, cưỡi ngựa bay lên trời. Vua nhớ công ơn tôn là Phù Đổng Thiên Vương và cho lập đền thờ tại quê nhà.
6.4. Sơn Tinh Thủy Tinh:
Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Khi đến tuổi lấy chồng Vua Hùng muốn kén cho nàng một người chồng xứng đáng. Đến cầu hôn có hai vị thần tài giỏi ngang nhau, đều xứng làm rể Vua Hùng. Một người là Sơn Tinh – chúa vùng non cao. Một người là Thuỷ Tinh – chúa vùng nước thẳm. Để lựa chọn được chàng rể xứng đáng, Vua Hùng bèn đặt ra điều kiện: “Ngày mai ai mang lễ vật gồm: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi đến trước thi ta sẽ gả con gái cho”. Hôm sau, Sơn Tinh mang lễ vật đến truớc, cưới được Mị Nương. Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa gọi gió, dâng nước sông lên cuồn cuộn làm cho thành Phong Châu ngập chìm trong nuớc. Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép bốc từng quả đồi, dời tùng dãy núi, đắp thành dựng luỹ, ngăn chặn dòng lũ. Hai bên đánh nhau không ai chịu nhường ai nhưng lần nào dâng nước đánh Sơn Tinh thì Thủy Tinh cũng thua. Cuối cùng Thuỷ Tinh đuối sức phải chịu thua. Từ đó, oán nặng thù sâu, hàng năm Thủy Tinh vẫn làm mưa gió, bão lụt,dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng năm nào cũng mang thất bại trở về.
6.5. Sự tích Hồ Gươm:
Vào thời giặc Minh đô hộ nước ta chúng đã làm nhiều điều bạo loạn. Bởi lẽ đó mà Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa tại Lam Sơn nhưng ban đầu do thế còn yếu nên đã bị thua. Khi nhìn thấy điều mà Lê Lợi đang cố gắng thực hiện, Đức Long quân đã quyết định cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần để giết giặc. Để có được một chiếc gươm thần hoàn chỉnh thì Lê Lợi cũng phải trải qua nhiều chuyện. Chuyện bắt đầu từ Lê Thận – một người đánh cá, trong một lần đi đánh cá ông kéo ba lần lưới đều gặp một thanh sắt, đến khi nhìn kĩ mới biết hóa ra đấy là một lưỡi gươm. Ít lâu sau khi Lê Lợi chạy vào trong rừng do bị giặc truy đuổi thì bắt được chuôi gươm, đây không phải chiếc chuôi gươm bình thường do nó có nạm ngọc. Lê Lợi đem chuỗi gươm mà mình bắt được tra vào lưỡi gươm mà Lê Thận kéo lên được từ lần đi đánh cá thì vừa như in. Khi đó Lê Lợi nhận ra đây là gươm thần. Có gươm thần, nghĩa quân Lam Sơn đánh đâu thắng đấy, lũ giặc Minh sau bao năm đô hộ cuối cùng cũng cuốn xéo về nước. Khoảng 1 năm sau khi chiến thắng, Lê Lợi đang chơi thuyền trên hồ Tả Vọng, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại gươm thần. Kể từ đó hồ Tả Vọng đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm hay Hồ Gươm.