Truyện cổ tích là gì? Vì sao được ví như “người bạn đầu tiên” của bé? – Máy đánh bóng sàn

Tuổi thơ của chúng ta gắn liền với những câu chuyện cổ tích được các bà, các mẹ kể cho nghe trong những đêm hè gió mát. Vậy truyện cổ tích là gì? Có những đặc trưng gì nổi bật? Vì sao truyện cổ tích được ví như người bạn đầu tiên của bé? Hãy cùng maydanhbongsan.com tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!

Truyện cổ tích là gì? 

Chương trình Ngữ Văn lớp 6 và lớp 10 đã giải thích khái niệm truyện cổ tích là gì như sau: Truyện cổ tích là một thể loại văn học dân gian tự sự, sử dụng những yếu tố hư cấu, kì ảo nhằm thể hiện cái nhìn chân thực của nhân dân đối với đời sống. Qua đó bộc lộ quan niệm về đạo đức, công lý xã hội, ước mơ về một cuộc sống tươi đẹp, bình đẳng hơn của nhân dân lao động. 

Thế nào là truyện cổ tích?

Những nhân vật phổ biến trong truyện cổ tích thường là: người có hình dạng xấu xí, người con riêng, người mồ côi, nhân vật dũng sĩ, nhân vật có tài năng kỳ lạ (cô tiên, ông bụt, người khổng lồ, quỷ,…), nhân vật thông minh/ ngốc nghếch hay cả những nhân vật là động vật nhưng biết nói và có tính cách, suy nghĩ, hành động như con người. 

Truyện cổ tích ra đời khi nào?

Theo nhiều tài liệu nghiên cứu, truyện cổ tích có mặt từ rất sớm. Các nhà nghiên cứu cho rằng truyện cổ tích được sinh ra từ thần thoại, từ thời kỳ tan rã của chế độ công xã nguyên thủy. Lúc bấy giờ, sự có mặt của cổ tích góp phần đáp ứng nhu cầu nhận thức và lý giải về đời sống. Vì vậy, có thể thấy rằng cổ tích xuất hiện khi con người định hình được cuộc sống trong thế giới tự nhiên và coi cổ tích là phương tiện để truyền tải đời sống xã hội. 

Các loại truyện cổ tích Việt Nam thường gặp

Truyện cổ tích Việt Nam được chia thành những loại sau: 

Truyện cổ tích về loài vật

Nhân vật trung tâm của loại truyện này được chia thành 2 loại: 

  • Các giống vật nuôi trong nhà như chó, mèo, lợn, gà, trâu, bò,… Loại truyện này thường miêu tả đặc điểm đặc trưng và đi kèm theo đó là lý giải về nguồn gốc của những đặc điểm đó. Ví dụ: Chó ba cẳng, Trâu và ngựa,… 

  • Các con vật hoang dã như cáo, sóc, chồn, hổ, báo,…. Nhóm truyện này thường ca ngợi những loài vật thông minh, đã dùng mưu mẹo của mình để chiến thắng những con vật mạnh hơn mình. Ví dụ: Rùa và Thỏ, Con cáo và chùm nho,…

Truyện cổ tích về loài vật

Truyện cổ tích thần kỳ

Thường kể về những sự việc xảy ra trong đời sống của con người. Đó có thể mà mâu thuẫn gia đình, tình yêu – hôn nhân, quan hệ xã hội,… Phản ánh trực tiếp đời sống xã hội cũng như số phận của con người. 

Nhóm truyện này lại được chia thành 2 loại truyện chính: 

  • Truyện cổ tích kể về các nhân vật dũng sĩ, tài giỏi: Họ là người có tài năng đặc biệt trong 1 lĩnh vực nào đó. Nội dung truyện thường kể về những cuộc phiêu lưu của nhân vật chính. Cuối cùng, họ lập chiến công, tiêu diệt cái ác, bảo vệ sự công bằng, cái thiện,…. Ví dụ: Thạch Sanh,…

  • Truyện cổ tích kể về những nhân vật bất hạnh: Đó là những người con riêng, người xấu xí, người em út, người ở,… Họ bị xã hội ngược đãi, sống ở tầng lớp cuối cùng. Về mặt tính cách, họ là người tốt, có đạo đức, biết đối nhân xử thế,…. Kết thúc truyện là nhân vật chính vượt qua thử thách, đổi đời và được hưởng hạnh phúc. Ví dụ: Lấy vợ Cóc, Thạch Sanh,… 

Truyện cổ tích thế tục

Đó là những câu truyện kể về những sự kiện phi lý, khác thường được rút ra từ thế giới trần tục. Thường sử dụng những yếu tố hư cấu, kỳ ảo. 

Nhân vật trung tâm của cổ tích thế tục thường tích cực, chủ động hơn hơn so với trong cổ tích thần kỳ cho dù họ gặp nhiều bế tắc và có kết cục bi thảm. Xung đột trong cổ tích thế tục cũng được giải quyết theo logic hiện thực, không giải quyết theo cõi huyền ảo như trong cổ tích thần kỳ. 

Nhóm này lại được chia thành các loại sau: 

  • Truyện cổ tích kể về các nhân vật bất hạnh, thường kết thúc không có hậu: Sự tích chim quốc, Trương Chi,… 

  • Truyện cổ tích phê phán những hành vi, thói hư tật xấu của con người: Gái ngoan dạy chồng, Đứa con trời đánh,… 

  • Truyện cổ tích kể về người thông minh như: Em bé thông minh, Xử kiện tài tình, Nói dối như Cuội,… 

  • Truyện cổ tích kể về người ngốc nghếch: Làm theo vợ dặn, Chàng ngốc được kiện,… 

Truyện cổ tích Việt Nam có đặc trưng gì?

Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam rất đa dạng, phong phú nhưng đều có những điểm chung sau đây: 

  • Xây dựng thế giới hư cấu, kì ảo

  • Dung lượng truyện cổ tích ngắn, cốt truyện hoàn chỉnh, có tính mô típ. 

  • Có tính giáo huấn cao, mỗi câu chuyện là một bài học hay về cách ứng xử, đạo lý, lẽ sống công bằng,… 

  • Được lưu truyền bằng hình thức truyền miệng nên có nhiều dị bản. 

Những đặc trưng của truyện cổ tích 

Nội dung truyện cổ tích là gì? 

Truyện cổ tích thường đề cập đến những vấn đề sau: 

Các xung đột diễn ra trong gia đình và xã hội

  • Phản ánh các mâu thuẫn trong gia đình như: anh em ruột thịt, chị em gái, dì ghẻ – con chồng, anh em cùng cha khác mẹ, con nuôi – con ruột, hôn nhân,… 

  • Những xung đột bên ngoài xã hội ít được đề cập hơn xung đột gia đình. Một số tác phẩm tiêu biểu như: Của trời trời lấy lại, Cái cân thủy ngân,… 

=> Dù là mâu thuẫn trong gia đình hay ngoài xã hội thì truyện cổ tích phản ánh rất sâu sắc, thể hiện tinh thần nhân đạo cao cả, trừng trị cái xấu, cái ác. 

Lý tưởng hóa thẩm mỹ của nhân dân

Truyện cho thấy sự bế tắc của những tầng lớp dưới đáy xã hội. Họ bị áp bức, phải chịu nhiều bất công, không ai có thể đứng lên giúp đỡ họ được. Vì vậy, các tác giả nhân gian đã giải quyết vấn đề, tìm sự trợ giúp từ các lực lượng thần kỳ. Những lực lượng thần kỳ này là phương tiện giúp nhân vật được sống trong một xã hội lý tưởng, công bằng. Họ luôn đứng về phía thiện, trợ giúp cho những nhân vật bất hạnh. 

Ngoài ra, truyện cổ tích còn đề cập đến triết lý sống, đạo lý làm người và ước mơ về xã hội công bằng của người dân. 

Vì sao truyện cổ tích được ví như “người bạn đầu tiên” của trẻ nhỏ?

Hiện nay, nhiều gia đình có thói quen kể, đọc truyện cổ tích cho bé nghe, bé ngủ. Sở dĩ thể loại truyện này được ví như người bạn đầu tiên của trẻ là bởi: 

  • Phù hợp với tâm ý của tuổi trẻ: Những câu chuyện cổ tích luôn có những hình ảnh sinh động và lôi cuốn nên rất thu hút trẻ tìm đọc và mong muốn được nghe kể lại. 

  • Có tính giáo dục cao: Những câu chuyện cổ tích giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Nó giúp trẻ nhận biết được đâu là cái đẹp, cái xấu, cái thiện, cái ác,… Từ đó giúp nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, giúp các em phát triển tư duy lành mạnh nhất, trong sáng nhất. 

Vì sao truyện cổ tích được xem là người bạn của trẻ nhỏ?

Những truyện cổ tích Việt Nam hay nhất

Dưới đây là những câu chuyện cổ tích Việt Nam hay và ý nghĩa nhất, các bậc phụ huynh có thể lưu lại cho các bé đọc truyện cổ tích hoặc kể cho bé nghe: 

Tên truyện cổ tích
Ý nghĩa giáo dục

Tấm Cám

Những người sống lương thiện, hiền lành sẽ gặp nhiều may mắn, có cuộc sống hạnh phúc. 

Cây tre trăm đốt

Chăm chỉ, chịu khó và cần cù thì kỳ tích, sự may mắn sẽ đến. 

Hồn trương ba, da hàng thịt

Vợ chồng phải chung thủy với nhau thì mới có cuộc sống hạnh phúc, êm ấm.

Sự tích dã tràng xe cát biển Đông

Những người có lòng tham không đáy, hay làm chuyện xấu thì chắc chắn sẽ bị hưởng quả báo, bị trừng trị thích đáng.

Sự tích cây vú sữa

Khuyên răn chúng ta phải sống hiếu thảo với cha mẹ. 

Tỉnh Chu

Con cháu phải sống hiếu thảo và nghe lời ông bà. 

Sự tích trầu cau

Tình cảm vợ chồng, tình anh em máu mủ ruột già keo sơn. 

Sự tích cây khế

Anh em trong nhà phải biết yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ nhau khi hoạn nạn, khó khăn. Đồng thời, cũng khuyên chúng ta không nên sống tham lam, ích kỷ. 

Sự tích con muỗi

Những kẻ sống vô ơn chắc chắn sẽ gặp quả báo sớm.

Sự tích Chú Cuội cung trăng

Trong cuộc sống, chúng ta phải luôn thận trọng khi làm việc, nhất là những công việc quan trọng. 

Sự tích ba lưỡi rìu

Người có đức tính trung thực sẽ luôn gặp những điều tốt đẹp. 

Cô bé quàng khăn đỏ

Khuyên răn các bé phải biết nghe lời ông bà, cha mẹ. 

Hy vọng qua những chia sẻ trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ truyện cổ tích là gì. Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, bạn thích nhất là câu chuyện nào, hãy để lại bình luận bên dưới cho mình biết nhé!