Truy xuất nguồn gốc là gì? Quy trình và cách thực hiện | VIETPAT

Đầu 2019, Quyết định 100/QĐ-TTg phê duyệt Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc đã có hiệu lực. Vậy Truy xuất nguồn gốc là gì? Cùng tìm hiểu qua các thông tin sau đây

nguon goc

Truy xuất nguồn gốc là gì? Quy trình và cách thực hiện

Truy xuất nguồn gốc là gì?

Truy xuất nguồn gốc là giải pháp ưu việt nhất trong những giải pháp hiện nay có thể giúp cho người tiêu dùng biết rõ về nguồn gốc, xuất xứ cũng như các công đoạn để làm ra sản phẩm. Đây cũng chính là cách cụ thể nhất giúp doanh nghiệp truyền tải thông điệp về chất lượng sản phẩm đến khách hàng.

Truy xuất nguồn gốc là một việc làm cấp thiết mà nhà cung cấp cần thực hiện để bảo vệ sản phẩm, hình ảnh cũng như độ uy tín của mình. Việc làm này giúp doanh nghiệp tránh tình trạng hàng giả, hàng nhái làm ảnh hưởng. Cũng có thể hiểu rằng tem truy xuất chính là  tấm lá chắn bảo vệ, nâng tầm hình ảnh công ty, cũng như là nời giúp khách hàng đặt niềm tin lên sản phẩm

Hiện đã có Thông tư 25/2019/TT-BYT quy định truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm, Thông tư này có hiệu lực từ 16/10/2019

Nguyên tắc truy xuất nguồn gốc sản phẩm

  • 1. Việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm theo nguyên tắc: một bước trước – một bước sau, bảo đảm theo dõi và nhận diện được:
    – công đoạn sản xuất trước và công đoạn sản xuất sau trong cơ sở sản xuất;
    – cơ sở sản xuất, kinh doanh trước và cơ sở sản xuất, kinh doanh sau đã sản xuất, kinh doanh sản phẩm
  • 2. Việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm được thực hiện theo lô sản xuất đối với sản phẩm cần truy xuất.
  • 3. Khi thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm không bảo đảm an toàn, cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm sử dụng thông tin được trích xuất từ hệ thống dữ liệu truy xuất nguồn gốc sản phẩm do cơ sở thiết lập theo quy định tại các Điều 4 và Điều 5 của Thông tư 25/2019/TT-BYT và các nguồn thông tin khác có liên quan.

Những thông tin cần cung cấp khi đăng ký truy xuất nguồn gốc hàng hóa:

Cơ sở sản xuất cần phải tiến hành tổ chức, ghi chép, lưu trữ, bảo đảm sẵn sàng trích xuất và báo cáo được các thông tin sau mới có thể thiết lập hệ thống dữ liệu truy xuất nguồn gốc sản phẩm

  • 1. Thông tin về lô sản xuất của sản phẩm
  • a) Tên sản phẩm;
  • b) Số lô sản xuất của sản phẩm;
  • c) Số lượng sản phẩm thuộc lô sản phẩm đã sản xuất;
  • d) Ngày sản xuất của lô sản phẩm;
  • đ) Hạn sử dụng đối với sản phẩm có quy định bắt buộc ghi hạn sử dụng;
  • e) Mã nhận diện sản phẩm (nếu có);
  • g) Nguyên liệu, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến của lô sản phẩm: tên, các thông tin về nguồn gốc sản phẩm theo quy định đối với sản phẩm sản xuất trong nước, các thông tin về xuất xứ hàng hóa theo quy định đối với sản phẩm nhập khẩu;
  • h) Bao bì, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm dùng để bao gói lô sản phẩm: tên, các thông tin về nguồn gốc sản phẩm theo quy định đối với sản phẩm sản xuất trong nước, các thông tin về xuất xứ hàng hóa theo quy định đối với sản phẩm nhập khẩu.
  • 2. Số lượng sản phẩm của lô sản xuất đã xuất kho, còn tồn ở các kho của cơ sở sản xuất sản phẩm
  • 3. Danh sách tên, địa chỉ của khách hàng, các đại lý phân phối sản phẩm(nếu có); số lượng sản phẩm của lô sản xuất đã nhập, đã bán và còn tồn tại kho.

Và có thể sẽ cung cấp thông tin về các giai đoạn nuôi trồng, chế biến để hoàn thành nên sản phẩm.

Quy trình truy xuất nguồn gốc hàng hóa

Để thực hiện truy xuất hàng hóa, nhà cung cấp giải pháp sẽ tiến hành theo quy trình gồm 6 bước sau:

  • Bước 1: Khảo sát:
    • Nhà cung cấp giải pháp sẽ khảo sát. theo dõi từng quá trình từ trại giống, vườn giống…đến nơi chế biến, vận chuyển và ra thị trường. Để đảm bảo thông tin cung cấp là chính xác
  • Bước 2: Lên quy trình truy xuất nguồn gốc
    • Mỗi quy trình sẽ phù hợp với quá trình hoạt động và các quy chuẩn của từng doanh nghiệp.
  • Bước 3: Xây dựng biểu mẫu:
    • Doanh nghiệp, hộ kinh doanh nhập thông tin sản xuất, nguyên liệu, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Từ những thông tin này sẽ xây dựng một biểu mẫu phù hợp với đặc thù sản phẩm
  • Bước 4: Thiết lập hệ thống phần mềm:
    • Thiết lập theo đúng yêu cầu và thể hiện đầy đủ thông tin của mỗi doanh nghiệp, hộ kinh doan muốn gửi tới khách hàng.
  • Bước 5: Đào tạo sử dụng
    • Khi sử dụng phần mềm truy xuất nguồn gốc hàng hóa, người dùng sẽ được hướng dẫn, đào tạo để có thể dễ dàng tiếp cận cũng như sử dụng.
  • Bước 6: Triển khai:
    • Để khách hàng sử dụng thực tế, kèm theo tư vấn hỗ trợ và bảo hành trọn đời

Sau khi tiến hành đăng ký, và hoàn thành đày đủ quy trình, đơn vị cung cấp giải pháp sẽ tiến hành cấp phát tem truy xuất nguồn gốc. Doạnh nghiệp sẽ tự trao đổi và thống nhất về chất lượng, hình ảnh con tem của đơn vị mình. Rồi khi nhận tem truy xuất tách riêng cho từng sản phẩm và từng lô sản xuất, đơn vị sẽ tiến hành dán đúng vào từng sản phẩm tương ứng.

Trên đây là những thông tin cần biết về truy xuất ngồn gốc sản phẩm và cách thực hiện. Chi tiết hơn cũng như cách đăng ký, liên hệ ngay cho VIETPAT để được hỗ trợ thực hiện