Truyền thông marketing là gì? Vai trò, cách xây dựng chiến lược – Miko Tech

Hiện nay, sự phát triển chóng mặt của các kênh truyền thông, mạng xã hội đã làm cho các doanh nghiệp phải nỗ lực hết sức để “cạnh tranh”, giành lấy vị trí tốt nhất trong trí nhớ của khách hàng. Nhờ đó mà nhu cầu truyền thông marketing trong các doanh nghiệp cũng tăng cao.

Vậy truyền thông marketing là gì? Đâu là các mục tiêu truyền thông trong marketing? Những kênh và công cụ nào hiệu quả cho việc thực hiện các chiến lược truyền thông? Cùng Miko Tech theo dõi ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu nhé!

Truyền thông marketing là gì?

Truyền thông Marketing – Marketing Communication (viết tắt: Marcom) là phương tiện được các công ty sử dụng để truyền tải thông điệp về sản phẩm và thương hiệu của họ, trực tiếp hoặc gián tiếp đến khách hàng với mục đích thuyết phục họ mua hàng.

Các marketer sẽ sử dụng các công cụ khác nhau của truyền thông marketing để tạo nhận thức về thương hiệu trong số các khách hàng tiềm năng, dựng lên trong tâm trí của khách hàng một số hình ảnh về thương hiệu, giúp họ nhanh chóng đưa ra quyết định mua hàng.

Truyền thông Marketing tích hợp là gì?

Khái niệm truyền thông Marketing tích hợp

Truyền thông marketing tích hợp (Integrated Marketing Communications) là việc sử dụng và phối hợp nhiều công cụ truyền thông một cách chặt chẽ, đáp ứng mọi yêu cầu đến từ nhiều nhóm khách hàng khác nhau

Truyền thông tích hợp imc là gì?Truyền thông tích hợp imc là gì?
Truyền thông tích hợp imc là gì?

Mục đích của truyền thông marketing tích hợp IMC là tăng doanh thu ngắn hạn, xây dựng giá trị cổ đông và thương hiệu dài hạn.

Đặc trưng của Truyền thông Marketing tích hợp (IMC) là:

  • Tính liên tục: Sử dụng chủ đề, hình ảnh hay giọng điệu nhất quán trong tất cả các quảng cáo hay hình thức Truyền thông Marketing khác
  • Tính định hướng chiến lược: Đạt được những mục tiêu chiến lược của công ty.

Mô hình truyền thông Marketing tích hợp

Hiện nay, có rất nhiều mô hình khác nhau được áp dụng trong các chiến lược truyền thông Marketing. Và AIDA là một trong số những cách tiếp cận được đánh giá là phù hợp với xu hướng Marketing Online ngày nay.

AIDA (Attention, Interest, Desire và Action) là một mô hình truyền thông Marketing cổ điển nhưng “lợi hại, giúp doanh nghiệp hiểu được quá trình nhận thức của người tiêu dùng khi đưa ra quyết định mua hàng. Từ đó, đưa ra được những chiến lược truyền thông phù hợp với từng giai đoạn

Các mục tiêu truyền thông trong marketing

Hai mục tiêu chính của truyền thông trong marketing là:

Mục tiêu của truyền thông marketingMục tiêu của truyền thông marketing
Mục tiêu của truyền thông marketing

  • Hình thành và duy trì nhu cầu đối với sản phẩm, dịch vụ thông qua việc xây dựng thương hiệu doanh nghiệp bền vững trong tâm trí khách hàng.
  • Rút ngắn chu kỳ bán hàng và cung cấp dịch vụ bằng việc thấu hiểu hành vi của khách hàng tiềm năng

Các công cụ truyền thông Marketing của doanh nghiệp

Để hoạt động marketing truyền thông diễn ra hiệu quả, bắt buộc bạn phải sử dụng đa dạng các công cụ truyền thông. Tùy vào mục đích, đối tượng và quy mô chiến dịch mà bạn có thể lựa chọn công cụ phù hợp.

Quảng cáo – Advertising

Quảng cáo là một kênh hiệu quả để truyền tải thông điệp qua các phương tiện truyền thông, giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng trực tiếp hoặc tiềm năng.

Tùy thuộc vào cách thức và chiến lược, doanh nghiệp có thể chọn hình thức miễn phí hoặc tính phí để truyền tải thông điệp với các hoạt động advertising đa dạng như trang báo, đài truyền hình, billboard,..

Xúc tiến bán hàng – Sales Promotion

Sales Promotion là những hoạt động ngắn hạn để hỗ trợ các công tác quảng cáo, giúp tăng lượng bán sản phẩm và dịch vụ. Đối tượng của hoạt động này bao gồm cả trung tâm phân phối và người tiêu dùng cuối cùng (end-user).

Xúc tiến bán hàng (promotion) không chỉ là khuyến mại, giảm giá mà còn phải cung cấp nhiều giá trị gia tăng, thêm động lực để khách hàng ra quyết định.

Đội ngũ bán hàng cá nhân

Mỗi nhân viên là một “kênh” để quảng bá thương hiệu và văn hóa doanh nghiệp. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp xem đây là chiến lược trọng tâm bởi nhân viên bán hàng là yếu tố góp phần tăng doanh thu, đặc biệt trong những ngành nghề cung cấp sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao.

Đội ngũ bán hàng cá nhânĐội ngũ bán hàng cá nhân
Đội ngũ bán hàng cá nhân

Do đó, bạn cần chú trọng vào việc đào tạo, huấn luyện để đội ngũ nhân viên nắm rõ việc thông điệp truyền thông marketing là gì để họ hiểu rõ hơn về những giá trị mà doanh nghiệp muốn mang lại cho khách hàng.

Quan hệ công chúng – PR

PR bao gồm nhiều hoạt động liên quan đến các nhóm khách hàng tiềm năng, đối tác hoặc cộng đồng. Ngoài ra, nó còn có cả các hoạt động giải quyết khủng hoảng truyền thông, xử lý tin đồn, tổ chức sự kiện họp báo hoặc làm việc với báo chí để quảng bá sự kiện.

Tiếp thị trực tiếp – Direct Marketing

Đây là hình thức tương tác trực tiếp giữa doanh nghiệp và khách hàng với các hoạt động như phát tờ rơi, brochure, bản tin hoặc coupon giảm giá,…

Mục tiêu chính của hình thức Direct Marketing là availability (tính sẵn sàng có mặt) và visibility (tính nhận diện rõ ràng).

Tiếp thị trực tiếp đòi hỏi các nhà làm truyền thông tiếp thị phải theo sát các điểm bán, gia tăng điểm tiếp xúc, có chính sách thực hiện và đo lường rõ ràng.

Tiếp thị tương tác – Interactive Marketing

Đây là hoạt động tương tác hai chiều giữa doanh nghiệp, thương hiệu và khách hàng thông qua các thiết bị điện tử, không giới hạn về không gian và thời gian.

Tiếp thị tương tácTiếp thị tương tác
Tiếp thị tương tác

Các hoạt động tiếp thị tương tác bao gồm: email, báo điện tử, website, blog, diễn đàn, công cụ tìm kiếm, Mobile/SMS hoặc game,… Ưu điểm của các kênh truyền thông này là sự sáng tạo không giới hạn với chi phí thấp.

Xây dựng chiến lược truyền thông Marketing

Để có được một chiến lược truyền thông thành công, bạn cần có sự đầu tư chỉn chu trong việc lên kế hoạch. Dưới đây là các bước để xây dựng một chiến lược truyền thông Marketing hiệu quả:

  • Bước 1: Xác định đối tượng mục tiêu để thông điệp truyền thông được cụ thể hóa và mang tính thuyết phục cao
    • Họ là khách hàng hiện hữu và khách hàng tiềm năng?
    • Những yếu tố tạo nên sự khác nhau giữa những nhóm khách hàng hiện tại bao gồm nhân khẩu học, tâm lý, sở thích hoặc lối sống
  • Bước 2: Xác định mục tiêu truyền thông để có cơ sở xây dựng và đo lường hiệu quả
  • Bước 3: Xây dựng thông điệp truyền thông trong Marketing
    • Doanh nghiệp có thể nói những gì mình nghĩ đến người tiêu dùng bằng thông điệp truyền thông
    • Chọn những thông điệp tích cực, ngắn gọn để dễ gây ấn tượng với khách hàng
  • Bước 4: Xây dựng chiến lược và chọn công cụ Marketing phù hợp
    • Xác định thông điệp mình muốn truyền tải đến khách hàng là gì?
    • Tuỳ vào đặc điểm khách hàng và thị trường, khả năng của doanh nghiệp mà chọn thương thức tiếp cận phù hợp như truyền hình, truyền thanh, báo, tạp chí,Internet, thư tín, trạm xe buýt,…
  • Bước 5: Triển khai các công việc trong kế hoạch
  • Bước 6: Đo lường hiệu quả và hiệu chỉnh cho phù hợp
    • So sánh hiệu quả mà hoạt động truyền thông đạt được với mục tiêu truyền thông đề ra ban đầu
    • So sánh chi phí phải bỏ ra giữa các phương tiện truyền thông khác nhau để đạt được một đơn vị đo lường cụ thể.

Vai trò và mối quan hệ giữa truyền thông marketing và xúc tiến thương mại

Ngày nay, truyền thông Marketing được xem như “cánh tay phải” hỗ trợ đắc lực cho các chiến lược marketing mix khác. Thông qua các chiến lược truyền thông Marketing, khách hàng sẽ biết đến những công dụng, lợi ích và giá trị mà sản phẩm mang lại cho người dùng.

Truyền thông marketing và xúc tiến thương mạiTruyền thông marketing và xúc tiến thương mại
Truyền thông marketing và xúc tiến thương mại

Do đó, chiến lược truyền thông marketing giúp doanh nghiệp tăng doanh số của các sản phẩm hiện tại, tăng độ nhận diện thương hiệu và yêu thích của khách hàng đối với sản phẩm mới.

Việc kết hợp hiệu quả giữa chiến lược truyền thông với các yếu tố khác của marketing hỗn hợp sẽ giúp doanh nghiệp quảng bá thương hiệu một cách dễ dàng hơn.

Chương trình đào tạo của ngành truyền thông Marketing

Nắm bắt được nhu cầu phát triển không ngừng của khoa học công nghệ và truyền thông, hiện nay, có rất nhiều trường đại học, cao đẳng trên cả nước đưa ngành truyền thông Marketing trở thành chuyên ngành đào tạo chính quy để đáp ứng nguồn nhân lực tương lai.

Vì thuộc khối ngành kinh tế nên chương trình đào tạo ngành truyền thông Marketing chủ yếu là những kiến thức cơ bản về kinh tế, xã hội và những kiến thức về truyền thông.

Ngoài kiến thức chuyên môn, sinh viên theo học ngành này còn được rèn luyện các kỹ năng như: kỹ năng tư duy sáng tạo, làm việc nhóm, lập kế hoạch kinh doanh, thuyết trình, giao tiếp, khai thác thông tin,…

Triển vọng của ngành truyền thông Marketing

Với sự thay đổi nhanh chóng của người dùng Internet và các thiết bị di động, truyền thông Marketing đã trở thành một trong những ngành nghề được các doanh nghiệp săn đón về nguồn nhân lực.

Có thể thấy rằng truyền thông Marketing ngày càng có vai trò quan trọng trong mỗi doanh nghiệp, do đó, nếu sinh viên học nghiêm túc và tốt nghiệp với tấm bằng này chắc chắn sẽ có nhiều cơ hội phát triển và thăng tiến trong công việc.

Như vậy, qua bài viết này, bạn đã hiểu được truyền thông marketing là gì? Vai trò, cách xây dựng chiến lược, các kênh và các công cụ làm truyền thông hiệu quả. Hy vọng với những thông tin này, bạn có thể nắm vững kiến thức về truyền thông cũng như ứng dụng nó phù hợp vào công việc của mình nhé!