Truy thu thuế là gì? Những quy định về truy thu thuế bạn không nên bỏ qua
Đánh giá post
Truy thu thuế là gì? Các quy định về truy thu thuế như thế nào? Đây có lẽ là vấn đề luôn nhận được rất nhiều sự quan tâm từ mọi người. Vậy thì hãy cùng JobsGo tìm hiểu, giải đáp toàn bộ những thắc mắc trên nhé!
Truy thu thuế là gì?
Truy thu thuế trong tiếng Anh gọi là Back Taxes. Đây được biết đến là quyết định hành chính của cơ quan thuế, yêu cầu các đối tượng phải nộp đầy đủ phần thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước.
Truy thu thuế liên quan đến các khoản nợ thuế từ năm trước đó và người nộp thuế có thể vô tình hoặc cố ý chậm. Cụ thể, những lý do này sẽ bao gồm nhiều hành vi như:
-
Người phải nộp thuế vi phạm việc kê khai thu nhập, không thực hiện đúng nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước.
-
Người phải nộp thuế không báo cáo toàn bộ thu nhập kiếm được trong năm tính thuế.
-
Người nộp thuế bỏ qua việc khai thuế trong năm nhất định.
-
…
Thực tế hiện nay, không phải tất cả các trường hợp truy thu thuế đều xuất phát từ hành vi vi phạm pháp luật. Việc chậm nộp thuế có thể do nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan, do đó về bản chất, truy thu thuế là quyết định hành chính, không cần phải xử phạt vi phạm. Trong trường hợp phát hiện cố ý vi phạm quy định nộp thuế thì sẽ có cơ quan thẩm quyền đứng ra xử lý.
👉 Xem thêm: Thu nhập chịu thuế là gì? Những thông tin về thuế thu nhập cá nhân
Các loại truy thu thuế hiện nay
Hiện nay, có nhiều loại truy thu thuế khác nhau. Tùy thuộc vào từng trường hợp mà sẽ có quy định riêng về vấn đề truy thu hay xử lý chậm thuế. Cụ thể, các loại truy thu thuế gồm:
-
Truy thu thuế thu nhập cá nhân
-
Truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp
-
Truy thu thuế hộ kinh doanh
Thẩm quyền truy thu thuế là ai?
Thẩm quyền truy thu thuế thuộc về ai cũng là câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm. Theo quy định, việc quy thu thuế sẽ thuộc thẩm quyền của cơ quan quản lý thuế, các cơ quan hải quan như là:
-
Tổng cục thuế
-
Cục thuế
-
Chi cục thuế
-
Tổng cục hải quan
-
Chi cục hải quan
-
Cục hải quan
Tùy vào từng đối tượng như cá nhân, doanh nghiệp, hộ kinh doanh,… mà thẩm quyền truy thu thuế sẽ thuộc về những cơ quan khác nhau.
👉 Xem thêm: Cách quyết toán thuế TNCN – Thông tin mới nhất 2022
Thời gian truy thu thuế là bao lâu?
Trong nghị định số 125/NĐ-CP – quy định về xử phạt vi phạm thuế, hóa đơn có đề cập đến nhiều thay đổi so với thông tư cũ (thông tư 166/2013/TT-BTC), trong đó có quy định về thời hạn truy thu thuế.
Cụ thể, tại khoản 2 Điều 4 của thông tư 166/2013/TT-BTC thì thời hạn truy thu thuế là 10 năm trở về trước, bắt đầu từ khi phát hiện ra các hành vi vi phạm: “Quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế thì người nộp thuế không bị xử phạt nhưng vẫn phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận, tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước trong thời hạn 10 năm trở về trước, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm.”
Và đến khoản 6 Điều 8 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, dù quy định về thời gian truy thu thuế vẫn là 10 năm trở về trước, song có bổ sung thêm: “Thời hạn truy thu thuế tại điểm a khoản này chỉ áp dụng đối với các khoản thuế theo pháp luật về thuế và khoản thu khác do tổ chức, cá nhân tự khai, tự nộp vào ngân sách Nhà nước”.
Còn riêng với các khoản thu từ đất đai, khoản thu khác được cơ quan có thẩm quyền xác định nghĩa vụ tài chính của cá nhân, doanh nghiệp, hộ kinh doanh,… thì thời hạn truy thu thuế sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
Quy định về xử lý các trường hợp chậm nộp tiền thuế
Đối với các trường hợp vi phạm về vấn đề nộp thuế vào ngân sách nhà nước thì sẽ bị xử phạt theo đúng quy định. Đặc biệt, trong nghị định 125/2020/NĐ-CP có đề cập đến quy định xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến thuế, hóa đơn đó là: các tổ chức, cá nhân nếu chậm nộp tiền vi phạm thì sẽ bị tính tiền chậm theo mức 0,05%/ngày (dựa theo số tiền phạt chậm nộp).
Việc tính số ngày chậm nộp tiền phạt sẽ bao gồm tất cả các ngày lễ, Tết, ngày nghỉ theo chế độ của nhà nước. Số ngày này sẽ được tính bắt đầu từ ngày hết hạn nộp tiền phạt đến ngày liền kề mà tổ chức, cá nhân nộp tiền phạt vào ngân sách nhà nước theo quy định.
Riêng với các trường hợp cá nhân, tổ chức không tự giác thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của mình và nộp tiền phạt, tiền chậm nộp phạt thì cơ quan thuế quản lý sẽ cần phải thông báo, đốc thúc.
👉 Xem thêm: Nhận tiền từ nước ngoài có phải đóng thuế? – Câu trả lời chi tiết
Như vậy, bài viết trên đây của JobsGO đã chia sẻ đến bạn đọc những thông tin giải đáp truy thu thuế là gì cùng các vấn đề xoay quanh. Hy vọng đây sẽ là những kiến thức hữu ích, cần thiết, giúp cho những ai đang quan tâm đến vấn đề này có thể hiểu rõ hơn về truy thu thuế.
(Theo JobsGO – Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)